Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:23

Ngày 13/2/2007, kết thúc giai đoạn ba vòng năm cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, các nước tham gia đàm phán đã ký bản Thoả thuận chung (thoả thuận 13/2) với nội dung cơ bản là CHDCND Triều Tiên sẽ bắt đầu những động thái ngừng hoạt động các cơ sở hạt nhân hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.  Cụ thể là, CHDCND Triều Tiên sẽ đóng cửa và niêm phong cơ sở hạt nhân Dong Piên, mời nhân viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) trở lại CHDCND Triều Tiên, đồng thời chấp nhận tất cả các cuộc giám sát, kiểm chứng cần thiết.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

XÂY DỰNG “XÃ HỘI HÀI HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” Ở TRUNG QUỐC: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:20

Vấn đề xây dựng “Xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã được Trung Quốc đề cập mấy năm qua. Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI (tháng 10-2006) đã đề cao vấn đề hài hòa xã hội chủ nghĩa và ra “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng xây dựng Xã hội hài hòa XHCN”. Tại Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2007), vấn đề xây dựng xã hội gắn với cải thiện dân sinh là trọng điểm- một trong những giải pháp cụ thể xây dựng “Xã hội hài hòa XHCN” đã trở thành một trong những vấn đề rất quan trọng của Đại hội.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:17

Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Nga, quốc gia kế thừa của Liên bang Xô Viết dường như lúng túng trong quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Liên bang Nga lúng túng thật sự thời kỳ đầu những năm 1990, họ lạnh nhạt với nước này. Có người nói, có thể sự thiếu vắng một chiến lược đối ngoại bài bản của một quốc gia vừa thoát thai từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và lo ngại trước gánh nặng chính trị đối với một đồng minh truyền thống thời kỳ Liên Xô là những yếu tố giải thích sự lúng túng của Liên bang Nga trong quan hệ này. Thời kỳ 1991-1993, các quan hệ kinh tế- chính trị giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên trở nên đông cứng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

VÀI NÉT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:06

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay (23/9/1973), quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản không ngừng củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ giữa hai nước đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế chính trị, văn hóa... Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam, tính đến tháng 8/2007, Nhật Bản có 855 dự án đầu tư trực tiếp có hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8,4 tỷ USD.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

MỘT SỐ TRỞ NGẠI TRONG QUAN HỆ NHẬT-TRUNG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:53

Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước lớn ở Châu Á. Một bên là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, còn bên kia là một cường quốc chính trị và một nền kinh tế đang lên. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã và đang có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Quan hệ Nhật – Trung thời hiện đại đã trải qua những bước đi thăng trầm. Từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, do nhiều nhân tố thúc đẩy, mối quan hệ này đã có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, sự bất đồng trong nhiều vấn đề đang cản trở sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Quan hệ Nhật – Trung căng thẳng đã ảnh hưởng lớn tới quá trình hợp tác và hội nhập ở Đông Á.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

HỌC TIẾNG VIỆT TẠI NHẬT BẢN

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:51

Do quan hệ hợp tác Nhật - Việt trong thời gian gần đây ngày càng phát triển nên tiếng Việt đã trở thành một trong những ngôn ngữ được quan tâm ở đất nước mặt trời mọc. Phong trào học tiếng Việt cũng trở thành “hiện tượng” trong các trường đại học ở Nhật Bản, số sinh viên và điểm thi đầu vào học ngành này tăng lên hàng năm. Khoa tiếng Việt đã được thành lập tại một trường đại học ngoại ngữ nổi tiếng của Nhật Bản từ cách đây hơn 40 năm là Đại học Ngoại ngữ Tokyo, sau đó là Đại học Ngoại ngữ Osaka. Tại các cơ sở đào tạo này với chương trình đào tạo quy mô, bài bản, chất lượng cao, số sinh viên nhiều hơn hẳn so với những cơ sở tương tự tại các nước Âu, Mỹ khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG RÔ MU HIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:48

Ngày 9/12/2007, Hàn Quốc đã bầu tổng thống mới, thay ông Rô Mu Hiên hết nhiệm kỳ tổng thống 5 năm vào tháng 2/2008. Đây là sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Hàn Quốc. Nhân dịp  này xin giới thiệu những thành tựu kinh tế – xã hội Hàn Quốc đạt được dưới thời ông Rô Mu Hiên cầm  quyền.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ĐÀI LOAN SAU KHI GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:45

Có thể nói, quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là giai đoạn sau khi Đài Loan và Việt Nam gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đem lại cho Đài Loan và Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung. Có thể nhận thấy rằng, các quan hệ kinh tế của Đài Loan với Việt Nam hiện nay được tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực là: Thương mại, Đầu tư, Lao động và Du lịch. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai bên để từ đó có thể dự báo triển vọng trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ĐÔNG Á: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH VÀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:21

Bước vào thập niên 1990, sự trỗi dậy thần kỳ của kinh tế Trung Quốc, cùng lúc với sự suy thoái kéo dài của kinh tế Nhật Bản đã làm biến đổi nhiều mảng màu trên bản đồ kinh tế Châu Á. Hình ảnh về con chim đầu đàn trong đàn nhạn biển - Nhật Bản, trở nên nhạt nhoà trước không khí sôi động tiếng máy trong công xưởng khổng lồ của thế giới – Trung Quốc. Người ta bắt đầu nghi hoặc về một sự hoán vị sức mạnh trên phương diện kinh tế chính trị quốc tế đang diễn ra tại khu vực Châu Á. Trên đà tăng trưởng kinh tế vũ bão, Trung Quốc dường như cũng không khỏi nảy sinh tư tưởng về một “Đại quốc hùng cường”, khi bất ngờ thể hiện một loạt các hoạt động ngoại giao kinh tế trong khu vực.


Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI ĐÔNG Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:19

Mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc trong chính sách đối với Đông Á và rộng hơn là đối với cả khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là xác lập vai trò nước lớn và từ đó tìm kiếm và duy trì những tham vọng về chủ quyền lãnh thổ và những lợi ích kinh tế. Nói như vậy không có nghĩa là Trung Quốc muốn thống trị khu vực này mà thực ra họ nhằm tới mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực. Và đương nhiên từ việc duy trì ảnh hưởng Trung Quốc nhằm tới việc duy trì chủ quyền lãnh thổ của họ và những tham vọng lãnh thổ khác. Như chúng ta biết, Trung Quốc đã mất một phần lãnh thổ trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, điều này cũng có nghĩa là họ đã mất một phần chủ quyền lãnh thổ hoặc là chủ quyền về toàn vẹn lãnh thổ của họ đã bị suy giảm. Đây cũng là lý do giải thích tại sao Trung Quốc luôn luôn đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan, cũng như những vấn đề nhạy cảm về chủ quyền lãnh thổ đối với Xinjiang và Tibet. Việc Hồng Kông trở lại với Trung Quốc vào năm 1997 cũng là một vấn đề thuộc chủ đề này.