Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

QUAN NIỆM VỀ "TRÍ TUỆ" TRONG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC THỜI KỲ TIÊN TẦN

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:45

Nghiên cứu thời Tiên Tần trong lịch sử triết học Trung Quốc, người ta tập trung vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Đây là thời kỳ mà những mầm mống tư tưởng triết học vốn xuất hiện và tồn tại trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài trước đó đã được “tập đại thành”, hình thành nên các tư tưởng, học thuyết, trường phái triết học tương đối có hệ thống, mở đầu cho cả một thời kỳ phát rực rỡ của tư tưởng - văn hóa Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia láng giềng đến tận ngày nay. Trong các kinh điển triết học Trung Quốc thời kỳ Tiên Tần, khái niệm “trí tuệ”[智慧] ít được sử dụng, thay vào đó là phạm trù “trí”[智]. Vì thế, hướng nghiên cứu của chúng tôi là làm rõ quan niệm về “trí tuệ” trong triết học Trung Quốc thời Tiên Tần thông qua nghiên cứu quan điểm của một số nhà triết học tiêu biểu thuộc các trường phái lớn là Nho gia, Đạo gia, Pháp gia, và Binh gia về phạm trù “trí”.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

SO SÁNH DÂN CA CỦA NGƯỜI VIỆT VỚI DÂN CA CỦA NGƯỜI HÀN

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:41

Dân ca Việt Nam, Hàn Quốc cũng như các loại hình nghệ thuật khác được sáng tạo do nhu cầu của hiện thực đời sống lịch sử, xã hội, nằm trong quỹ đạo sáng tạo nghệ thuật của loại hình trữ tình dân gian các dân tộc trên thế giới. Dân ca của người Việt và người Hàn gắn với nghi lễ phong tục bởi dân gian hai nước gửi gắm niềm tin lớn vào các lực lượng siêu nhiên, vào các lời ca khẩn nguyện, cầu phúc, cầu yên.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN - HÀN QUỐC HIỆN NAY

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:38

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia  láng giềng có nhiều điểm tương đồng trong cơ chế chính trị cũng như cùng sở hữu các giá trị cơ bản trong việc giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội…

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm gần đây, mặc dù quan hệ hai nước đang được làm nóng lên bởi các cuộc  viếng thăm của các nhà lãnh đạo hai bên và việc chung tay giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng chiều sâu quan hệ hai nước vẫn còn những lỗ hổng lớn không dễ gì xóa bỏ. Đó là những yếu tố lịch sử như cuộc chiếm đóng của Nhật tại Bán đảo Triều Tiên trong 35 năm từ 1910 và những dấu ấn chiến tranh nặng nề để lại trong lòng người dân Hàn Quốc… và gần đây là vấn đề viết lại sách giáo khoa lịch sử ở Nhật Bản, vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo Tokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima…

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM - HÀN QUỐC VÀ VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:34

Quan hệ thương mại Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ  năm 1983 và được phát triển rất mạnh sau năm 1992, khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Qua các số liệu thống kê có thể dễ dàng nhận thấy một đặc điểm đặc trưng nhất trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước này là kim ngạch trao đổi được gia tăng liên tục và Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu. Tuy nhiên, có thể chia quá trình phát triển của mối quan hệ này ra làm hai giai đoạn: từ năm 1983-1992 và từ 1993 đến nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

CHỮ HIẾU TRONG TRUYỆN THẨM THANH

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:32

Chữ “hiếu孝” hay phạm trù “hiếu”, lâu nay được nhắc đến như là một hiện tượng để chỉ về những hành động của con người đối với con người. Cụ thể hơn là thường chỉ về quan hệ gia đình con cái đối với cha mẹ. Trong chữ Hán thấy rõ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lão 老 " ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử 子 " ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

QUAN HỆ GIAO THƯƠNG GIỮA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á THẾ KỲ XVI-XVII

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:24

Với quan niệm coi khu vực Đông Á là sự hợp thành của hai vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, việc thiết lập tổ chức hợp tác Đông Á trong những năm gần đây là sự thể hiện mối liên kết và tinh thần hợp tác giữa các quốc gia khu vực. Trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, quan hệ giữa các quốc gia Đông Bắc Á với Đông Nam Á cũng ngày càng được tăng cường, chặt chẽ. Xu thế hợp tác đó không chỉ góp phần đem lại nền hoà bình, ổn định, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc mà còn thúc đẩy sức tăng trưởng kinh tế cũng như sự phồn vinh của toàn thể khu vực. Mặc dù mối quan hệ giữa các quốc gia Đông Á hiện nay có những nội dung, mục tiêu và đặc điểm khác biệt so với quan hệ đã từng diễn ra trong lịch sử nhưng, nếu như coi lịch sử là một dòng chảy mang tính tiếp nối thì mối bang giao, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các quốc gia Đông Á đã được thiết lập từ rất sớm. Thông qua các mối quan hệ đó, ý thức về một cộng đồng khu vực đã xuất hiện. Trong rất nhiều trường hợp, quan hệ giao thương đã trở thành mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự hợp tác, phát triển mối quan hệ khác giữa các quốc gia trong nhiều thế kỷ qua.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 1

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Đăng ngày: 10-08-2014, 22:17

Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thủ đô, có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, trong đó có vấn đề phát triển các ngành công nghiệp chủ lực (CNCL). Sự phát triển của các ngành chủ lực có vai trò quan trọng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần hiện đại hóa nền kinh tế. Bài viết nghiên cứu  làm rõ hiện trạng phát triển của một số ngành CNCL ở Hà nội trong thời gian qua và đánh giá những kết quả, hạn chế. Đồng thời, bài viết xin chỉ ra một số vấn đề cần giải quyết trong phát triển các ngành CNCL trong điều kiện không gian kinh tế Thủ đô đã có sự mở rộng và quá trình hội nhập, phát triển. 21:12:55