Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

CHỮ HIẾU TRONG TRUYỆN THẨM THANH

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:32

Chữ “hiếu孝” hay phạm trù “hiếu”, lâu nay được nhắc đến như là một hiện tượng để chỉ về những hành động của con người đối với con người. Cụ thể hơn là thường chỉ về quan hệ gia đình con cái đối với cha mẹ. Trong chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão 老 " ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử 子 " ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

QUAN HỆ GIAO THƯƠNG GIỮA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á THẾ KỲ XVI-XVII

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:24

Với quan niệm coi khu vực Đông Á là sự hợp thành của hai vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, việc thiết lập tổ chức hợp tác Đông Á trong những năm gần đây là sự thể hiện mối liên kết và tinh thần hợp tác giữa các quốc gia khu vực. Trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, quan hệ giữa các quốc gia Đông Bắc Á với Đông Nam Á cũng ngày càng được tăng cường, chặt chẽ. Xu thế hợp tác đó không chỉ góp phần đem lại nền hoà bình, ổn định, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà còn thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế cũng như sự phồn vinh của toàn thể khu vực. Mặc dù mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Á hiện nay có những nội dung, mục tiêu và đặc điểm khác biệt so với quan hệ đã từng diễn ra trong lịch sử nhưng, nếu như coi lịch sử là một dòng chảy mang tính tiếp nối thì mối bang giao, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia Đông Á đã được thiết lập từ rất sớm. Thông qua các mối quan hệ đó, ý thức về một cộng đồng khu vực đã xuất hiện. Trong rất nhiều trường hợp, quan hệ giao thương đã trở thành mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự hợp tác, phát triển mối quan hệ khác giữa các quốc gia trong nhiều thế kỷ qua.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:17

Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thủ đô, có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, trong đó có vấn đề phát triển các ngành công nghiệp chủ lực (CNCL). Sự phát triển của các ngành chủ lực có vai trò quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần hiện đại hóa nền kinh tế. Bài viết nghiên cứu  làm rõ hiện trạng phát triển của một số ngành CNCL ở Hà nội trong thời gian qua và đánh giá những kết quả, hạn chế. Đồng thời, bài viết xin chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết trong phát triển các ngành CNCL trong điều kiện không gian kinh tế Thủ đô đã có sự mở rộng và quá trình hội nhập, phát triển. 21:12:55

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

CÂU CHUYỆN VỀ “NGHĨA KHÍ” THANH KHIẾT TRONG BIA BÁO ÂN

Đăng ngày: 3-03-2014, 13:35

Đó là “câu chuyện giao lưu Nhật Việt” liên quan đến bia kỷ niệm Asaba Sakitaro có ở Chùa Jorin Umeyama thành phố Fukuroi tỉnh Shizuoka. Tấm hình bia kỷ niệm là hiện vật có vào lúc Phan Bội Châu, thủ lãnh phong trào Việt Nam độc lập, vì ân nhân Asaba Sakitaro mà xây dựng nên bằng sự giúp đỡ của tất cả những người dân nơi đây. Tự thuật của Phan Bội Châu đã ghi lại tất cả cảm xúc ơn nghĩa nhận được từ Asaba Sakitaro, lòng tôn kính,  tình thân hữu và đầm ấm lúc dựng bia của người dân trong thôn.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

XỨ PHÙ TANG VÀ NHỮNG BÍ ẨN CỦA LỊCH SỬ

Đăng ngày: 3-03-2014, 13:34

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC TRÊN LĨNH VỰC VĂN HOÁ GIÁO DỤC TỪ 1992 ĐẾN NAY

Đăng ngày: 3-03-2014, 13:21

Sự giao thoa văn hoá trong khu vực cũng như trên thế giới có tác động và ảnh hưởng nhất định đến quan hệ của Việt Nam – Hàn Quốc. Lịch sử đã để lại dấu ấn trong mối bang giao giữa hai nước. Qua các thời kỳ, quan hệ hai nước đã có những diễn biến phức tạp và có nhiều thăng trầm. Để duy trì  và phát triển mối quan hệ đó rực rỡ như ngày nay, hợp tác trên lĩnh vực văn hoá – giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng giúp Chính phủ và nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, hai dân tộc xích lại gần nhau hơn vì hoà bình, ổn định và sự phát triển của hai nước, trong khu vực cũng như trên thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

G20 - PHẢI CHĂNG LÀ CƠ CHẾ KINH TẾ TOÀN CẦU?

