Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:28

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế. Các nước áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ cao sẽ thu hút được đầu tư nhiều, thúc đẩy sáng chế và phát minh mạnh hơn các nước chỉ áp dụng chế độ bảo hộ hạn chế. Vì vậy trong hội nhập kinh tế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung đàm phán cam kết thực hiện ở các hiệp định song phương và đa phương như BTA, WTO.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TƯ NHÂN HOÁ Ở MÔNG CỔ

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:25

Để thoát khỏi trì trệ, từ đầu những năm 1990, Chính phủ Mông Cổ do MPRP lãnh đạo đã thực thi chính sách tư nhân hóa, điều mà họ tin rằng sẽ tạo nên một hệ thống hiệu quả hơn nền kinh tế kế hoạch tập trung. Và càng tư nhân hóa nhanh, sẽ càng tốt cho nền kinh tế. Cựu Thủ tướng Dashin Byambasuren thực hiện “một trong những chương trình tư nhân hoá nhanh nhất trong các nước xã hội chủ nghĩa đang cải cách thời kỳ đó”. Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:23

Ngày 13/2/2007, kết thúc giai đoạn ba vòng năm cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, các nước tham gia đàm phán đã ký bản Thoả thuận chung (thoả thuận 13/2) với nội dung cơ bản là CHDCND Triều Tiên sẽ bắt đầu những động thái ngừng hoạt động các cơ sở hạt nhân hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.  Cụ thể là, CHDCND Triều Tiên sẽ đóng cửa và niêm phong cơ sở hạt nhân Dong Piên, mời nhân viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) trở lại CHDCND Triều Tiên, đồng thời chấp nhận tất cả các cuộc giám sát, kiểm chứng cần thiết.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

XÂY DỰNG “XÃ HỘI HÀI HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” Ở TRUNG QUỐC: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:20

Vấn đề xây dựng “Xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã được Trung Quốc đề cập mấy năm qua. Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI (tháng 10-2006) đã đề cao vấn đề hài hòa xã hội chủ nghĩa và ra “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng xây dựng Xã hội hài hòa XHCN”. Tại Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2007), vấn đề xây dựng xã hội gắn với cải thiện dân sinh là trọng điểm- một trong những giải pháp cụ thể xây dựng “Xã hội hài hòa XHCN” đã trở thành một trong những vấn đề rất quan trọng của Đại hội.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:17

Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Nga, quốc gia kế thừa của Liên bang Xô Viết dường như lúng túng trong quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Liên bang Nga lúng túng thật sự thời kỳ đầu những năm 1990, họ lạnh nhạt với nước này. Có người nói, có thể sự thiếu vắng một chiến lược đối ngoại bài bản của một quốc gia vừa thoát thai từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và lo ngại trước gánh nặng chính trị đối với một đồng minh truyền thống thời kỳ Liên Xô là những yếu tố giải thích sự lúng túng của Liên bang Nga trong quan hệ này. Thời kỳ 1991-1993, các quan hệ kinh tế- chính trị giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên trở nên đông cứng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

VÀI NÉT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:06

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay (23/9/1973), quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản không ngừng củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ giữa hai nước đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế chính trị, văn hóa... Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam, tính đến tháng 8/2007, Nhật Bản có 855 dự án đầu tư trực tiếp có hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8,4 tỷ USD.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

MỘT SỐ TRỞ NGẠI TRONG QUAN HỆ NHẬT-TRUNG TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:53

Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước lớn ở Châu Á. Một bên là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, còn bên kia là một cường quốc chính trị và một nền kinh tế đang lên. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã và đang có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của Châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Quan hệ Nhật – Trung thời hiện đại đã trải qua những bước đi thăng trầm. Từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, do nhiều nhân tố thúc đẩy, mối quan hệ này đã có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, sự bất đồng trong nhiều vấn đề đang cản trở sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Quan hệ Nhật – Trung căng thẳng đã ảnh hưởng lớn tới quá trình hợp tác và hội nhập ở Đông Á.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

HỌC TIẾNG VIỆT TẠI NHẬT BẢN

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:51

Do quan hệ hợp tác Nhật - Việt trong thời gian gần đây ngày càng phát triển nên tiếng Việt đã trở thành một trong những ngôn ngữ được quan tâm ở đất nước mặt trời mọc. Phong trào học tiếng Việt cũng trở thành “hiện tượng” trong các trường đại học ở Nhật Bản, số sinh viên và điểm thi đầu vào học ngành này tăng lên hàng năm. Khoa tiếng Việt đã được thành lập tại một trường đại học ngoại ngữ nổi tiếng của Nhật Bản từ cách đây hơn 40 năm là Đại học Ngoại ngữ Tokyo, sau đó là Đại học Ngoại ngữ Osaka. Tại các cơ sở đào tạo này với chương trình đào tạo quy mô, bài bản, chất lượng cao, số sinh viên nhiều hơn hẳn so với những cơ sở tương tự tại các nước Âu, Mỹ khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG RÔ MU HIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:48

Ngày 9/12/2007, Hàn Quốc đã bầu tổng thống mới, thay ông Rô Mu Hiên hết nhiệm kỳ tổng thống 5 năm vào tháng 2/2008. Đây là sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Hàn Quốc. Nhân dịp  này xin giới thiệu những thành tựu kinh tế – xã hội Hàn Quốc đạt được dưới thời ông Rô Mu Hiên cầm  quyền.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ĐÀI LOAN SAU KHI GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:45

Có thể nói, quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là giai đoạn sau khi Đài Loan và Việt Nam gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đem lại cho Đài Loan và Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung. Có thể nhận thấy rằng, các quan hệ kinh tế của Đài Loan với Việt Nam hiện nay được tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực là: Thương mại, Đầu tư, Lao động và Du lịch. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai bên để từ đó có thể dự báo triển vọng trong thời gian tới.