Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

HẬU CẦN (LOGISTICS) ĐÔNG BẮC Á - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG THÚC ĐẨY NHANH DỊCH VỤ HẬU CẦN ASEAN

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:49

ASEAN đang phải đối mặt với một môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Đó là sự cạnh tranh không chỉ giữa các công ty trong cùng một quốc gia, mà còn giữa ngành công nghiệp của các nước khác nhau. Đặc biệt sự cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các khu vực trong lĩnh vực hậu cần - lĩnh vực mà lợi ích kinh tế có được rất lớn nhờ kết qủa gia tăng của khối lượng thương mại và đầu tư của các nước. Những nhân tố đóng góp vào mức tăng thương mại và đầu tư quốc tế bao gồm: mức tăng trưởng và sự mở cửa của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mức tăng toàn cầu hóa và tái điều chỉnh của các nước, qúa trình công nghiệp hóa vẫn tiếp tục của các nền kinh tế mới nổi lên và sự đổi mới công nghệ trong giao thông vận tải và thông tin viễn thông.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ CHẾ ĐA PHƯƠNG TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Đăng ngày: 28-10-2013, 10:31

Cơ chế đa phương là giải pháp cho các vấn đề giữa các nước, với một nhóm hành động sẵn sàng và có thể thực hiện các hoạt động có tính xây dựng cùng nhau. Lòng tin là cơ hội và cũng là nhu cầu. Có thể nói, các cơ chế đa phương “đang rơi vào khủng hoảng bởi thế giới vẫn lệ thuộc vào các quyết định của một vài người trong khi các vấn đề của thế giới cần sự can thiệp dưới dạng hành động tập thể”.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

CẢI CÁCH GIÁO DỤC NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ MINH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

Đăng ngày: 28-10-2013, 10:14

Có thể nói, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi một quốc gia.  Nhật Bản, vào những năm cuối thế kỷ XIX, là nước đã thực hiện thành công cải cách Minh Trị (1868 - 1912)) - một sự kiện trọng đại, có tính bước ngoặt làm rạng danh đất nước này. Nhờ thế, Nhật Bản đã phát triển đất nước theo con đường hiện đại hoá và tránh được sự xâm lược của các nước phương Tây vào thời Cận đại. Thành quả vĩ đại ấy là sự cộng hưởng của rất nhiều tác tố, trong đó không thể không kể đến công cuộc “cải cách giáo dục” “vai trò” to lớn của nó. Cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị đã làm chấn động, lung lay mô hình giáo dục xưa cũ và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc Duy Tân của quốc gia này. Hơn thế, cho đến ngày nay, những tư tưởng cải cách đó vẫn còn có giá trị chiến lược có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc. Không chỉ với Nhật Bản, ở Việt Nam để tăng cường những yếu tố nội lực, việc tìm hiểu cải cách giáo dục ở các nước trên thế giới là điều hết sức cần thiết trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐẶC BIỆT ASEAN - HÀN QUỐC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:38

Năm nay là năm thứ 20 Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN. Kỷ niệm quan hệ hợp tác giữa ASEAN – Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc chính thức mời lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN tới đảo Jeju từ 1/6~2/6 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc. Buổi họp báo hôm nay nhằm giới thiệu rộng rãi tới người dân Việt Nam về chương trình có ý nghĩa sâu sắc này của Hàn Quốc, chúc mừng và cùng chia sẻ ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc lần này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN: CẢI CÁCH VÀ THÀNH TỰU

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:34

Trước đây, Đài Loan phải dựa vào kỹ thuật nước ngoài để nâng cao sức sản xuất của mình. Thiết kế sản phẩm cũng do nước ngoài cung ứng, Đài Loan không có nguồn phát minh và sáng kiến nâng cao sức sản xuất. Nhưng từ cuối thế kỷ XX, nền công nghiệp Đài Loan đã chuyển hướng sang kỹ thuật cao. Vì vậy, chính phủ đã ra sức cổ vũ cho việc tăng cường thiết bị trường học và cải tiến tư liệu dạy học để phát triển mô thức giáo dục mở rộng, bồi dưỡng năng lực phát minh cải tiến, suy nghĩ độc lập của học sinh để có thể ứng phó với nhu cầu phát triển của công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN Ở AUSTRALIA

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:30

Cuối năm 2007, Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Sydney đã tiến hành một cuộc điều tra dư luận với quy mô lớn nhằm tìm hiểu về thế giới quan, ý thức về quan hệ quốc tế và suy nghĩ về chính sách của các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới. Kết quả của cuộc điều tra đã khiến giới truyền thông và các chuyên gia  trong lĩnh vực quan hệ quốc tế bất ngờ. Đặc biệt, mặc dù người Australia coi trọng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ song lại không đánh giá cao năng lực lãnh đạo của nước Mỹ. 59% người dân cho rằng có thể tin cậy vào Hoa Kỳ. Trong khi đó, những người có ấn tượng tốt về khả năng lãnh đạo của Trung Quốc là 56%, có nghĩa là mức độ gần như tương đương. Những người ủng hộ chính sách đối ngoại của Tổng thống Bush chỉ chiếm 4%, 42% người được hỏi phản đối.  Trong khi đó, 75% người dân Australia cho rằng Nhật Bản là nước có thể tin cậy nhất.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

30 NĂM CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC VÀ ODA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:22

Năm 2008 là năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa được tròn 30 năm. Trong 30 năm đó, những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong tăng cường sức mạnh đất nước, cải thiện dân sinh đã gắn bó chặt chẽ với môi trường bên ngoài có chuyển biến tốt. Trong đó hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản lấy viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Nhật Bản làm trung tâm đã là một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc phát triển tốc độ nhanh.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN - NGA

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:18

Từ trong quá khứ, mối quan hệ Nhật Bản – Nga đã là một mối quan hệ phức tạp. Cho đến ngày nay, cho dù đã được cải thiện song tính phức tạp đó vẫn còn hiện diện. Có lẽ tranh chấp lãnh thổ vẫn là nguyên nhân chính. Các quan hệ ngoại giao, chính trị, an ninh và kinh tế giữa hai quốc gia luôn xoay quanh vấn đề nhạy cảm đó. Bài viết sau đây tìm hiểu một số khía cạnh nhất định của quan hệ này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHÍNH SÁCH "HOA VẬN" TRÍ THỨC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:09

Thông qua lăng kính “cách ứng xử của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đối với Hoa kiều”, hy vọng những nghiên cứu ban đầu này sẽ dần  sáng tỏ những vấn đề sau:  Trung Quốc đang khai thác hiệu quả “vũ khí bí mật” của mình và bài học kinh nghiệm về các chính sách “Hoa vận” trí thức.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:05

Ở các nước công nghiệp phát triển, hiện nay hầu hết các ngành, kể cả công nghiệp nặng, đều đã duy trì một tỉ lệ quan trọng cả về lượng và chất các xí nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Trong nhiều ngành nghề, các xí nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh đạt hiệu quả cao như công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, thương nghiệp. Sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải kể đến trường hợp Nhật Bản. Bài viết này sẽ đề cập đến một số kinh nghiệm trong phát triển loại hình DNVVN ở Nhật Bản. Từ đó có một số gợi ý vận dụng vào thực tiễn của nước ta hiện nay.