Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TRONG THẬP KỶ QUA

Đăng ngày: 28-09-2012, 13:11

Nền kinh tế Hàn Quốc trước khủng hoảng tài chính Đông Á 1997, đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Thu nhập trên đầu người đã tăng 7 lần trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1996, và Hàn Quốc đã được gia nhập OECD vào cuối năm 1996. Thành công này là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố như kinh tế vĩ mô ổn định, chi tiêu của chính phủ hợp lý, trình độ học vấn cao, tỉ lệ tiết kiệm cao, và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Ngay từ khi bắt đầu phát triển kinh tế, chính phủ đã phân bổ nguồn tài chính tới những khu vực cụ thể nhằm kiểm soát hoạt động của nền kinh tế và hoạt động quản lý đối với các trung gian tài chính. Sự bảo vệ của chính phủ, kết hợp với sự thiếu ổn định về luật pháp đã cho phép các tập đoàn kinh tế lớn có thể tiếp cận các khoản tín dụng ưu đãi dễ dàng hơn. Do thiếu sự điều hành hiệu quả đối với các công ty và các tổ chức tài chính độc lập, do sự quan tâm không đầy đủ tới rủi ro về tín dụng và tỉ giá hối đoái dẫn tới khả năng rủi ro cao, đầu tư không cân đối, phân bổ vốn kém hiệu quả. Đặc điểm này của hệ thống kinh tế Hàn Quốc mặc dù đã tạo nên những thành công trong quá khứ nhưng đã không còn thích hợp trong nền kinh tế cạnh tranh mang tính toàn cầu và thị trường vốn đã được hội nhập của những năm 1990.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

THỬ NGHIỆM ĐỐI THOẠI GIỮA CÁC NỀN VĂN HOÁ KHÁC NHAU THÔNG QUA ĐIỆN ẢNH: VAI TRÒ CỦA “BÀN TRÒN ĐIỆN ẢNH”

Đăng ngày: 28-09-2012, 13:09

Điện ảnh là cuốn sách văn hóa được tạo thành bởi những trải nghiệm vô cùng phong phú trong đời sống con người. Thưởng thức điện ảnh chính là đọc để hiểu nền văn hóa được viết nên trong cuốn sách đó. Có lẽ, thưởng thức phim một mình cũng là một cách. Tuy nhiên, chính vì điện ảnh là một cuốn sách văn hóa nên nó tạo cho người ta cái nhu cầu muốn tâm sự với ai đó, một điều gì đó về nó. Chú ý tới điểm này, trong nghiên cứu nếu ta đưa vào một cách có chủ định phương pháp “đối thoại” giữa những người cùng xem phim thì điều gì sẽ xảy ra?

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

GIẢM NHẬP SIÊU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG CÓ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ

Đăng ngày: 28-09-2012, 13:07

Năm đầu tiên gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 48,9 tỷ USD tăng 21,8% so với năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 568 USD, cao nhất từ trước tới nay, cũng thuộc loại cao nhất ở châu Á và thế giới. Xuất khẩu tăng ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có những mặt hàng đạt kim ngạch khá cao như dệt may, điện tử máy tính, dây điện, cáp điện, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, hạt tiêu, cà phê, hạt điều, cao su… Đã có 9 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là dầu thô, dệt may, giày dép, thuỷ sản, sản phẩm gỗ, điện tử máy tính,  gạo, cà phê, cao su, với kim ngạch đạt 38 tỷ USD chiếm 68,2% tỷ kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

LỐI SỐNG ĐỘC THÂN CỦA PHỤ NỮ NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI: NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:59

Hiện tượng ngày càng đông đảo phụ nữ Nhật Bản chọn lối sống độc thân, đã phần nào phản ánh những biến đổi của kinh tế và xã hội, cũng như văn hoá của đất nước này. Hiện tượng này không chỉ là của riêng Nhật Bản, mà nó đã diễn ra ở hầu hết các nước phát triển trên thế giới. Có thể nói rằng, phụ nữ ngày nay lấy chồng và sinh con muộn hơn rất nhiều so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Theo số liệu trong Bản tường trình thế giới về sinh sản (World Fertility Report) của Liên Hiệp Quốc, tuổi lấy chồng trung bình của phụ nữ toàn thế giới hiện nay so với thập kỷ 70, của thế kỷ trước đã cao hơn 2 tuổi (từ 21,2 lên 23,2). Tại các quốc gia công nghiệp phát triển xu hướng này còn rõ hơn từ 22,0 lên 26,1 tuổi. Nếu năm 1960, trên 70% phụ nữ Mỹ 25 tuổi đã có chồng và có con, thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã giảm xuống 25%.


Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT THỜI PHONG KIẾN Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:56

Cuối thế kỷ IV, nhà nước đầu tiên ở Nhật Bản ra đời với tên gọi Yamato để rồi đến thế kỷ V thống nhất toàn Nhật Bản. Cũng như nhiều quốc gia Châu Á khác, nhà nước Yamato lúc bấy giờ đã coi nông nghiệp là nền tảng của kinh tế quốc gia nên chế độ ruộng đất luôn là vấn đề quan trọng nhất. Theo đó, đất đai luôn được triều đình Thiên hoàng chú trọng trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển nhà nước trung ương tập quyền. Điển hình cho quá trình đó là cuộc cải cách Taika do Thiên hoàng Kotoku (hiệu là Taika) khởi xướng năm 646. Cuộc cải cách này nêu rõ xóa bỏ quyền tư hữu về ruộng đất và nông nô, quyền cha truyền con nối về sở hữu ruộng đất và nông dân gắn với ruộng đất. Như vậy, ruộng đất nói chung đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước do Thiên hoàng đứng đầu. Trên cơ sở đó, nhà nước chia ruộng đất, chủ yếu là ruộng lúa nước cho những người làm ruộng theo số nhân khẩu mỗi hộ. Đây còn được coi là chế độ “Ban điền” (Kubunden) mà theo đó tất cả những người dân từ 6 tuổi trở lên đều được chia ruộng đất.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐÔNG NAM Á CỦA NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:54

Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới có những biến động sâu sắc, tất cả các quốc gia, dân tộc, nhất là các cường quốc lớn, trong đó có Nhật Bản đã điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại của mình phù hợp với tình hình mới của quốc tế và khu vực, đáp ứng lợi ích cao nhất của mỗi nước. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng có nhiều tầng, nấc, tầng bậc theo những thời điểm lịch sử khác nhau, có tác động lớn đến các nước Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương. Bài viết nghiên cứu sự thay đổi chính sách đối ngoại Châu Á - Đông Nam Á của Nhật Bản từ chú trọng kinh tế là chủ yếu sang quan tâm cả kinh tế lẫn chính trị. Mục tiêu của Nhật Bản là mở rộng từ cường quốc kinh tế sang cường quốc chính trị, tìm kiếm cho mình một vị thế mới trong hàng ngũ các cường quốc hàng đầu trên chính trường quốc tế trên cơ sở phát huy có hiệu quả chính sách đối ngoại ở khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

NỀN TÀI CHÍNH TRUNG QUỐC SAU HƠN 5 NĂM GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:52

Hơn 5 năm gia nhập WTO là giai đoạn kinh tế Trung Quốc  phát triển nhanh nhất trong lịch sử, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc   tăng trưởng ổn định tạo cơ hội đầu tư và thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Trong đó thành tựu của ngành tài chính Trung Quốc là không nhỏ. Năm 2002, GDP của Trung Quốc vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ NDT, GDP bình quân đầu người năm 2003 hơn 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2004 hơn 1.000 tỷ USD, thu thuế tài chính năm 2005 hơn 3.000 tỷ NDT, dự trữ ngoại tệ năm 2006 hơn 1.000  tỷ USD.  Từ năm 2001 - 2005, thu nhập bình quân đầu người từ 1.038 USD, tăng lên 1.700 USD. Năm 2005, Trung Quốc   trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CÁC HÌNH THỨC CHỈ NGUYÊN NHÂN, LÝ DO TRONG CÂU TIẾNG NHẬT HIỆN ĐẠI

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:49

Trong tiếng Nhật hiện đại có nhiều hình thức chỉ nguyên nhân, lý do. Ví dụ như hình thức thông thường ta hay gặp là hình thức dùng trợ từ “kara” hoặc “node”. Ngoài ra còn các hình thức khác như dùng các danh từ hình thức “tame”, “sei”, “okage” kết hợp với trợ từ “ni” hoăc “de”; hoặc là dùng các phó từ “naze”, “dooshite”, hoặc dùng các kết từ “dakara”, “soreyueni”, “sokode”, “sorede” v.v...

Nếu so sánh với các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Việt thì ta thấy tiếng Việt thường chỉ dùng các kết từ như “vì vậy”, “do đó”, “cho nên, nên” hoặc các kết từ chính phụ như “vì, vì vậy…nên, cho nên….”, “do…nên…”, “do vậy…mà…” v.v... Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải so sánh về cách dùng từ loại giữa hai thứ tiếng Nhật và Việt để tìm ra sự khác nhau và phân biệt cách dùng giữa các từ loại tiếng Nhật có nghĩa gần giống nhau nhằm giúp cho người học dễ dàng biết cách sử dụng chính xác.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

NHÀ VĂN MURAKAMI HARUKI: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Đăng ngày: 28-09-2012, 11:38

Murakami Haruki là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dòng văn học đương đại Nhật Bản, đồng thời là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Noben Văn học sắp tới. Ông sinh năm 1949 tại Kyoto, hiện đang sống ở Boston, Mỹ. Murakami cũng là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay ở cả trong nước lẫn ngoài nước. Ông bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 23 tuổi, tính đến nay hơn 30 năm có lẻ với rất nhiều tác phẩm có giá trị, được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Ông đã trở thành một hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh như: “nhà văn được yêu thích nhất”, “nhà văn best - seller”, “nhà văn của giới trẻ”, “nhà văn Nhật Bản được yêu thích nhất ở nước ngoài”...