Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

VÀI NÉT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:40

Hàn Quốc thường được các quốc gia nhắc đến như là một hình mẫu của việc sử dụng thành công viện trợ quốc tế. Từ một nước nghèo do bị tàn phá trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Hàn Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 13 trên thế giới, thứ tư ở Châu Á. Điều đó có được là nhờ những cố gắng từ phía Chính phủ, người dân, đồng thời từ các nguồn viện trợ trên thế giới dưới hình thứ trợ cấp và cho vay với lãi suất ưu đãi.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

ĐÂU LÀ KHU VỰC TRỌNG ĐIỂM CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG BA-RẮC Ô-BA-MA?

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:38

Tại lễ nhậm chức ngày 20/1/2009, Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma tuyên bố: “Thông điệp chúng tôi đang gửi đi khắp thế giới là nước Mỹ sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh chống bạo lực và chủ nghĩa khủng bố”. Bộ trưởng Quốc phòng Rô-bot-Ghết trong điều trần trước Uỷ ban Quân lực Thượng viện và Hạ viện Mỹ ngày 27/1/2009 cũng khẳng định: Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức như hai cuộc chiến tại I-rắc và Áp-ga-ni-xtan; vấn đề Bắc Triều Tiên, I-ran; vấn đề phổ biến vũ khí huỷ diệt, quản lý kho vũ khí hạt nhân, bảo vệ vũ trụ, mạng thông tin, mua sắm quốc phòng và mối quan ngại về Nga, Trung Quốc…  Tuy nhiên, các khu vực trọng điểm chiến lược, trong chiến lược quốc phòng mới của Mỹ dưới thời Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng đã được định hình.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

KOBO ABE (1924-1993): CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:36

Trong khi Murakami và Yoshimoto là những nhà văn đang nổi lên trên văn đàn Nhật Bản và là hai nhân vật hết sức quen thuộc ở Việt Nam hiện nay, tôi muốn lưu ý bạn đọc về một xu thế mới có lẽ tồn tại như một dòng chảy ngầm. Khi nói về xu thế này, vào năm 1990 nhà văn danh tiếng Kenzaburo Oe ( 1935 - 2007), Giải thưởng Nobel Văn chương năm 1998 có viết: “Lớp nhà văn này đã tích luỹ trong mình  cảm nghĩ về thực trạng xã hội và sức mạnh của văn học. Trong số họ nổi lên hàng đầu là Kobo Abe, một trong những gương mặt quan trọng nhất, nổi bật nhất sau chiến tranh. Ông sáng tác với ý thức tách khỏi truyền thống Nhật Bản, tuy gắn bó với việc xây dựng thế giới ảo tưởng, nhưng vẫn in đậm một lối nhìn riêng tư mà nghiêm túc về đời sống hiện đại”.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

MỘT VÀI ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA PHONG TRÀO ĐÔNG DU TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:35

Có thể thấy rằng, trước sức ép của phương Tây thời cận đại, hầu hết các quốc gia châu á đều thi hành chính sách đóng cửa, đồng thời tiến hành các cuộc cải cách, nhằm canh tân đất nước nhưng đều thất bại, tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam.  Khi sức mạnh dân tộc không đủ để cứu nước, giới trí thức thức thời nhận ra rằng muốn cứu nước thì phải dùng một hệ tư tưởng mới. Trong khi đó, Nhật Bản duy tân cải cách thành công, trở thành tấm gương cho các quốc gia Châu Á học tập. Một dòng di cư rất lớn hướng tới quốc gia trẻ trung Nhật Bản mong muốn học tập với ước vọng "Phú quốc cường binh", tiêu biểu là hai nước Trung Quốc và Việt Nam mà lịch sử gọi là phong trào Đông du. Trong xu thế hội nhập, mở cửa đang được đặt lên hàng đầu cho mỗi quốc gia, nghiên cứu phong trào Đông du Trung Quốc và Việt Nam thời cận đại sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

VIỆT NAM HƯỚNG TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TẠI NHẬT BẢN

