Trang chủ

TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1997 ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HÀN QUỐC VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI CÁCH CỦA CHÍNH PHỦ

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:18 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 12

Trong thập niên đầu xây dựng và phát triển kinh tế (1960), Hàn Quốc đã phải vượt qua một loạt những khó khăn như thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường vốn và công nghệ còn ở mức thấp, thị trường nội địa nhỏ bé, nhưng đây cũng chính là động lực giúp Hàn Quốc thoát khỏi vòng nghèo đói và vươn lên thành một “Kỳ tích sông Hàn”. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế thần kỳ cũng kéo theo một loạt những vấn đề như nới rộng khoảng cách thu nhập, tai nạn công nghiệp gia tăng, phát sinh các bệnh nghề nghiệp, ... do vậy cần phải có một sự cải thiện về điều kiện làm việc cho người lao động. Kể từ năm 1987, khi Hàn Quốc đã chuyển sang chế độ dân chủ về mặt chính trị thì chính phủ cũng nhận thức được rằng quan hệ lao động - quản lý và dân chủ công nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước. Khi Hàn Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng ngoại hối năm 1997, người dân nước này đã phải gánh chịu rất nhiều mất mát và họ nhận thấy rằng, điều cấp bách nhất lúc này là phải thực hiện cải cách mạnh mẽ ở cả hai khu vực kinh tế và xã hội. Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính này, Chính phủ Kim Tê Chung đã tiến hành chương trình cải cách cơ cấu một cách toàn diện bao gồm các khu vực tài chính, công ty, công cộng và lao động. Tác động trực tiếp của chương trình cải cách này đó là sự suy giảm đột ngột của các hoạt động sản xuất công nghiệp và thất nghiệp tăng vọt. Để đối phó với tình hình này, Uỷ ban Ba bên, bao gồm đại diện của chính phủ, người lao động và giới chủ, đã được thiết lập vào đầu năm 1998. Với vai trò chủ đạo của uỷ ban này, các tổ chức kinh tế lớn của Hàn Quốc cũng bắt đầu thực hiện những bước cải cách sâu rộng quan hệ lao động và thị trường lao động. Chính phủ chủ yếu tập trung vào mục tiêu tạo thêm việc làm mới và giảm thiểu con số thất nghiệp cùng với những chương trình cải cách lao động đã mang lại những kết quả khả quan như: tạo ra một thị trường lao động mềm dẻo hơn, thúc đẩy quan hệ hợp tác quản lý - lao động phát triển hơn, giới thiệu nhiều loại hình tuyển dụng khác nhau, mở rộng cơ chế lương thường niên, cơ chế chi trả lương theo kết quả công việc, ... Những cải cách ở khu vực lao động cùng với những cải cách cơ cấu ở khu vực tài chính, khu vực công và khu vực công ty (chaebols) đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc phục hồi một cách nhanh chóng. Kết quả là, Hàn Quốc đã trả được hết số nợ cho IMF vào tháng 8/2001, nhanh hơn bất cứ một quốc gia Châu Á nào khác cùng hứng chịu cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Tính đến tháng 4/2007, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã đạt 246,78 tỷ USD, đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Đài Loan.

1) Vài nét về cơ cấu thể chế, chính sách và đặc điểm của thị trường lao động Hàn Quốc giai đoạn trước khủng hoảng (1960 - 1997)

1.1.  Cơ cấu thể chế thị trường lao động ở Hàn Quốc

Cho tới năm 1987, Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc (FKTU) vẫn là cơ quan công đoàn quốc gia duy nhất ở Hàn Quốc và tất cả các tổ chức công đoàn ở Hàn Quốc đều trực thuộc FKTU. Từ năm 1988, các tổ chức công đoàn dân chủ trong ngành công nghiệp chế tạo đã thành lập 10 hội đồng cấp khu vực, cùng với việc thành lập 7 liên đoàn độc lập của các tổ chức công đoàn công nhân cổ trắng ở khu vực dịch vụ. Đến cuối thập niên 1990, hai nhóm tổ chức công đoàn dân chủ đã hình thành nên các tổ chức qui mô toàn quốc. Các hội đồng khu vực được hình thành từ các tổ chức công đoàn dân chủ trong khu vực công nghiệp sát nhập lại thành Hội đồng Quốc gia Công đoàn (NCTU). Trong khi đó, các liên đoàn độc lập bao gồm các tổ chức công đoàn công nhân cổ trắng lại không trực thuộc FKTU, đã sát nhập lại thành Hội đồng Công đoàn Nghề nghiệp (COTU). Hai tổ chức này (NCTU và COTU) và Tổ chức Liên đoàn các tổ chức công đoàn dân chủ tại các công ty lớn (được hình thành vào đầu thập niên 1990) sát nhập lại thành Tổ chức đại diện Công đoàn Quốc hội (CNTUR) vào tháng 6/1993. Tháng 11/1995, CNTUR đã đổi tên thành Liên minh Công đoàn Hàn Quốc (KCTU), một cơ quan công đoàn dân chủ quốc gia thứ hai. KCTU có 862 tổ chức công đoàn trực thuộc với 420.000 công đoàn viên khi mới thành lập. Như vậy, cơ cấu thể chế công đoàn ở Hàn Quốc bao gồm hai tổ chức đại diện song hành đó là FKTU và KCTU. FKTU thiên về các biện pháp đối thoại, đàm phán và có xu hướng đứng về phía chính phủ và giới chủ nhiều hơn. Trái lại, KCTU thiên về các biện pháp đối đầu, đấu tranh đòi quyền lợi và đứng về phía người lao động nhiều hơn. Vì vậy, hai tổ chức công đoàn lớn nhất Hàn Quốc này luôn cạnh tranh với nhau để tăng cường sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình.

