Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Đăng ngày: 19-06-2023, 09:55

Trong những năm gần đây, “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 cả hai nước cùng đối mặt với nhiều khó khăn, đại dịch đã tác động đến quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực. Hai quốc gia phải hủy/hoãn một số hoạt động đối ngoại, hợp tác lao động, du lịch chịu tác động mạnh mẽ hầu như bị ngưng trệ. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì viếng thăm cấp cao bằng nhiều hình thức linh hoạt, quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế giữa hai nước vẫn được củng cố và tăng cường.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Nghiên cứu so sánh chiến lược ứng phó và sống chung với COVID-19 của Nhật Bản và Việt Nam

Đăng ngày: 16-06-2023, 09:50

Căn cứ các nghiên cứu đặc điểm bệnh và cơ chế lây nhiễm, các chuyên gia y tế Nhật Bản đã xác định việc theo vết và loại bỏ hoàn toàn virus SARS-Cov-2 là bất khả thi khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Chiến lược ứng phó dịch bệnh của Nhật Bản đã phản ánh cách tiếp cận “sống chung COVID-19” từ rất sớm với ba trụ cột cơ bản: giám sát theo cụm, củng cố hệ thống y tế và nguyên tắc 3Cs. Trong khi đó, Việt Nam sau những mất mát lớn từ mô hình “Zero-COVID-19” đã chuyển sang phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” để vừa song hành chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Nhật Bản sống chung với COVID-19

Đăng ngày: 12-06-2023, 21:12

Đại dịch COVID-19 bùng phát tác động mạnh đến cuộc sống người dân trên toàn thế giới, khiến các nước đưa ra các chiến lược ứng phó. Nhật Bản là quốc gia sớm cố gắng thực hiện sống chung với COVID-19. Đây là lối sống mới dựa trên điều kiện căn bản là bao phủ tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động xã hội. Phương thức làm việc từ xa là sự thay đổi nhằm giảm tụ tập đông người phòng chống lây nhiễm. Bài viết phân tích thay đổi cơ bản trong xã hội sống chung với COVID-19 tại Nhật Bản.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Lao động nước ngoài tại Nhật Bản trong thời đại “sống chung với COVID-19”

Đăng ngày: 9-06-2023, 21:01

Bài viết đề cập đến tình hình nhập cảnh của người lao động nước ngoài vào Nhật Bản khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đồng thời khái quát về thực trạng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng tại Nhật Bản trong hai năm 2020 và 2021 qua số liệu thống kê thu thập được từ các website chính thức của các cơ quan chính phủ Nhật Bản và các viện nghiên cứu tại Nhật Bản. Từ đó, bài viết cũng đưa ra những nhận định và đánh giá về các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài nói chung và trong đại dịch COVID-19 nói riêng, cũng như phản ứng chính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với các vấn đề trên trong sự liên hệ với Việt Nam.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Đại dịch COVID-19 mang đến cho xã hội Nhật Bản điều gì?

Đăng ngày: 5-06-2023, 20:55

Trong bài viết này, tác giả - một nhà tâm lý học xã hội Nhật Bản nhận định về tác động xã hội của đại dịch COVID-19 trên cơ sở xem xét thực trạng xã hội trong hai năm qua, kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, tháng 2/2022. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội dân sự Nhật Bản, đó là điều không cần phải bàn cãi, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng không phải mọi tác động đều theo hướng tiêu cực. Trong khi đề cập đến Thế vận hội Olympic được tổ chức trong đại dịch COVID-19, tác giả cố gắng nắm bắt những vấn đề của một xã hội Nhật Bản hiện đại đang dần sáng tỏ trong đại dịch, đồng thời cũng chỉ ra rằng mặc dù sự xuất hiện của một xã hội dân sự hoàn thiện là điều không dễ dàng, nhưng đã thấy manh nha con đường dẫn tới đó.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với các công ty chế tạo Nhật Bản tại Việt Nam trước giai đoạn "bình thường mới"

Đăng ngày: 1-06-2023, 20:46

Cho đến nửa đầu năm 2021, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19 bùng phát, không ít công ty Nhật Bản đã cân nhắc việc dời hoạt động từ Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, chuỗi cung ứng tại một số nước Đông Nam Á đã bị gián đoạn nghiêm trọng, sản xuất, thương mại và đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn. Bài viết này đề cập đến những tác động của làn sóng đại dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam đối với hoạt động của các công ty chế tạo Nhật Bản, cũng như những giải pháp cấp bách đã được đưa ra nhằm ứng phó hiệu quả trong tình hình mới.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 2

Chính sách phát triển nhà máy điện mặt trời của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đăng ngày: 26-05-2023, 10:00

ài viết2 này ngoài những phân tích về khái nhiệm, đặc điểm của các nhà máy điện mặt trời còn chỉ ra được thực trạng chính sách pháp luật của Việt Nam đối với nhà máy điện mặt trời trong xây dựng và quản lý; kinh nghiệm của Trung Quốc về một số chính sách phát triển nhà máy điện mặt trời, từ đó rút ra bài học, đưa ra các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật của Việt Nam đối với các nhà máy điện mặt trời.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 2

Chính sách hướng Nam cộng của Hàn Quốc: thực trạng và vấn đề đặt ra

Đăng ngày: 22-05-2023, 09:58

Chính sách hướng Nam mới New Southern Policy (NSP) đã được chính quyền Tổng thống Moon công bố vào tháng 11 năm 2017 tại Jarkarta, Indonesia. Tiếp đến, vào ngày 23/9/2020, trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ông Moon Jae-in đã bổ sung các nguyên tắc chỉ đạo và nhiều nội dung hợp tác cụ thể hơn và nó được biết đến như là Chính sách hướng Nam cộng (NSP Plus).

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 2

Những vấn đề chính trị và an ninh nổi bật khu vực Đông Bắc Á năm 2021

Đăng ngày: 15-05-2023, 09:48

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực, bài viết đánh giá những vấn đề chính trị và an ninh nổi bật của khu vực Đông Bắc Á trong năm 2021. Về chính trị, đó là các vấn đề: củng cố liên minh chiến lược Nhật - Mỹ - Hàn, củng cố quan hệ máu thịt Triều –Trung, xu hướng đòi độc lập gia tăng ở Đài Loan. Về an ninh, đó là các vấn đề: căng thẳng trên eo biển Đài Loan, tình huống an ninh mới trên eo biển Nhật Bản, “dậy sóng” trên biển Hoa Đông, cuộc chạy đua vũ trang của Hàn Quốc và Triều Tiên. Bài viết cũng đưa ra một số dự báo về triển vọng chính trị và an ninh khu vực trong năm 2022.

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 2

Gakusei – sự khởi đầu kỷ nguyên giáo dục tân học tại Nhật Bản

Đăng ngày: 15-05-2023, 09:46

Bài viết tập trung tìm hiểu về những cơ sở ra đời và nội dung của Gakusei (Học chế) - chính sách giáo dục tân học đầu tiên được áp dụng thống nhất tại Nhật Bản trong buổi đầu của chính quyền Minh Trị. Từ đó, bài viết đi sâu phân tích những tác động của chính sách này đối với sự hình thành nền tân học của Nhật Bản vào nửa cuối thế kỷ XIX.