Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

ĐẢNG ĐỐI LẬP KIỂM SOÁT CHÍNH QUYỀN – TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ ĐẶC BIỆT CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 3-12-2013, 09:11

Ngày 30 tháng 8 năm 2009, Nhật Bản tiến hành cuộc tổng tuyển cử(1) thứ hai trong thập niên đầu thế kỷ 21. Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử này đã tạo ra một tình huống chính trị đặc biệt. Đó là, lần đầu tiên trong hơn 50 năm cầm quyền gần như liên tục đảng Dân chủ Tự do (DCTD) đã phải chuyển giao quyền điều hành đất nước sang tay một đảng khác đảng - đảng Dân chủ (DC). Người dân Nhật Bản gọi ngày Đảng dân chủ chiến thắng là một ngày có ý nghĩa lịch sử. Chiến thắng này là điểm kết thúc của một quá trình tranh cử ngoạn mục, nhưng mới chỉ là sự khởi đầu cho một hành trình gian truân hơn, đó là vực dậy nền kinh tế đang sa sút, đưa Nhật Bản thoát khỏi cơn suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, và thực hiện những lời hứa đã đưa họ lên nắm quyền. Tình huống này cũng đặt ra nhiều biến số cho chính trường Nhật Bản trong tương lai.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

VAI TRÒ CỦA CÁC HÙNG PHIÊN TÂY NAM TRONG VIỆC LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN MẠC PHỦ TOKUGAWA (NỬA SAU THẾ KỶ XIX)

Đăng ngày: 3-12-2013, 09:04

Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc. Thêm vào đó, Nhật Bản  đứng trước  nguy cơ bị đế quốc phương Tây  thực dân hóa. Trước tình cảnh đó, việc lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa đã lỗi thời, thoát khỏi nguy cơ rơi vào ách nô lệ của các nước đế quốc và trở thành một nước tư bản hiện đại đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Trong công cuộc lật đổ Mạc phủ Tokugawa không thể không nói đến sự đóng góp của 4 han (phiên) lớn nhất nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản bao gồm Satsuma, Choshu, Tosa, Hizen. Satsuma han (nay là Kagoshima ken) nằm ở cực nam của đảo Kyushu, Choshu han (nay là Yamaguchi ken) nằm ở phía nam đảo Honshu, Hizen (nay là Saga ken) nằm ở góc tây nam Kyushu và Tosa (nay là Kochi ken) nằm ở đảo Shikoku. Tuy vào thời kỳ Mạc phủ Tokugawa các han này bị xếp vào loại han ngoại phiên (tozama) nhưng đây là những han có sức mạnh và uy thế rất lớn nên  được gọi là các hùng phiên Tây Nam – Satschodohi (được ghép từ những âm đầu tiên trong tên gọi của bốn han này như “Sat” (Satsuma), “Cho” (Choshu), “Do” (Tosa, được biến âm từ to sang do) và “Hi” (Hizen).

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC VỀ “CHỦ NGHĨA KHU VỰC MỚI” TRONG HỢP TÁC ĐÔNG Á

Đăng ngày: 3-12-2013, 09:01

Hợp tác khu vực Đông Á là một điểm sáng lớn trong sự phát triển của châu Á hiện nay. Sự phát triển của Hợp tác Đông Á đang là vấn đề thời sự của quá trình toàn cầu hoá và hợp tác hoá khu vực. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về tiến trình Hợp tác Đông Á được đề cập đến tại những Hội nghị cấp cao các quốc gia Đông Á cũng như các học giả khi bàn về vấn đề này, trong đó tính mở cửa của Hợp tác Đông Á là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực Đông Á. Trung Quốc đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với tiến trình Hợp tác Đông Á. Sau đây xin được trình bầy quan điểm của các nhà lãnh đạo cũng như cũng như các học giả Trung Quốc về tính mở cửa (chủ nghĩa khu vực mở) trong hợp tác Đông Á.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ TRỊ PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI HIẾN PHÁP NHẬT BẢN 1946

Đăng ngày: 3-12-2013, 08:58

Kết cục của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai không chỉ mở ra một thời kỳ mới cho các dân tộc trên thế giới mà còn cả cho nhiều dân tộc Đông Á, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, so với các quốc gia như Hàn Quốc ở Đông Bắc Á hay Philippine ở Đông Nam Á, thì quá trình tác động của hệ giá trị phương Tây đã thành công hơn hẳn, mặc dù các nước này đều đặt dưới sự chiếm đóng của Mỹ. Hiến pháp năm 1946 thực sự là dấu mốc của một kỷ nguyên mới dân chủ và hòa bình cho Nhật Bản. Tinh thần của bản Hiến pháp Nhật Bản thể hiện khát vọng dân chủ và hòa bình triệt để nhất của một dân tộc trên thế giới cho đến nay. Nguyên nhân của sự thành công đó cần được xem xét từ hai phía:  từ các tố chất nội bộ và truyền thống của xã hội Nhật Bản với tinh thần “bái địch vi sư” (vái kẻ thù làm thầy), và từ bên ngoài - tức là chính sách và năng lực của người đứng đầu bộ máy quân quản Mỹ.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

VAI TRÒ CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở HÀN QUỐC VÀ NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 3-12-2013, 08:53