Đăng ngày: 3-03-2014, 13:20

Chỉ trong thời gian hơn 5 tháng kể từ  tháng 04 đến  tháng 09 năm 2009, thế giới đã chứng kiến 2 hội nghị Thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G-20) với nội dung bàn thảo chủ yếu xử lý những vấn đề do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra.  Hội nghị G-20 diễn ra tại Luân Đôn (Anh) ngày 02.04.2009, đã đưa ra hai quyết định quan trọng, trong đó có việc cải tổ hệ thống tài chính thế giới. Hội nghị G-20 diễn ra tại Pittsburgh (Mỹ) ngày 24.09.2009 còn đưa ra những quyết định quan trọng hơn, đó là cơ chế lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

HIỆN TƯỢNG “CƯ DÂN TỊ NẠN CAFE INTERNET” Ở NHẬT BẢN HIỆN NAY

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:23

Khi nghĩ tới Nhật Bản, người ta thường liên tưởng tới một siêu cường kinh tế, với mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người thuộc nhóm các nước hàng đầu trên thế giới và không có người nghèo tồn tại ở quốc gia này. Chính bản thân Nhật Bản cũng luôn tự hào là quốc gia có 90% dân số thuộc tầng lớp trung lưu, các thành phố hầu như không tồn tại các khu ổ chuột như nhiều nơi trên thế giới. Điều đó đã được khẳng định. Song, những năm gần đây, ở Nhật Bản xuất hiện nhiều thanh niên đêm này qua đêm khác sống ở quán cafe internet (net cafe), biến phòng máy tính thành nơi ăn ngủ, sinh hoạt của mình. Đó là đặc điểm chung của những người vô gia cư mới mà báo chí Nhật gọi là “dân tị nạn net cafe”.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1997 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀN QUỐC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI CÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:18

Trong thập niên đầu xây dựng và phát triển kinh tế (1960), Hàn Quốc đã phải vượt qua một loạt những khó khăn như thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường vốn và công nghệ còn ở mức thấp, thị trường nội địa nhỏ bé, nhưng đây cũng chính là động lực giúp Hàn Quốc thoát khỏi vòng nghèo đói và vươn lên thành một “Kỳ tích sông Hàn”. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế thần kỳ cũng kéo theo một loạt những vấn đề như nới rộng khoảng cách thu nhập, tai nạn công nghiệp gia tăng, phát sinh các bệnh nghề nghiệp, ... do vậy cần phải có một sự cải thiện về điều kiện làm việc cho người lao động. Kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc đã chuyển sang chế độ dân chủ về mặt chính trị thì chính phủ cũng nhận thức được rằng quan hệ lao động - quản lý và dân chủ công nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:15

Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn với 85% dân số sống bằng nghề nông và đánh bắt cá, thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp với 85% dân số sống ở đô thị vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Hàn Quốc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào năm 1998 và là nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn thứ 10 trên thế giới cho dù Hàn Quốc là một nước nhỏ nếu tính theo diện tích lãnh thổ và dân số (chỉ bằng 1/3 diện tích và 1/2 dân số của Việt Nam). Kỳ tích phát triển kinh tế thập kỷ 70, 80, 90 thế kỷ trước của Hàn Quốc đã được cả thế giới biết đến và Hàn Quốc đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á. Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh thì  phá hủy môi trường cũng diễn ra với tốc độ nhanh. Bài viết này nhằm tập trung phân tích thực trạng môi trường và những biện pháp chính sách mà Hàn Quốc đã thực thi để giải quyết các vấn đề về môi trường.