Quan hệ Ấn Độ - Hàn Quốc đã có những bước tiến dài trong những năm gần đây. Hai nước đã có nhiều hoạt động hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực như: năng lượng, thương mại, điện tử, đóng tàu, công nghệ thông tin và an ninh mạng. Mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ lãnh sự từ năm 1962 và nâng cấp quan hệ ngoại giao năm 1973 nhưng mối quan hệ này chỉ thực sự ấm lên khi hai quốc gia tích hợp được hai chiến lược
Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng “cầu vượt cung” trên toàn Nhật Bản. Tình trạng dư thừa cầu đã diễn ra vài lần trong 50 năm qua nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này kể từ khi internet trở nên phổ biến. Cầu vượt cung vào thời điểm này đã khiến cho nhiều người mua gom hàng hóa rồi bán lại với giá cao hơn, ở đây, những ảnh hưởng của sự phổ cập internet là rất lớn. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 kéo dài cũng làm xuất hiện biến đổi về tiêu dùng. Từ khóa cho vấn đề này là “không tiếp xúc” và “nhu cầu tiêu dùng tại nhà”. Bài viết sẽ tập trung vào hiện tượng “giao hàng lại” để làm rõ thị trường chuyển phát nhanh của Nhật Bản đã thay đổi như thế nào do sự lan rộng của đại dịch COVID-19.
Bài viết đánh giá và nhận định về chủ đề “Sống chung với COVID-19” được thực hiện dựa trên các thông tin về những tiến triển của công tác phòng và chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 3/2022. Sự phân tích này đặt trong logic sự tính toán cân bằng tổng thể lợi ích bởi các rủi ro dịch bệnh và đóng cửa biên giới. Hiện nay, quan điểm chấp nhận sống chung an toàn với COVID-19 dần dần được chấp nhận thuận theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và bởi các chính phủ ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong những năm gần đây, “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 cả hai nước cùng đối mặt với nhiều khó khăn, đại dịch đã tác động đến quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực. Hai quốc gia phải hủy/hoãn một số hoạt động đối ngoại, hợp tác lao động, du lịch chịu tác động mạnh mẽ hầu như bị ngưng trệ. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì viếng thăm cấp cao bằng nhiều hình thức linh hoạt, quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế giữa hai nước vẫn được củng cố và tăng cường.
Căn cứ các nghiên cứu đặc điểm bệnh và cơ chế lây nhiễm, các chuyên gia y tế Nhật Bản đã xác định việc theo vết và loại bỏ hoàn toàn virus SARS-Cov-2 là bất khả thi khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp. Chiến lược ứng phó dịch bệnh của Nhật Bản đã phản ánh cách tiếp cận “sống chung COVID-19” từ rất sớm với ba trụ cột cơ bản: giám sát theo cụm, củng cố hệ thống y tế và nguyên tắc 3Cs. Trong khi đó, Việt Nam sau những mất mát lớn từ mô hình “Zero-COVID-19” đã chuyển sang phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh” để vừa song hành chống dịch vừa phục hồi và phát triển kinh tế.
Đại dịch COVID-19 bùng phát tác động mạnh đến cuộc sống người dân trên toàn thế giới, khiến các nước đưa ra các chiến lược ứng phó. Nhật Bản là quốc gia sớm cố gắng thực hiện sống chung với COVID-19. Đây là lối sống mới dựa trên điều kiện căn bản là bao phủ tiêm vắc xin, đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động xã hội. Phương thức làm việc từ xa là sự thay đổi nhằm giảm tụ tập đông người phòng chống lây nhiễm. Bài viết phân tích thay đổi cơ bản trong xã hội sống chung với COVID-19 tại Nhật Bản.
Bài viết đề cập đến tình hình nhập cảnh của người lao động nước ngoài vào Nhật Bản khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đồng thời khái quát về thực trạng lao động nước ngoài nói chung và lao động Việt Nam nói riêng tại Nhật Bản trong hai năm 2020 và 2021 qua số liệu thống kê thu thập được từ các website chính thức của các cơ quan chính phủ Nhật Bản và các viện nghiên cứu tại Nhật Bản. Từ đó, bài viết cũng đưa ra những nhận định và đánh giá về các vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài nói chung và trong đại dịch COVID-19 nói riêng, cũng như phản ứng chính sách của Chính phủ Nhật Bản đối với các vấn đề trên trong sự liên hệ với Việt Nam.
Trong bài viết này, tác giả - một nhà tâm lý học xã hội Nhật Bản nhận định về tác động xã hội của đại dịch COVID-19 trên cơ sở xem xét thực trạng xã hội trong hai năm qua, kể từ khi đại dịch bùng phát đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, tháng 2/2022. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội dân sự Nhật Bản, đó là điều không cần phải bàn cãi, tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng không phải mọi tác động đều theo hướng tiêu cực. Trong khi đề cập đến Thế vận hội Olympic được tổ chức trong đại dịch COVID-19, tác giả cố gắng nắm bắt những vấn đề của một xã hội Nhật Bản hiện đại đang dần sáng tỏ trong đại dịch, đồng thời cũng chỉ ra rằng mặc dù sự xuất hiện của một xã hội dân sự hoàn thiện là điều không dễ dàng, nhưng đã thấy manh nha con đường dẫn tới đó.
Cho đến nửa đầu năm 2021, do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và đại dịch COVID-19 bùng phát, không ít công ty Nhật Bản đã cân nhắc việc dời hoạt động từ Trung Quốc sang Ấn Độ và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, chuỗi cung ứng tại một số nước Đông Nam Á đã bị gián đoạn nghiêm trọng, sản xuất, thương mại và đầu tư chịu ảnh hưởng rất lớn. Bài viết này đề cập đến những tác động của làn sóng đại dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam đối với hoạt động của các công ty chế tạo Nhật Bản, cũng như những giải pháp cấp bách đã được đưa ra nhằm ứng phó hiệu quả trong tình hình mới.
ài viết2 này ngoài những phân tích về khái nhiệm, đặc điểm của các nhà máy điện mặt trời còn chỉ ra được thực trạng chính sách pháp luật của Việt Nam đối với nhà máy điện mặt trời trong xây dựng và quản lý; kinh nghiệm của Trung Quốc về một số chính sách phát triển nhà máy điện mặt trời, từ đó rút ra bài học, đưa ra các kiến nghị về giải pháp hoàn thiện chính sách pháp luật của Việt Nam đối với các nhà máy điện mặt trời.