Hàn Quốc chỉ có một dân tộc thuần nhất nhưng lại là một quốc gia đa tôn giáo. Trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, tôn giáo này được đề cao, chiếm vị trí chính yếu trong đời sống xã hội Hàn Quốc, tôn giáo kia bị chèn ép, bị hạ thấp giá trị nhưng đa tôn giáo cùng tồn tại ở nơi đây đã được thực chứng, được khẳng định. Chúng bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát triển và có tác động lớn tới đời sống tinh thần của người Hàn Quốc. Bước vào thời cận đại, tư tưởng phương Tây đã ảnh hưởng tới bán đảo Hàn, Công giáo và Tin lành cũng đã được truyền bá. Trước sự phản ứng quyết liệt của triều đình phong kiến ChoSon, Công giáo và Tin lành gặp không ít khó khăn trong buổi đầu du nhập, truyền bá.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

HÀN QUỐC: AN NINH NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƯỢNG

Đăng ngày: 3-12-2013, 08:50

Năng lượng ngày càng tác động đến an ninh và sự phát triển của nhiều quốc gia. Trong bối cảnh nguồn dự trữ năng lượng hoá thạch có hạn và đang dần bị cạn kiệt, giá dầu diễn biến phức tạp, các vấn đề môi trường và sức khoẻ ngày càng trở nên cấp bách hơn, an ninh năng lượng trở thành chương trình nghị sự cơ bản của nhiều quốc gia, tổ chức khu vực và toàn thế giới. Cuộc cạnh tranh gay gắt để giành giật các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than…đang chi phối trật tự thế giới, tác động đến quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh đó, “Ngoại giao năng lượng” đã trở thành một trong những chính sách đối ngoại quan trọng của một số nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

VÀI NÉT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:40

Hàn Quốc thường được các quốc gia nhắc đến như là một hình mẫu của việc sử dụng thành công viện trợ quốc tế. Từ một nước nghèo do bị tàn phá trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Hàn Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới, thứ tư ở Châu Á. Điều đó có được là nhờ những cố gắng từ phía Chính phủ, người dân, đồng thời từ các nguồn viện trợ trên thế giới dưới hình thứ trợ cấp và cho vay với lãi suất ưu đãi.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

ĐÂU LÀ KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BA-RẮC Ô-BA-MA?

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:38

Tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố: “Thông điệp chúng tôi đang gửi đi khắp thế giới là nước Mỹ sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh chống bạo lực và chủ nghĩa khủng bố”. Bộ trưởng Quốc phòng Rô-bot-Ghết trong điều trần trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện và Hạ viện Mỹ ngày 27/1/2009 cũng khẳng định: Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hai cuộc chiến tại I-rắc và Áp-ga-ni-xtan; vấn đề Bắc Triều Tiên, I-ran; vấn đề phổ biến vũ khí huỷ diệt, quản lý kho vũ khí hạt nhân, bảo vệ vũ trụ, mạng thông tin, mua sắm quốc phòng và mối quan ngại về Nga, Trung Quốc…  Tuy nhiên, các khu vực trọng điểm chiến lược, trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng đã được định hình.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

KOBO ABE (1924-1993): CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:36

Trong khi Murakami và Yoshimoto là những nhà văn đang nổi lên trên văn đàn Nhật Bản và là hai nhân vật hết sức quen thuộc ở Việt Nam hiện nay, tôi muốn lưu ý bạn đọc về một xu thế mới có lẽ tồn tại như một dòng chảy ngầm. Khi nói về xu thế này, vào năm 1990 nhà văn danh tiếng Kenzaburo Oe ( 1935 - 2007), Giải thưởng Nobel Văn chương năm 1998 có viết: “Lớp nhà văn này đã tích luỹ trong mình  cảm nghĩ về thực trạng xã hội và sức mạnh của văn học. Trong số họ nổi lên hàng đầu là Kobo Abe, một trong những gương mặt quan trọng nhất, nổi bật nhất sau chiến tranh. Ông sáng tác với ý thức tách khỏi truyền thống Nhật Bản, tuy gắn bó với việc xây dựng thế giới ảo tưởng, nhưng vẫn in đậm một lối nhìn riêng tư mà nghiêm túc về đời sống hiện đại”.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

MỘT VÀI ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG DU TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:35

Có thể thấy rằng, trước sức ép của phương Tây thời cận đại, hầu hết các quốc gia châu á đều thi hành chính sách đóng cửa, đồng thời tiến hành các cuộc cải cách, nhằm canh tân đất nước nhưng đều thất bại, tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam.  Khi sức mạnh dân tộc không đủ để cứu nước, giới trí thức thức thời nhận ra rằng muốn cứu nước thì phải dùng một hệ tư tưởng mới. Trong khi đó, Nhật Bản duy tân cải cách thành công, trở thành tấm gương cho các quốc gia Châu Á học tập. Một dòng di cư rất lớn hướng tới quốc gia trẻ trung Nhật Bản mong muốn học tập với ước vọng "Phú quốc cường binh", tiêu biểu là hai nước Trung Quốc và Việt Nam mà lịch sử gọi là phong trào Đông du. Trong xu thế hội nhập, mở cửa đang được đặt lên hàng đầu cho mỗi quốc gia, nghiên cứu phong trào Đông du Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.