Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

CUỘC TRANH CÃI XUNG QUANH NGÔI ĐỀN YASUKUNI Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-03-2012, 17:11

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng?

 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC VÀ MỸ VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 20-03-2012, 17:07

Từ đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay, chương trình hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên luôn là vấn đề gây ra những rắc rối trong quan hệ quốc tế. Xét từ tình hình thực tế hiện nay, cho dù CHDCND Triều Tiên là chủ thể của vấn đề, nhưng giải quyết vấn đề này như thế nào không chỉ phụ thuộc vào CHDCND Triều Tiên mà ở một mức độ rất lớn lại chịu sự chi phối của 2 nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Mỹ cho rằng CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ đe doạ ngay chính nước Mỹ.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

VỀ MỘT SỐ BỘ MÔN NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày: 20-03-2012, 17:04

Nếu như Trung Quốc hay Nhật Bản là các quốc gia nổi tiếng về nghệ thuật tạo hình như kiến trúc, thư pháp, hội họa và các nghề thủ công truyền thống... thì Hàn Quốc lại là quốc gia Đông Á nổi tiếng với các bộ môn nghệ thuật biểu diễn. Có thể nói, hiếm có đất nước nào mà kho tàng âm nhạc và các điệu múa dân gian lại giàu có và phong phú như ở Hàn Quốc. Trong làn sóng phát triển của xã hội hiện đại, những tài sản văn hóa quý báu này không bị mất đi mà ngược lại, nó được các nghệ sĩ Hàn Quốc cố gắng kết hợp với các yếu tố văn hóa mới để phù hợp với nhịp tiến của xã hội.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

SÁCH GIÁO KHOA TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM TRONG TRƯỜNG PHÁP – VIỆT GIAI ĐOẠN 1906-1945 VÀ Ở NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ GIAI ĐOẠN 1872-1890

Đăng ngày: 20-03-2012, 17:01

Lịch sử Việt Nam thời cận đại chứng kiến những biến động mang tính xung đột xảy ra không chỉ ra trong c¸c cuộc chiến tranh giữ nước hùng tráng của dân tộc  mà còn trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó cã văn hóa. Đặc biệt, trong thời kỳ này, văn hóa Việt Nam không nằm ngoài ảnh hưởng của làn sóng phương Tây hóa ồ ạt. Nhật Bản thời kỳ Minh Trị cũng trải qua giai đoạn chuyển biến tương tự, là “một ví dụ đầu tiên và gây choáng váng nhất của quá trình phương Tây hóa ở một vùng đất ngoài phương Tây”. Quá trình chuyển đổi đó, dưới sức ép của thế lực thực dân như đối với trường hợp Việt Nam, và với chính sách mở cửa mang tính tự nguyện như ở Nhật Bản, đã được thể hiện trong giáo dục rõ nét hơn ở mọi lĩnh vực nào khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

PHÂN BIỆT CÁCH DÙNG NHỮNG NHÓM PHÓ TỪ CẬN NGHĨA THƯỜNG DÙNG TRONG TIẾNG NHẬT HIỆN ĐẠI

Đăng ngày: 20-03-2012, 16:45

Trong tiếng Nhật hiện đại, người Nhật sử dụng khá nhiều phó từ. Phó từ là những từ không mang nghĩa từ vựng như danh từ, tính từ, động từ. Hầu như chúng không có khả năng đứng độc lập làm thành phần chính của câu mà chỉ có vai trò trợ nghĩa cho động từ, tính từ, danh từ và cho cả câu.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 3

HỢP TÁC ĐÔNG Á: THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ

Đăng ngày: 20-03-2012, 16:40

Trong những năm gần đây, liên kết Đông Á trở thành đối tượng được quan tâm của các nhà chính trị, kinh tế và đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong thực tiễn, mặc dù còn nhiều khó khăn, cản trở trên con đường hội nhập, song hợp tác khu vực Đông Á đã đạt được những thành tựu nhất định nhờ sự nỗ lực chung của cả cộng đồng các nước Đông Á. Để góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập và hợp tác Đông Á, việc hiểu rõ những thành tựu và nhận thức ra những vấn đề tồn tại trên bước đường tiến tới hội nhập là không thể thiếu được trong việc tìm cách khắc phục những khó khăn, trở ngại và tận dụng những cơ hội để từng bước tiến tới hội nhập khu vực Đông Á.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

SỰ NỔI LÊN CỦA TRUNG QUỐC VÀ QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 14-03-2012, 17:07

Trong hơn 15 năm qua, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Đài Loan cũng như quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đều phát triển rất nhanh. Liên quan chặt chẽ đến hiện tượng này là quá trình toàn cầu hóa và tiến triển nhanh chóng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của cả 3 nền kinh tế Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc. Hội nhập quốc tế là một quá trình các nỗ lực hội nhập của các nền kinh tế đề cập được thực hiện từ nhiều năm. Kết quả của những nỗ lực lớn lao này, như đã biết, Đài Loan và Trung Quốc đã gia nhập WTO từ năm 2001 và Việt Nam cũng gia nhập WTO từ năm 2006.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

THÚC ĐẨY VÀ MỞ RỘNG CƠ HỘI TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ĐÀI LOAN THỜI KỲ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 14-03-2012, 17:01

Với hơn 1 thập kỷ phát triển, kể từ khi hai nền kinh tế Việt Nam và Đài Loan thiết lập các quan hệ kinh tế chính thức thông qua sự hiện diện của các Văn phòng Đại diện tại Hà Nội (tháng 9/1992) và Đài Bắc (tháng 7/1993) thì bức tranh mậu dịch song phương đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam bước qua ngưỡng cửa chính thức tham gia WTO cũng như chắc chắn được hưởng các quy chế PNTR trong quan hệ kinh tế - chính trị song phương với Hoa Kỳ thì điều này cũng sẽ tạo ra không ít những tác động nhiều chiều tới cơ hội phát triển mậu dịch của Việt Nam với các đối tác thương mại khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

QUAN NIỆM VỀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA OE KENZABURO

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:58

Sự xuất hiện của Oe Kenzaburo đã khiến dòng chảy hiện đại của nền văn xuôi Nhật Bản trở nên mạnh mẽ, tân kì hơn. Oe Kenzaburo được coi là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của nền văn học quốc đảo Phù Tang. Sự nghiệp sáng tác của Oe vô cùng phong phú gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận về các đề tài chính trị, xã hội, về văn chương và ông cũng giành được nhiều giải thưởng văn học uy tín của Nhật Bản như giải Akutagawa, giải Tanizaki, giải Shincho. Tác phẩm của Oe Kenzaburo đã trở nên nổi tiếng trong xứ sở hoa anh đào và khá quen thuộc với độc giả toàn thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 2

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NHẬT BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 14-03-2012, 16:55

Các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Kinh tế và Luật Osaka cho rằng, Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thành công trong quản lý ô nhiễm môi trường, kinh nghiệm của họ được đánh giá cao ở các nước Đông Á. Thực tế cho thấy, những giải pháp mà người Nhật Bản thực thi để bảo vệ môi trường đã mang lại rất nhiều thành công. Mặc dù có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị song những kinh nghiệm của họ trong quản lý môi trường đáng để cho nhiều quốc gia nghiên cứu và vận dụng trong đó có Việt Nam.