Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA THƠ SIJO (HÀN QUỐC) VÀ THƠ HAIKU (NHẬT BẢN) – NHÌN TỪ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

Đăng ngày: 19-02-2014, 13:02

Trong văn học của các nước thuộc hệ “đồng văn” Châu Á có một số thể thơ tuy ra đời và phát triển ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của một dân tộc nhưng chúng vẫn có những nét tương đồng và dị biệt. Những thể thơ ngắn nhất như thơ lục bát (Việt Nam), haiku (Nhật Bản), tuyệt cú (Trung Quốc) và sijo (Hàn Quốc) là những thể thơ truyền thống của mỗi nền văn học, có ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc và thơ ca khu vực. Chính những nét giống nhau hoặc gần gũi và khác nhau của những thể thơ cách luật đó đã vừa tạo nên những  nét đặc sắc mang tính dân tộc, vừa làm phong phú thêm về phong cách thể loại.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC CẢI CÁCH DÂN CHỦ 1945 – 1951 ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN SAU ĐÓ

Đăng ngày: 19-02-2014, 13:01

Từ năm 1945 - 1951, Nhật Bản đã tiến hành cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là cơ sở cho sự cất cánh kỳ diệu lần thứ II của Nhật Bản. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng tạo những biến đổi cơ bản về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, có những tác động to lớn thúc đẩy phát triển lịch sử Nhật Bản giai đoạn sau đó. Bài viết nêu rõ, sau chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản là nước bại trận và bị Đồng minh chiếm đóng, buộc phải thực hiện những cải cách toàn diện về mọi mặt nhằm thúc đẩy dân chủ, hòa bình, diệt trừ tận gốc chủ nghĩa quân phiệt. Cùng với sự nỗ lực, chủ động của chính phủ và nhân dân Nhật Bản, cuộc cải cách đã thành công, cứu nguy cho dân tộc Nhật Bản. Dưới tác động của cuộc cải cách kinh tế, xã hội giai đoạn 1945-1951, Nhật Bản đã có những biến chuyển thực sự về mọi mặt như: cơ sở kinh tế, xã hội, nhân tố con người, quan hệ kinh tế ... Đây được xem là những nhân tố mới hết sức quan trọng tạo sự tăng trưởng thần kỳ cho kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, được coi là giá trị mới trong phát triển kinh tế Nhật Bản mà nhiều quốc gia khác đang nghiên cứu và học tập.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ Ở NHẬT BẢN, TRUNG QUỐC VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:57

Giống như ở Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác, khu vực dịch vụ ở Nhật Bản trong những thập kỷ vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và đang trở thành động lực tăng trưởng mạnh của nền kinh tế. Dịch vụ là khu vực quan trọng nhất trong nền kinh tế đóng góp vào GDP và tạo việc làm của nền kinh tế Nhật Bản. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khu vực dịch vụ đã tạo ra khoảng 4 triệu việc làm mới, trong khi đó khu vực công nghiệp chế tác chỉ tạo ra 1,85 triệu việc làm mới. Khu vực dịch vụ là nơi hấp thụ phần lớn số lao động dôi dư từ khu vực công nghiệp do quá trình tái cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP đã liên tục gia tăng, từ 59,2 % năm 1990 lên 67,2 năm 2000; 69,5 năm 2006 và lên 70,1% năm 2008. Tương tự như vậy, tỷ trọng lực lượng lao động làm việc trong khu vực dịch vụ cũng tăng từ 58% trong tổng lực lượng lao động của nền kinh tế năm 1990 lên 63,7% năm 2000 và 68,6% năm 2008.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO ASEAN THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1990

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:53

Với chiến lược “Quay về Châu Á” và mục tiêu tăng cường vai trò toàn diện đối với khu vực, Nhật Bản đã không ngừng đẩy mạnh viện trợ cho các nước ASEAN. Thông qua chương trình ODA, Nhật Bản đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước này tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc thu hút FDI. Người Nhật đầu tư ra nước ngoài không chỉ nhằm vào mục đích lợi ích kinh tế mà còn muốn tăng cường vị trí và vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế. Trong khi đó, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với Nhật Bản. Triển khai mục tiêu trên, Nhật Bản gia tăng đầu tư vào khu vực này một mặt củng cố, mở rộng thị trường truyền thống nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác mở rộng vai trò an ninh chính trị trong khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

CHÍNH SÁCH TAM NÔNG CỦA NHẬT BẢN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:50