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:29

Chính phủ Nhật Bản từ trước đến nay vẫn không chấp nhận nhập khẩu lao động người nước ngoài đặc biệt là đối với những công việc giản đơn. Giai đoạn từ nửa cuối những năm 60 khi có hiện tượng thiếu hụt nhân lực lao động, đã từng có ý kiến đề xuất việc nhập khẩu lao động người nước ngoài, song vấn đề này không được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia mà mới chỉ tồn tại ở dạng đề xuất ý kiến. Thời điểm này đã có một số người Đài Loan làm việc tại Nhật Bản dưới dạng hợp đồng lao động tại Okinawa, song đó đơn giản chỉ là trường hợp ngoại lệ chưa trở thành vấn đề xã hội đáng quan tâm. Trong khi đó, tại các nước tây Âu người nước ngoài làm công ăn lương đã trở thành một bộ phận không nhỏ trong lực lượng lao động của các nước này. Cho đến những năm 70, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sử dụng lao động người nước ngoài.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

VỀ CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:26

Ở Nhật Bản, nói đến công nghiệp văn hoá trước hết là nói đến các lĩnh vực như âm nhạc, truyền hình, phim ảnh, game, xuất bản, hàng thủ công, thiết kế. Trong một số trường hợp, công nghiệp văn hoá còn được hiểu gồm các lĩnh vực như kiến trúc, nghệ thuật nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, thể dục thể thao, quảng cáo và văn hoá du lịch. Những ngành này có tính chất tập trung lao động dựa trên cơ sở tri thức, tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cao. Từ chỗ nuôi dưỡng tính sáng tạo và làm nảy sinh những đổi mới, công nghiệp văn hoá có tác dụng duy trì sự đa dạng văn hoá và nâng cao hiệu quả giá trị kinh tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:20

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển với tốc độ cao. Xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản tăng trung bình 15 - 20%/ năm và xuất siêu hàng năm  khoảng 1 tỷ USD. Trong số hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, sau dệt may là mặt hàng thủy sản. Tuy nhiên, những năm tới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO tình hình sẽ thay đổi. Bài viết này xuất phát từ những đặc điểm của thị trường Nhật Bản về hàng thủy sản sẽ đề cập các giải pháp  tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

TRUNG QUỐC VÀ TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:50

Hai thập kỷ qua Trung Quốc cùng với các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO) đã trải qua chặng đường dài phát triển và củng cố quan hệ. Năm 1989-1997 là thời kỳ của 22 phiên đàm phán phức tạp nhằm tạo lập sự tin tưởng cần thiết và kết quả là các nhà lãnh đạo Nga, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Kưrơgưstan, Cadăcstan và Tadgikistan đã ký kết Hiệp định Hạn chế các lực lượng vũ trang tại vùng biên giới và Về các giải pháp tin tưởng quân sự. Vào cuối thế kỷ XX đã hình thành một cơ chế cộng tác có tên gọi là “Bộ năm Thượng Hải” và năm 2001 đổi tên thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với việc kết nạp thêm Udơbêkistan. Theo nhận xét chung, tổ chức này mở ra giai đoạn mới trong phát triển tình hình quốc tế tại Châu Á, tạo ra trong khu vực mối quan hệ mới mang tính nguyên tắc.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

TỪ CHÍNH SÁCH “NHÌN VỀ PHƯƠNG ĐÔNG” CỦA MALAYSIA THỜI THỦ TƯỚNG MAHATHIR MOHAMAD

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:47

Trong khi giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc từng xảy ra những va chạm ngoại giao do cách nhìn quá khứ lịch sử, thì quan hệ Malaysia-Nhật Bản vẫn được miêu tả là mật thiết và hữu nghị, trừ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mã Lai từ tháng Hai năm 1941 đến tháng Tám năm 1945, trong đó chế độ quân phiệt thống trị đã gây ra nhiều đau khổ cho đất nước và con người ở đây

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN HÀN QUỐC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:45

Trong những thập kỷ qua, nông nghiệp Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể thông qua việc thu hẹp khoảng cách giữa năng suất lao động và mức thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị, tăng cường tính cạnh tranh quốc tế thông qua tăng năng suất lao động và tích tụ ruộng đất cũng như cơ giới hoá và hiện đại hoá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua “chính sách điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp” chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư những nguồn lực tài chính khổng lồ vào một loạt các dự án tái cơ cấu nông nghiệp. Điều này cũng đã góp phần củng cố và tăng cường về cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống canh tác cũng mang tính thương mại có hàm lượng công nghệ và vốn cao. Đồng thời, cơ cấu phân phối nông sản cũng được cải thiện trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Trang trước 1 2 Trang sau