Bộ Lao động Hàn Quốc là cơ quan chính phủ quản lý, hoạch định và thực thi các chính sách về lao động. Vụ Chính sách Lao động - Quản lý thuộc Bộ Lao động, đảm trách việc hoạch định chính sách và quản lý các vấn đề liên quan đến lao động. Vụ này bao gồm 4 phòng ban đó là: Phòng Chính sách Lao động, Phòng Công đoàn, Phòng Phối hợp Lao động - Quản lý và Phòng Hợp tác Lao động - Quản lý. Bộ Lao động có 46 cơ quan địa phương trực thuộc, bao gồm 6 sở lao động tại các thành phố chính như Seoul, Busan, Incheon, Daegu, Gwangju,... Các cơ quan trực thuộc này hoạt động theo Luật tiêu chuẩn Lao động của Hàn Quốc để giải quyết các vấn đề về lao động tại địa phương.

1.2. Các đặc điểm và chính sách chủ yếu của thị trường lao động Hàn Quốc

Năm 1960, số lao động tham gia trong cỏc lĩnh vực nụng nghiệp, lõm nghiệp và ngư nghiệp chiếm tới 63% lực lượng lao động của cả nước; ngành dịch vụ chiếm 28,3% tổng số lao động; ngành chế tạo và khai khoáng chiếm 8,7%.  Những thành quả kinh tế mà Hàn Quốc đạt được trong giai đoạn này là nhờ có nguồn lao động rẻ và dồi dào. Giai đoạn đầu phát triển này chính phủ đặt mục tiêu chính sách là “phát triển trước, phân phối sau” và chính sách lao động là một phần trong chiến lược kinh tế tổng thể quốc gia, chủ yếu nhằm đảm bảo thu nhập cơ bản cho người lao động và đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp. Năm 2007, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm 7,3% (2007) trong khu vực chế tạo và khai khoáng chiếm 18,1%; khu vực 3 (vốn xã hội toàn bộ SOC và dịch vụ) chiếm 75%.

Cho đến đầu thập niên 1970, Hàn Quốc vẫn là một xã hội nông nghiệp. Tuy nhiên với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, vào khoảng giữa thập niên 1970 (1974-1975) thị trường lao động Hàn Quốc cũng đã trải qua kỷ nguyên dư thừa nguồn cung lao động. Trong nửa sau của những năm 1970, thị trường lao động Hàn Quốc đó trải qua một loạt những biến động lớn. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia cú khả năng cạnh tranh trờn thị trường toàn cầu với cỏc ngành cụng nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt và giày dộp. Trong những năm 1970 và 1980, chớnh phủ tập trung vào nguồn cung ứng lao động và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phỏt triển kinh tế. Việc chỳ trọng tới nguồn lao động cú tay nghề và bổ sung cỏc dịch vụ tỡm kiếm việc làm cho cỏc cụng nhõn cú tay nghề thấp là những chính sách chính để giảm nhẹ thiếu hụt lao động gõy ra bởi quỏ trỡnh cụng nghiệp húa. Tuy nhiờn, từ nửa cuối những năm 1980, việc chỳ trọng vào phỏt triển số lượng gõy ra bất bỡnh đẳng trong cỏc tầng lớp và vựng miền đó trở nờn bất cập. Xung đột lao động gia tăng, các phong trào công đoàn phát triển mạnh mẽ, tiền công lao động tăng cao, các công nhân không muốn làm việc trong các lĩnh vực 3D (bẩn thỉu, nguy hiểm, khó khăn) như xây dựng và chế tạo. Vỡ vậy, việc chỳ trọng trong chính sách đó chuyển sang phỏt triển phỳc lợi và tăng cường tớnh bỡnh đẳng và điều này đó dẫn đến việc ra đời Đạo luật Lương tối thiểu (1986), Đạo luật Tuyển dụng cụng bằng (1987) và Đạo luật Xỳc tiến việc làm và tỏi hũa nhập nghề nghiệp cho người tàn tật (1990) cũng như các biện phỏp khỏc.

Đầu những năm 1990, nhằm giải quyết cú hệ thống cỏc vấn đề thất nghiệp do sự trỡ trệ trong kinh tế, chớnh phủ đó thụng qua một số bộ luật lớn bao gồm Đạo luật Bảo hiểm việc làm (1993), Đạo luật Chớnh sỏch tuyển dụng cơ bản (1995) và Đạo luật Xỳc tiến Đào tạo nghề (1997) đó tạo nờn nền tảng cho cỏc chớnh sỏch về lao động.

2. Những tác động chủ yếu của cuộc khủng hoảng 1997 đối với thị trường lao động Hàn Quốc

Có thể nói, cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào cuối năm 1997 đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Hàn Quốc nói chung và thị trường lao động Hàn Quốc nói riêng. Nó làm cho nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng và khiến hàng loạt các công ty và tổ chức tài chính phải ngừng hoạt động hoặc phá sản. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải tăng cường các biện pháp an toàn tín dụng và vì vậy không thể tiếp tục cho vay, ngay cả đối với các công ty làm ăn tốt. Điều này khiến một số lượng lớn các công ty vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn (chaebols) cũng rơi vào tình trạng tương tự phải thanh toán bớt các khoản nợ để đảm bảo mức nợ an toàn và cũng không được vay mới, buộc họ phải áp dụng các biện pháp đối phó như sa thải nhân công, cắt giảm tiền công và điều chỉnh cơ cấu việc làm, các phong trào lao động (biểu tình, bãi công) tăng cao...

2.1. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và cơ cấu việc làm thay đổi

Ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, nhu cầu trong nước cần phải được kiểm soát và cần thu hút nhiều vốn nước ngoài nhằm bảo vệ cán cân dự trữ ngoại hối. Vì vậy, lãi suất đã được nâng lên 30% trong nửa đầu năm 1998 và các khoản vay ngân hàng đã bị cắt giảm. Các động thái này đã dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng chi trả nợ lãi vay. Khu vực xây dựng và chế tạo đã mất đi khoảng 1 triệu việc làm vào năm 1998, chứng tỏ rằng các công ty đặc thù (có tỷ lệ nợ cao) ở các khu vực này đã phải chịu nhiều tác động hơn từ cuộc khủng hoảng tài chính. Đồng thời cũng xuất hiện một sự dịch chuyển việc làm từ khu vực chế tạo và xây dựng sang khu vực thương mại và dịch vụ.


Bảng 1: Thay đổi việc làm trong các ngành công nghiệp (1997-2001)

(Đơn vị:Nghìn lao động)

1997

1998

1999

2000

2001

Nông nghiệp và đánh cá

2.385

2.480

2.349

2.288

2.193

Khai khoáng

26

21

20

18

19

Chế tạo

4.482

3.898

4.006

4.244

4.199

Dịch vụ công

77

61

61

63

56

Xây dựng

2.004

1.578

1.476

1.583

1.575

Bán hàng, khách sạn, nhà hàng

5.805

5.571

5.725

5.943

5.820

Giao thông vận tải, truyền thông

1.162

1.169

1.202

1.263

1.322

Tài chính, bảo hiểm, kinh doanh

1.900

1.856

1.925

2.089

1.838

Hành chính công

3.265

3.359

3.516

3.569

4.338

Nguồn: Tổng cục Thống kê Quốc gia Hàn Quốc, điều tra dân số kinh tế

 

 

Đối tượng lao động chịu tác động của cuộc khủng hoảng nhiều hơn cả là những lao động phổ thông (chưa qua đào tạo). Thợ thủ công giảm 620.000, lao động chân tay giảm 254.000, thu ngân giảm 154.000,... trong khi số lao động kỹ thuật và chuyên nghiệp mất việc làm không nhiều. Tỷ lệ mất việc làm nhiều nhất là ở nhóm lao động có trình độ học vấn thấp từ phổ thông trung học trở xuống (mất tới hơn 1 triệu việc làm), và ở nhóm lao động trẻ vì tuyển dụng mới rất ít trong năm 1998. Những thay đổi về việc làm kể từ sau năm 1999 chịu tác động bởi những thay đổi về cơ cấu trong thị trường lao động, các việc làm dài hạn (trên 1 năm) tiếp tục giảm đi trong khi các việc làm ngắn hạn (dưới 1 năm), tạm thời (dưới 1 tháng) tăng lên. Luật Tiêu chuẩn lao động ở Hàn Quốc ngăn cấm việc ký hợp đồng lao động có thời

 

hạn cố định quá một năm. Vì vậy, các lao động dài hạn thường được tuyển dụng dưới dạng một hợp đồng không có điều khoản thời hạn. Việc làm dài hạn giảm 694.000 trong giai đoạn 1997-1998. Việc làm tạm thời tăng 554.000 vào năm 1999. Các việc làm tại gia, tự do, tự trả lương cũng tăng lên đáng kể vào năm 1998. Mặc dù các việc làm loại này có giảm đi trong năm 1999 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng việc làm so với năm 1997.

Theo các con số thống kê của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 2,5% năm 1997 lên 8,6% vào tháng 2/1999. Số người thất nghiệp tăng từ 0,5 triệu trước khủng hoảng lên 1,5 triệu vào năm 1998 và 1,8 triệu vào tháng 2/1999. Dân số phi hoạt động kinh tế tăng 5,5% (từ 13,13 triệu lên 13,85 triệu) trong khi dân số hoạt động kinh tế giảm 0,9% (từ 21,60 triệu xuống 21,39 triệu) trong giai đoạn 1997 - 1998. Thời gian thất nghiệp bình quân cũng trở nên dài hơn. Tỷ trọng thất nghiệp 6 tháng hay dài hơn đã tăng từ 7,8% trong quí I/1998 lên 31,2% trong quí I/1999 (OECD, 2000).


Bảng 2: Xu hướng thất nghiệp theo giới, giáo dục và tuổi

(Đơn vị: %)

Tỷ lệ thất nghiệp

3/2000

1999

1998

1997

Tổng số

5,2

6,3

6,8

2,6

Nam

5,1

7,1

7,6

2,8

Nữ

4,2

5,1

5,6

2,3

Trung học cơ sở trở xuống

3,8

5,2

5,8

1,5

Trung học phổ thông

5,4

7,6

8,2

3,3

Cao đẳng và đại học

4,9

5,2

5,7

3,0

15 ~ 19 tuổi

15,3

19,7

20,9

9,9

20 ~ 29 tuổi

8,1

10,2

11,4

5,4

30 ~ 59 tuổi

3,8

5,2

5,5

1,6

60 tuổi trở lên

2,1

2,4

2,4

0,7

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, hiện trạng việc làm năm 2000.

Bảng 3: Các xu hướng trong cơ cấu việc làm, theo hiện trạng việc làm

(Đơn vị: Nghìn người)

9/2000

1999

1998

1997

Dân số ở độ tuổi lao động (tuổi 15+)

 

 

35.243

34.736

Dân số phi hoạt động kinh tế

 

 

13.853

13.123

Dân số hoạt động kinh tế

 

 

21.390

21.604

Dân số thất nghiệp

 

 

1.463

556

Dân số có việc làm

21.432

20.281

19.994

21.106

Lao động ngoài khu vực hưởng lương

8.269

7.759

7.804

7.880

Lao động tự làm chủ quản lý

6.223

5.841

5.776

5.981

Chủ quản lý có tuyển dụng

1.537

1.384

1.426

1.633

Lao động độc lập

4.686

4.457

4.350

4.348

Lao động gia đình

2.046

1.918

2.028

1.899

Lao động hưởng lương

13.163

12.522

12.191

13.226

Lao động thường xuyên (toàn thời gian + tạm thời)

10.808

10.233

10.455

11.334

Lao động toàn thời gian

6.319

6.050

6.457

7.151

Lao động tạm thời

4.488

4.183

3.998

4.182

Lao động theo ngày

2.356

2.289

1.735

1.892

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, hiện trạng việc làm năm 2000.

 

Việc làm suy giảm dẫn tới sự suy giảm về tỷ trọng tiền công và tiền lương trong thu nhập quốc gia (từ 55% năm 1997 xuống 50,8% năm 1998) trong khi tỷ trọng lợi nhuận tăng từ 9,2% lên 9,4%, và tỷ trọng thu nhập tự trả tăng từ 33,3% lên 37,2%. Hơn nữa, sự suy giảm việc làm là không giống nhau giữa các khu vực và các nhóm lao động. Nhóm nghèo và gần nghèo chịu tác động nhiều hơn và nhóm lao động không kỹ năng ở khu vực thành thị là nhóm bị sa thải đầu tiên. Theo tính toán của Moon và các số liệu khác, tỷ lệ lao động nữ trong dân số phi hoạt động kinh tế là 80,6% trong thời gian 1 năm (từ 1997 đến 1998). Trong khi việc làm ở nhóm tiền công thấp như công nhân xây dựng giảm 21,3% thì việc làm ở nhóm lao động quản lý, hành chính, kỹ thuật và chuyên nghiệp lại tăng 1,3% ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng 1997 - 1998.


Bảng 4: Các xu hướng trong tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, theo giới và tuổi

(Đơn vị: %)

1999

1998

1997

Tổng (dân số độ tuổi 15-64)

64,7

64,7

66,1

Tổng (dân số độ tuổi 15 trở lên)

60,5

60,7

62,2

Nam (tuổi 15 trở lên)

74,4

75,2

75,6

Nữ (tuổi 15 trở lên)

47,0

47,0

49,5

15 - 19 tuổi

10,9

10,2

10,6

20 - 29 tuổi

53,5

54,8

59,0

30 - 59 tuổi

75,7

67,2

76,3

60 tuổi trở lên

41,4

40,8

44,1

 

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, hiện trạng việc làm năm 2000.

 

 

Theo phân tích của Moon và các tính toán khác về con số thất nghiệp năm 1998 của Tổng cục Thống kê Hàn Quốc cho thấy có sự thay đổi trong cơ cấu thất nghiệp giai đoạn 1997-1998. Tỷ lệ lao động theo ngày bị thất nghiệp đã tăng từ 17,5% lên 28,9%, và tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm lao động có trình độ dưới trung học phổ thông đã tăng từ 21,3% lên 28%, và các lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập (có từ 9 công nhân trở xuống) chiếm 61% tổng số thất nghiệp năm 1998.

2.2. Tiền công giảm và bất bình đẳng gia tăng

Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đối với thị trường lao động Hàn Quốc còn được thể hiện ở sự suy giảm tiền công. Giai đoạn 1991-1996, tiền công danh nghĩa bình quân ở các công ty có từ 10 công nhân trở lên đã tăng gấp đôi, tính trung bình tăng 15,3%/năm. Trong cùng giai đoạn này, tỷ lệ lạm phát hàng năm tăng 7,2%, tiền công thực tế tăng 6,1% bình quân năm và năm 1996 tăng 36% so với năm 1991. Mức tăng tiền công này đã đột ngột dừng lại vào năm 1998 khi mà mức tăng tiền công danh nghĩa giảm 2,5% so với năm trước.

Sự phục hồi của tiền công danh nghĩa năm 1999 là hình ảnh phản chiếu những gì đã xảy ra vào năm 1998. Những khu vực có mức tiền công suy giảm mạnh nhất vào năm 1998 đã phục hồi nhanh nhất vào năm 1999. Tương tự như vậy trong cơ cấu tiền công, tiền công danh nghĩa đã giảm ở hầu hết    trong giai đoạn 1997-1998 và nó đã tăng trở lại ở hầu hết các công ty này vào năm 1999. Mức tăng tiền công bình quân năm 1999 đạt 12,1%. Chênh lệch thu nhập giữa lao động nam và nữ là không đáng kể thậm chí có xu hướng thu hẹp do sự gia tăng của lực lượng lao động nữ có trình độ cao vào thị trường lao động, và lực lượng lao động nữ trình độ thấp giảm đi. Tiền công và việc làm cũng bị suy giảm nhiều hơn ở nhóm lao động trẻ (20-29 tuổi) so với nhóm lao động trung niên (40-54 tuổi).

Lãi suất tăng mạnh vào giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng đã làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập. Hệ số Gini về thu nhập đã từng suy giảm vào thập niên 1980, cho thấy sự thu hẹp khoảng cách trong phân phối thu nhập, tuy nhiên hệ số này đã tăng dần trở lại kể từ giữa thập niên 1990 và tăng vọt vào giai đoạn 1997-1998. Mặc dù nền kinh tế đã bắt đầu phục hồi vào năm 1999 nhưng khoảng cách trong phân phối thu nhập vẫn không thu hẹp so với năm 1998, cho thấy rằng tác động của cuộc khủng hoảng là lâu dài chứ không phải nhất thời. Việc làm ở nhóm lao động có thu nhập thấp giảm đi trong khi việc làm ở nhóm lao động có kỹ năng cao tăng lên cũng dẫn tới sự mất cân đối trong phân phối thu nhập, bởi thu nhập sẽ tập trung vào nhóm lao động có kỹ năng cao, và giảm đi ở nhóm có kỹ năng thấp.


Bảng 5: Các xu hướng trong phân phối thu nhập

(Đơn vị: %)

1996

1997

1998

1999

Hệ số Gini

 

 

 

 

Thu nhập toàn bộ

0,29

0,28

0,31

0,30

Lợi nhuận thu được

0,29

0,29

0,30

0,36

Tăng trưởng thu nhập so với năm 1996

 

 

 

 

Nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất

 

20,9

5,6

3,7

Nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất

 

- 8,2

- 10,3

- 8,4

 

 

Nguồn: OECD (2000, p.123)


3. Các biện pháp cải cách chủ yếu của chính phủ Hàn Quốc đối với thị trường lao động sau khủng hoảng

3.1. Cạnh tranh thông qua hợp tác

Tăng cường tính mềm dẻo của thị trường lao động là hết sức cần thiết để giải quyết vấn đề thất nghiệp và phục hồi nền kinh tế Hàn Quốc trong giai đoạn này. Khi mà thị trường lao động trở nên mềm dẻo hơn thì các công ty sẽ lấy lại được sức cạnh tranh trên thị trường và đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên, giúp nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm.

Chính sách lao động là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với người Hàn Quốc, vì vậy muốn các biện pháp cải cách được thực hiện thành công cần phải có sự đồng thuận giữa người lao động, doanh nghiệp và chính phủ. Việc hướng tới sự đồng thuận này là một bước tiến đáng kể từ chính sách của các nhà cầm quyền trước đây trong việc giải quyết xung đột giữa giới chủ và lao động, theo đó mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt lên hàng đầu. Như chúng ta đã chứng kiến những cuộc đình công trên toàn quốc trước đây, các chính sách thiên lệch và lỗi thời này đã gây ra những tác động tiêu cực rất nguy hiểm.

Nhận ra được sự kém hiệu quả của các chính sách này, “Chính phủ của dân” đã thành lập nên một Uỷ ban Ba bên vào tháng 1/1998 với đại diện là người lao động, doanh nghiệp và chính phủ. Với những thoả ước đạt được trên tất cả các mặt, Uỷ ban này đã điều khiển để đạt được một sự đồng thuận rất sớm vào ngày 6/2/1998. Kể từ đó, các thoả ước này được coi như một khuôn khổ pháp lý cơ sở cho những cải cách về thị trường lao động tiếp theo.

Thoả ước ba bên hướng tới sự đồng thuận giữa các bên trên tất cả các khu vực của cải cách kinh tế chứ không chỉ riêng đối với khu vực lao động. Đây cũng là một sự kiện lịch sử làm nền tảng cho việc tái thiết nền kinh tế Hàn Quốc. Về mặt đối nội, thoả ước này góp phần làm giảm những xung đột và mâu thuẫn xã hội, tạo ra một sự đồng thuận cần thiết cho cải cách cơ cấu và chia sẻ khó khăn. Về mặt đối ngoại, thoả ước này đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty trong nền kinh tế Hàn Quốc, đồng thời cũng thể hiện khả năng và mong muốn vượt qua khủng hoảng kinh tế của người Hàn Quốc. Sự tồn tại của thoả ước này không loại bỏ nhu cầu về một mạng lưới an sinh xã hội để ứng phó với những tác động của thất nghiệp, những tác động không mong đợi khi thực hiện cải cách thị trường lao động. Tuy nhiên chính phủ Hàn Quốc cũng đã có những hành động tích cực nhằm hỗ trợ người thất nghiệp tìm việc làm mới, bao gồm cả các chương trình tạo thêm việc làm mới.

 

Những nội dung chủ yếu của Thoả ước Ba bên, ngày 6/2/1998

1. Minh bạch quản lý và tái cơ cấu công ty

- Cải thiện cơ cấu tài chính công ty

- Quản lý công ty minh bạch hơn và có trách nhiệm hơn

- Khuyến khích cạnh tranh kinh doanh

2. Ổn định giá cả

3. Các chính sách thúc đẩy ổn định việc làm và chống thất nghiệp

- Phát triển nhanh chóng các nguồn lực tài chính cho các chương trình thị trường lao động

- Phát triển và cải thiện bảo hiểm việc làm

- Hỗ trợ đời sống cho các lao động thất nghiệp

- Mở rộng đào tạo nghề

- Tạo việc làm thông qua các việc làm công và các hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp

- Cam kết gặp gỡ và tái tuyển dụng các lao động bị sa thải

4. Mở rộng và hợp nhất hệ thống an sinh xã hội

- Thu nạp các bên tham gia vào các uỷ ban điều phối an sinh xã hội

- Bảo đảm tiền công trong các trường hợp phá sản

5. Thúc đẩy sự hợp tác quản lý - lao động và tôn trọng quyền đàm phán tập thể

- Nỗ lực thiết lập một hệ thống tiền công hợp lý hơn, bao gồm việc chia sẻ lợi nhuận

6. Nâng cao các quyền lao động

- Cho phép công viên chức được thiết lập các tổ chức riêng ở nơi làm việc

- Cho phép các giáo viên gia nhập các tổ chức công đoàn

- Cho phép các tổ chức công đoàn tham gia vào các hoạt động chính trị

- Các công nhân bị sa thải và thất nghiệp có quyền tham gia các tổ chức công đoàn

7. Nâng cao tính mềm dẻo của thị trường lao động

- Cho phép các nhà tuyển dụng sa thải công nhân trong trường hợp cần thiết liên quan đến vấn đề quản lý

- Cho phép thành lập các trung tâm môi giới việc làm tạm thời

8. Cải thiện xuất khẩu

9. Các thoả thuận liên quan khác, bao gồm:

- Thả các tù nhân là công đoàn viên các tổ chức công đoàn

- Cải cách điều chỉnh

- Tham nhũng và rửa tiền

3.2. Từ nghề nghiệp suốt đời tiến tới khả năng có việc làm suốt đời

Một thị trường lao động cứng nhắc có nghĩa là không cho phép tiền lương giảm xuống khi năng suất giảm, hay người lao động bị sa thải khi nền kinh tế suy giảm, sự phá sản của một công ty nào đó có thể làm cho tất cả nhân viên của nó bị mất việc làm. Trái lại, đối với một thị trường lao động mềm dẻo, thất nghiệp cao tại các khu vực phi cạnh tranh không làm nguy hại đến hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung, vì nó cho phép tạo ra những việc làm mới ở các khu vực khác của nền kinh tế. Với việc tiếp tục tạo việc làm thì ý tưởng an toàn nghề nghiệp đã không còn xác đáng. Ở Hàn Quốc, sự tập trung phải chuyển từ an toàn nghề nghiệp tĩnh (gắn bó suốt đời với một công ty) sang an toàn nghề nghiệp động nơi mà việc làm vẫn được đảm bảo ngay cả khi nghề nghiệp có thể thay đổi. Để hệ thống này vận hành, các công nhân cần phát triển các kỹ năng suốt đời và chính phủ phải tổ chức một hệ thống đào tạo nghề hiệu quả nhằm giúp các công nhân nâng cao khả năng việc làm của họ.

* Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu việc làm

Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều công ty Hàn Quốc cần khôi phục lại tính cạnh tranh thông qua tái cơ cấu. Tái cơ cấu thường bao gồm bán tài sản và điều chỉnh bộ máy quản lý nhưng dù sao thì sa thải có thể cũng là cần thiết. Chắc chắn đối với một công ty thì việc sa thải một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó sẽ tốt hơn là giữ toàn bộ ở lại và đi đến phá sản, một tình trạng chẳng khác gì sa thải toàn bộ.

Luật Tiêu chuẩn Lao động được sửa đổi vào tháng 2/1998 thông qua một thoả ước chung giữa người lao động, giới quản lý và chính phủ, đã tạo ra một cơ sở nền tảng pháp lý cho việc điều chỉnh việc làm. Luật sửa đổi này cho phép sa thải nếu một công ty có sự quan tâm đúng mức đến lợi ích của người lao động. Chính phủ cũng đồng thời tăng cường các chương trình hỗ trợ thông qua việc cung cấp đào tạo nghề và cung cấp thông tin về tái tuyển dụng.

* Những hình thức nghề nghiệp mới

Để điều chỉnh cung về lao động theo sự biến động của thị trường, thì cần phải phát triển những loại hình việc làm mới như việc làm tạm thời, việc làm bán thời gian và việc làm tại nhà, ... Thoả ước ba bên cho phép sử dụng rộng rãi hơn các dịch vụ việc làm tạm thời. Trước đây, các dịch vụ này chỉ xuất hiện trong một số loại hình như vệ sinh làm sạch hay an ninh, mặc dù có rất nhiều tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác có nhu cầu cao.

Việc luật hoá các tổ chức việc làm tạm thời sẽ tạo cơ hội cho các công nhân chuyên nghiệp, cho những người chưa có việc làm ở tuổi trung niên và các thợ xây nhà thông qua việc bảo vệ quyền lợi và điều kiện làm việc cho các công nhân làm việc tạm thời. Việc sử dụng các công nhân làm việc tạm thời còn cho phép các công ty điều chỉnh dễ dàng qui mô nhân lực của mình trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động.

Đạo luật về Tiêu chuẩn Lao động đã giới hạn thời hạn việc làm hợp đồng xuống một năm hay ngắn hơn nhằm bảo vệ cho sự tự do chuyển đổi nghề của các công nhân hợp đồng. Tuy nhiên chính sách này đã hạn chế thời hạn việc làm hợp đồng vì trên thực tế các dự án thường sẽ kéo dài trên một năm. Những cuộc thảo luận của Uỷ ban Ba bên sẽ tập trung vào vấn đề này nhằm nâng cao hơn nữa tính mềm dẻo linh hoạt của thị trường lao động.

Nhằm khuyến khích việc làm bán thời gian, bảo hiểm thất nghiệp cũng đã được nhân rộng để bảo đảm cho các công nhân bán thời gian và chính phủ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình đào tạo nghề và tư vấn việc làm.

Khái niệm làm việc tại nhà hiện đã được xác định rõ ràng và được bảo vệ đầy đủ theo Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động. Những sửa đổi mới sẽ được phản ánh vào Đạo luật nhằm phân loại tiền công và thời gian làm việc cho phù hợp với những người làm việc tại nhà và tạo lập nên một thị trường việc làm hỗ trợ cho các công việc có thể làm tại nhà.

* Trả lương theo kết quả công việc và linh hoạt

Những khuyến khích dựa trên những nỗ lực cá nhân thúc đẩy các nhân viên làm việc tích cực hơn và cũng nâng cao tính hiệu quả, năng động của họ. Tiền công vì vậy phải dựa trên kết quả công việc hơn là dựa trên thâm niên tuổi tác và vị trí cấp bậc. Uỷ ban Ba bên đã nghiên cứu đề xuất một loại hình lương thường niên hay lương trả theo kết quả công việc đối với một số khu vực thuộc chính phủ và đưa ra những khuyến khích về thuế nhằm khuyến khích các công ty thực hiện cơ chế trả lương theo kết quả công việc.

Những khoản trích nộp bắt buộc được áp dụng nhằm bảo vệ đời sống của người lao động nghỉ hưu khi không có an sinh xã hội. Gần đây, dù sao cũng đã có một số chương trình an sinh xã hội bao gồm hệ thống lương hưu quốc gia và bảo hiểm việc làm. Thêm vào đó, một biện pháp mới để bảo vệ đời sống của người lao động sẽ được xây dựng bởi chính những người lao động và những người quản lý sau khi có sự bàn bạc kỹ lưỡng với Uỷ ban. Các biện pháp mới này sẽ loại bỏ phần lớn sự cần thiết của việc trích nộp vào lương. Uỷ ban cũng sẽ có một số sửa đổi về luật, chú trọng tới việc giảm bớt thời gian làm việc từ 44 giờ/1tuần xuống 40 giờ/1tuần, tăng thêm những kỳ nghỉ tháng và nghỉ năm nhằm tạo ra nhiều thời gian nghỉ ngơi cho người lao động.

* Phát triển lực lượng lao động nữ

Những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp và công nghệ đòi hỏi cần có một lượng dân số đông hơn tham gia vào lực lượng lao động, bao gồm cả nữ giới, người khuyết tật và người cao tuổi. Cần phải tạo ra các cơ hội bình đẳng cho mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính và người khuyết tật. Chính phủ sẽ sửa đổi và cải cách các đạo luật lao động mà gần đây làm hạn chế các cơ hội của các nhóm  lao động nêu trên và đồng thời tạo ra một cơ chế hỗ trợ thích hợp.

Hệ thống này nên bao gồm nhiều trang thiết bị chăm sóc trẻ em hơn và các biện pháp khác để loại bỏ những trở ngại về mặt cơ cấu làm cản trở việc tuyển dụng lao động nữ. Trợ cấp của chính phủ sẽ được cấp cho các công ty có khu giữ trẻ ngay tại công ty và các dịch vụ chăm sóc trẻ công cũng sẽ được chú trọng nhiều hơn. Bên cạnh đó, những qui định đối với các cơ sở chăm sóc trẻ tư nhân cũng sẽ được nới lỏng. Chính phủ sẽ cung cấp những khoản trợ cấp chi phí tuyển dụng lao động nữ, ví dụ như các khoản chi phí liên quan tới sinh đẻ và nghỉ đẻ. Những khoản trợ cấp cũng sẽ được cấp cho những công ty thực hiện tái tuyển dụng lao động nữ như một phần của chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Tháng 10/1998, chính phủ cam kết hỗ trợ chi trả 1/3 đến 1/2 tiền lương của công nhân cho các doanh nghiệp tuyển dụng các lao động nữ là chủ gia đình đang bị mất việc làm. Tạo ra các cơ hội việc làm ngắn hạn cho nữ giới trong các gia đình có thu nhập thấp, chủ yếu là các công việc liên quan đến các dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế.

Chính phủ còn đưa ra một số chỉ tiêu phát triển cơ hội nghề nghiệp cho nữ giới ở các vị trí cao hơn trong chính phủ nhằm đạt được một con số phần trăm nữ giới nhất định. Trợ cấp cũng được cấp qua hệ thống bảo hiểm thất nghiệp tới các công ty có tuyển dụng lao động cao tuổi. Nhiều nghiên cứu cũng đã được triển khai nhằm nhận diện và mở rộng các cơ hội nghề nghiệp phù hợp đối với nhóm người lao động cao tuổi. Một trung tâm thông tin việc làm cũng được thiết lập nhằm hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho họ. Những chủ doanh nghiệp có thuê lao động là người tàn tật cũng sẽ được hỗ trợ về mặt tài chính và các trường đào tạo nghề cho người khuyết tật cũng được mở ra nhằm thúc đẩy việc làm và khả năng việc làm của người khuyết tật.

* Phát triển các trung tâm việc làm

Việc phát triển các trung tâm việc làm là hết sức cần thiết để linh hoạt hoá một cách hiệu quả lực lượng lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, chính phủ Hàn Quốc đã không ngừng nhân rộng các trung tâm việc làm công. Các trung tâm này tuyển dụng các chuyên viên tư vấn việc làm chuyên nghiệp từ các khu vực tư nhân nhằm cung cấp các dịch vụ chất lượng và thân thiện. Đa số các trung tâm đều được thành lập ở những khu vực có nhu cầu tìm việc làm cao. Những qui định đối với các trung tâm việc làm tư nhân sẽ được giảm thiểu nhằm tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động.

3.3. Các biện pháp đối phó thất nghiệp

Sau cuộc họp phối hợp chính sách kinh tế vào ngày 26/3/1998, chính phủ đã thông báo Chính sách thất nghiệp cả gói bao gồm bốn phần chính đó là: an toàn nghề nghiệp, tạo thêm nghề, hướng dẫn và đào tạo nghề, phúc lợi dành cho người thất nghiệp. Chính sách thất nghiệp cả gói bước đầu đã được cấp phát 7,9 nghìn tỷ won, sau đó tăng lên 8,5 nghìn tỷ won (tăng thêm 600 tỷ won từ Quỹ Bảo hiểm việc làm vào 2/6/1998). Tuy nhiên, số người thất nghiệp vẫn lớn hơn dự tính do nền kinh tế tiếp tục suy giảm và quá trình tái cơ cấu tài chính và công ty đang diễn ra mạnh mẽ nhất. Vì vậy, chính phủ đã tăng khoản hỗ trợ cả gói lên khoảng 10,1 nghìn tỷ won vào nửa cuối năm 1998.

Để ứng phó với tình trạng thất nghiệp kéo dài chính phủ đã thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội, đồng thời đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu cho những công nhân có thu nhập thấp và mới thất nghiệp như lương thực thực phẩm, chăm sóc y tế và hỗ trợ về giáo dục tiểu học, trung học cơ sở cho con em họ. Giáo dục và đào tạo nghề cũng được cải tiến và mở rộng đào tạo thêm những nghề mới phù hợp với tiến trình tái cơ cấu của chính phủ. Bên cạnh đó, một loạt các chính sách thất nghiệp phụ trợ cũng đã được hoạch định đối với một số nhóm công nhân đặc thù như công nhân làm việc theo ngày, phụ nữ thất nghiệp, thanh niên thất nghiệp, những người thất nghiệp có trình độ cao...

Để đảm bảo việc làm cho các công nhân xây dựng làm việc theo ngày, 300 tỷ won từ Quỹ Bảo đảm Niềm tin hỗ trợ việc thay thế công nhân nước ngoài đã được chuyển sang quĩ nhà công nhằm giúp bình ổn các công ty xây dựng vừa và nhỏ. Chính phủ cũng cắt giảm nguồn vốn thành lập dành cho các công ty mạo hiểm và đơn giản hoá các thủ tục thành lập nhà máy. Bảo đảm việc làm cũng được thúc đẩy thông qua những khoản trợ cấp đối với các công ty đang cố gắng duy trì việc làm đầy đủ bằng cách rút ngắn thời gian làm việc, phân bổ lại các vị trí làm việc của công nhân hay đóng cửa tạm thời.

Liệu pháp tốt nhất đối với vấn đề thất nghiệp đó là tạo thêm việc làm. Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành thực hiện một loạt các dự án về xây dựng nhà cửa và các dự án xây dựng địa phương, tạo thêm các việc làm công, đẩy mạnh vốn đầu tư chung toàn xã hội. Có khoảng 2.695 tỷ won dành cho các dự án đầu tư chung, các dự án phát triển vùng và các dự án khôi phục kinh tế địa phương. Các dự án này đã tạo ra khoảng 90.000 việc làm. Thêm vào đó là khoảng 440.000 việc làm được tạo ra từ các dự án việc làm công với mức ngân sách hàng năm dành cho nó lên tới 1,04 nghìn tỷ won. Bên cạnh đó còn có một số biện pháp thúc đẩy việc làm như khuyến khích và hỗ trợ các công ty đầu tư mạo hiểm và mới thành lập, giảm bớt các rào cản đối với các công ty xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường Hàn Quốc.

Các chương trình đào tạo nghề cũng được mở rộng cho các đối tượng bị mất việc làm. Cả hai loại hình đào tạo công lập và dân lập đều tham gia vào chương trình này với các khoá học đa dạng như quản trị và kinh doanh, khởi nghiệp, kiểm định chất lượng, vv... Các trường đại học thì cung cấp các khoá đào đạo nghề mà sau khi tốt nghiệp có thể dễ dàng xin được việc làm ngay, nhờ đó có thể đẩy mạnh sự gắn kết giữa đào tạo và việc làm. Nhiều chương trình đào tạo mới được xây dựng dựa trên những phân tích về những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp và nhu cầu nhân lực. Chính phủ cũng rất nỗ lực đẩy mạnh hệ thống đào tạo định hướng khách hàng mà trong đó người thất nghiệp có thể chọn lựa một chương trình và một tổ chức đào tạo ngay tại thời điểm đăng ký thất nghiệp.

3.4. Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội

Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục mở rộng bảo hiểm thất nghiệp như một mạng lưới an sinh xã hội chủ yếu dành cho người thất nghiệp. Đối với những người thất nghiệp không được bảo hiểm hỗ trợ thì sẽ nhận được các hỗ trợ khác từ các dự án việc làm công, đào tạo nghề, cho vay thất nghiệp và phúc lợi tạm thời dành cho những người thất nghiệp được xếp vào loại dưới mức nghèo khổ. Mạng lưới an sinh xã hội khuyến khích khả năng tự lực hơn là việc chỉ hỗ trợ về mặt thu nhập nhằm duy trì động lực của công nhân và giảm thiểu chi phí. Trong khi việc áp dụng các chương trình đào tạo nghề và việc làm công như một mạng lưới an sinh xã hội nhằm đem lại một phần bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi cơ bản cho người lao động có thu nhập thấp, thì những người thất nghiệp dài hạn sẽ được nhận thêm các khoản hỗ trợ để có thể chi trả những chi phí sinh hoạt tối thiểu, giáo dục và y tế.

Bảo hiểm thất nghiệp vẫn tiếp tục được mở rộng cho tất các công nhân. Cho tới năm 1997, bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có tuyển dụng từ 30 công nhân trở lên và con số này đã giảm xuống là 5 công nhân trở lên kể từ tháng 3 năm 1998. Các doanh nghiệp còn lại có số công nhân ít hơn 5 người và chủ yếu là các công nhân làm việc bán thời gian và tạm thời cũng được hỗ trợ kể từ tháng 10 năm 1998, sớm hơn kế hoạch đặt ra trước đây là từ tháng 7 năm 1999 mới áp dụng. Số tháng làm việc tối thiểu để được nhận hỗ trợ đã giảm từ 12 tháng xuống 6 tháng, do đó làm tăng số lượng người bị sa thải được nhận bảo hiểm việc làm. Thời gian tối thiểu của các khoản chi trả bảo hiểm tăng từ 1 tháng lên 2 tháng và mức chi trả cũng tăng lên tương đương với 70% lương tối thiểu từ mức 50% trước đây. Chính phủ đồng thời cũng đã triển khai các khoản phúc lợi cơ bản tạm thời và cho vay với lãi suất thấp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cấp thiết tối thiểu của các công nhân thất nghiệp hay những người có thu nhập thấp.

3.5. Xây dựng quan hệ quản lý - lao động mới

Thái độ đối đầu và bất hợp tác giữa lao động và quản lý trước đây không thể giải quyết được khủng hoảng hay làm thoả mãn được cả hai phía. Lao động và quản lý cần phải làm việc phối hợp với nhau như những đối tác để có thể cạnh tranh trên các thị trường thế giới. Quan hệ lao động - quản lý mới dựa trên sự tham gia và hợp tác là chiến lược duy nhất để có thể giúp cả hai bên tồn tại và phát triển. Cơ sở nền tảng quan trọng của nó là sự tin cậy lẫn nhau.

Mặc dù hầu hết các công ty đều chịu tác động của sự suy giảm kinh tế vào năm 1999 nhưng nhiều công ty đã nỗ lực áp dụng biện pháp cắt giảm tiền công thay vì biện pháp sa thải và điều này đã được chấp thuận thông qua đàm phán giữa giới chủ và lao động. Thành công này cho thấy rằng hầu hết các công nhân đều nhận thức được những khó khăn hiện tại.

0thảo luận