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) luôn là những vấn đề được quan tâm ở tất cả các nước. Ở những nước khác nhau, tuỳ theo cách giải quyết của mình mà trong quá trình công nghiệp hoá, vấn đề tam nông có tác động tích cực hay hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Bài này sẽ tập trung vào xem xét chính sách giải quyết vấn đề tam nông ở Nhật Bản – một nước phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh với trình độ cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá và điện khí hoá vào hàng bậc nhất trên thế giới hiện nay - trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra một số gợi mở chính sách cho Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

“NHÂN TÀI CƯỜNG QUỐC” – CHIẾN LƯỢC VƯƠN TỚI VỊ TRÍ SIÊU CƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:48

Bước sang thế kỷ XXI, khi xu thế toàn cầu hóa đang mài mòn dần khái niệm “chảy máu chất xám” để thay vào đó là sự xuất hiện của một khái niệm mới – “lưu thông chất xám”, cũng là lúc cuộc cạnh tranh về nhân tài giữa các nước trở nên gay gắt chưa từng có. Cái gọi là “lưu thông chất xám” chính là thực tế chất xám sẽ di chuyển đến nơi mà nó có điều kiện phát triển tốt nhất.  Vì vậy, quốc gia nào thành công trong việc thu hút, phát triển nhân tài, quốc gia đó sẽ giành được ưu thế vượt trội trên trường quốc tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 10

VẤN ĐỀ HẠT NHÂN Ở CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN – THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Đăng ngày: 19-02-2014, 12:46

Trong hai thập kỷ trở lại đây, Bán đảo Triều Tiên là một trong những tâm điểm gây sự chú ý của dư luận thế giới. Khu vực chiến lược này luôn luôn nóng bỏng, căng thẳng, gây quan ngại cho các nước chung quanh và toàn thể nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Sự chia cắt  lâu dài giữa hai miền đã tạo nên sự đối đầu gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, chiến tranh. Đó là những vấn đề không chỉ riêng của hai miền Triều Tiên mà đã trở thành vấn đề quốc tế, chi phối đời sống chính trị thế giới. Bởi thế cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,… đã vào cuộc và đang nỗ lực tìm ra tiếng nói chung để giải quyết vấn đề này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU TỚI NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG TIẾN TRIỂN GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 3-12-2013, 10:41

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ nước Mỹ kể từ cuối năm 2007 đến nay đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế đã phát triển như Mỹ, Nhật Bản, và EU. Mặc dù không phải là tâm chấn của khủng hoảng, song Nhật Bản lại là quốc gia gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng này. Đến nay, bằng những nỗ lực rất lớn của chính phủ cũng như các doanh nghiệp, nền kinh tế Nhật Bản đã có những tín hiệu khả quan cho thấy nó đã bắt đầu đi vào quỹ đạo của sự phục hồi. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là một sự phục hồi hết sức mong manh bởi vì nền kinh tế này vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Bài viết này sẽ điểm lại một số tác động chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Nhật Bản và những tiến triển gần đây của nền kinh tế này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

PHƯƠNG THỨC HÌNH THÀNH CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) TRONG KHU VỰC ĐÔNG Á HƯỚNG TỚI MỘT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ĐÔNG Á TƯƠNG LAI

Đăng ngày: 3-12-2013, 10:39

Làn sóng liên kết kinh tế khu vực trên song song tồn tại với các khung khổ liên kết kinh tế đa phương với tám vòng đàm phán trong khung khổ Hiệp định Chung về Thương mại và Thuế quan (GATT). Kể từ thập kỷ 1980 và đặc biệt là sau khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời năm 1995, làn sóng hội nhập kinh tế khu vực lại bùng nổ với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi tự do hoá. Tất cả các khía cạnh này chúng ta đều có thể quan sát thấy từ những biến chuyển đang diễn ra trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày nay. Đó là xu hướng hình thành các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) trên thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » So 9

ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Đăng ngày: 3-12-2013, 09:15

Bài viết này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các giá trị Nhật Bản tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai gần. Với mục tiêu đó, bài viết tiến hành điều tra thăm dò phản ứng và sự tiếp nhận các giá trị Nhật Bản của sinh viên ngành đào tạo tri thức quốc tế ở ba nơi là Khoa Quốc tế học (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Quốc tế học (Đại học Đà Nẵng) và Khoa Quan hệ Quốc tế (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). Cơ sở cho sự lựa chọn này dựa trên một số luận điểm sau: