Trang chủ

KINH TẾ HÀN QUỐC DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG RÔ MU HIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:48 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

 

 

Ngày 9/12/2007, Hàn Quốc đã bầu tổng thống mới, thay ông Rô Mu Hiên hết nhiệm kỳ tổng thống 5 năm vào tháng 2/2008. Đây là sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Hàn Quốc. Nhân dịp  này xin giới thiệu những thành tựu kinh tế – xã hội Hàn Quốc đạt được dưới thời ông Rô Mu Hiên cầm  quyền.

Hiện nay, Hàn Quốc được dư luận quốc tế coi là một trong những nước đang phát triển thành đạt nhất về mặt kinh tế - xã hội, biểu hiện ở chỗ GDP và GDP/người trong thời gian qua tăng ổn định, thất nghiệp giảm.

Ví dụ, nếu GDP/ người năm 2003 là 17.908 USD, thì năm 2006 là 21.1000 USD; còn thất nghiệp từ 3,7% năm 2005 giảm  còn 3,5% ở năm 2006; GDP năm 2003 tăng 3,1%, năm 2004 là 4,7%, thì năm 2006 tăng 5%. Do vậy, hãng “Moody’s Invetes  Service” đã nâng cấp xếp hạng tín nhiệm Hàn Quốc  từ hạng  A3 lên A2 trên thị trường tín dụng quốc tế hiện nay.

Đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong thời gian qua là các ngành công nghiệp bán dẫn, đóng tầu, chế tạo ô tô, hoá dầu, luyện kim …. Bảng 1 dưới đây là sản lượng các mặt hàng công nghiệp chủ yếu trong thời gian 2005 – 2006.

 

 

Bảng 1: Sản lượng các mặt hàng công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc

thời gian 2005 - 2006


Tên sản phẩm

Thời gian

Tên sản phẩm

Thời gian

2005

2006

2005

2006

Điện thoại  tổ ong (ngàn chiếc)

201883

194363

Ô tô hàng (ngàn chiếc)

218,102

231,249

Điều hoà nhiệt độ (nt)

3470

2416

Máy xúc (nt)

24374

24680

Máy sao chụp (nt)

432570

222467

Máy cái (nt)

9537

10894

Video cát sét (nt)

1514

642

Săm lốp ô tô (nt)

82394

84603

Tủ lạnh (nt)

5461

5246

Phân khoáng (tấn)

2348525

1975179

Máy giặt (nt)

5665

5279

Etilen (tấn)

6058200

6059495

Lò vi sóng (nt)

2825

2507

Xi măng (ngàn tấn)

51391

53971

Ti vi mầu (nt)

3953

3143

Lúa gạo (nt)

4760

4679

Thang máy (nt)

26,841

25,962

Đậu nành (nt)

183

156

Ô tô bus (nt)

115,209

110,433

Khoai tây (nt)

894

631

Ô tô con (nt)

3356

3489

Ngô (nt)

73

64

 

 

 

Đánh bắt hải sản (nt)

2714

3032

 

Triển vọng để Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng công nghiệp nói trên là kinh tế thế giới hiện nay tiếp tục tăng trưởng ổn định. Theo IMF cho biết, GDP của Mỹ năm 2007 chỉ có thể tăng 2%, thấp hơn dự đoán hồi tháng 4/07 của IMF là 0,2%. Bù lại số thiếu hụt của Mỹ trong GDP thế giới là mức tăng trưởng GDP cao của Trung Quốc (11,2%), Ấn Độ (9,0%) và Nga (7,0%) ở năm 2007, góp phần cho phép Hàn Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng đầu tư vào các mặt hàng có nhu cầu cao trên thị trường nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm.

Nhờ thất nghiệp giảm,  nên năm qua tiêu dùng khu vực kinh tế hộ gia đình ở Hàn Quốc tăng 4,2%, mức tăng cao nhất kể từ khi khủng hoảng thị trường tín dụng năm 2003, (năm này  nợ của khu vực kinh tế hộ gia đình tăng, chỉ tiêu tiêu dùng gia đình giảm). Năm qua, mặc dù nhà nước muốn giảm áp  lực trên thị trường  địa ốc, để giảm gánh nặng nợ cho những người vay tiền mua nhà ở, nhưng  vào 6 tháng cuối năm 2006, giá nhà ở và văn phòng lại tăng vọt, làm cho nợ của các hộ  gia đình vay tiền mua nhà tăng lên. Đến tháng 9/2006 nợ của kinh tế hộ gia đình chiếm tới 65% GDP so với 40% GDP cách đây 10 năm về trước, tuy nhiên giá địa ốc cao đã tạo sung lực mới để đầu tư mạnh vào xây dựng nhà ở. Cùng với việc tăng chi (7,5% ở năm 2006) của khu vực công ty, doanh nghiệp vào mua máy móc, thiết bị, tăng đầu tư vào xây dựng nhà ở đã góp phần phát triển kinh tế Hàn Quốc năm 2006.

Đóng góp tích cực vào thịnh vượng của kinh tế Hàn Quốc còn có vai trò của hoạt động ngoại thương. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Hàn Quốc tính bằng USD tăng 14,4%, trước hết nhờ thương hiệu các mặt hàng  của Hàn Quốc có  tín nhiệm trên thị trường nước ngoài, sau nữa là nhờ các phương tiện thông tin của Hàn Quốc có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Đứng đầu trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá năm qua là sản phẩm của ngành điện tử, bán dẫn, ô tô và tầu thủy.

Năm 2006, so với kim ngạch xuất khẩu, thì kim ngạch nhập khẩu cao hơn 18,4% do giá dầu mỏ và giá các vật tư nhập vào Hàn Quốc tăng. Bảng 2 dưới đây là kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá  Hàn Quốc trong thời gian 2004 – 2006:


Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Hàn Quốc 2004 – 2006

(Đơn vị: triệu USD)


Năm

Xuất, nhập

2004

2005

2006

Xuất (theo giá FOB)

257710

288971

331845

Nhập (theo giá SIF)

220141

256288

302631

Chênh lệch ngoại thương

37569

32680

29214

 

Mặc dù, kết dư ngoại thương về hàng hoá tăng, nhưng ý nghĩa của tình trạng tăng này bị giảm vì thiếu hụt trong buôn bán dịch vụ gia tăng, trong thời gian 2004 – 2006 tăng 2 lần, đưa mức thiếu hụt về dịch vụ lên tới 18,8tỷ USD chủ yếu vì sinh viên Hàn Quốc  đi du học và dân Hàn Quốc  đi du lịch nước ngoài ngày càng nhiều nhờ kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện. Bảng 3 là kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ trong thời gian 2004 – 2006 (triệu USD).

 

 

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của Hàn Quốc thời gian 2004 – 2006

Năm

Xuất, nhập

2004

2005

2006

Xuất khẩu dịch vụ

41882

45129

51874

Nhập khẩu dịch vụ

49928

58788

70637

Chênh lệch xuất, nhập

-8046

-13658

-18763

 

 

Lĩnh vực dịch vụ bị thiếu hụt nhiều còn vì dịch vụ của Hàn Quốc kém khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế  do năng suất lao động dịch vụ của Hàn Quốc thấp.

 

 

Bảng 4: Các nước và vùng lãnh thổ nhập hàng hoá Hàn Quốc năm 2006


 

Nước và vùng lãnh thổ

Tỷ giá nhập

(triệu USD)

Nước và vùng

lãnh thổ

Tỷ giá nhập

(triệu USD)

Trung Quốc

64459

Đức

10056

Mỹ

43184

Singapo

9489

Nhật

26534

Anh

5635

Hồng Kông

18979

Mêxicô

6285

Đài Loan

12996

Ấn Độ

5533

 

Bảng 5: Các nước cung cấp vật tư hàng hoá cho Hàn Quốc năm 2006

Tên nước

Giá trị hàng cung cấp (triệu USD)

Tên nước

Giá trị hàng cung cấp (triệu USD)

Trung Quốc

48557

Ôxtrâylia

11309

Nhật

52926

Tiểu vương quốc Ảrập

12931

Mỹ

33654

Đài Loan

9288

Ảrậpxêút

20552

Malaixia

7242

Đức

11365

Inđônexia

8849

 

Trong tương lai hoạt động ngoại thương của Hàn Quốc còn sôi động hơn nữa vì hiện

nay Hàn Quốc đã ký được hiệp định mậu dịch tự do tay đôi với nhiều nước như với Chi Lê, Mỹ, Singapo, đang đàm phán ký hiệp định loại này với Mê Xi Cô “Mercosur”, “ASEAN”, Trung Quốc, Ấn Độ…

Hàn  Quốc ký được nhiều hiệp định mậu dịch song phương như vậy, sẽ dành  được thị trường với Trung Quốc. Vì hiện nay hàng hoá Trung Quốc đang cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại của Hàn Quốc trên khắp các thị trường thế giới.


Bảng 6: Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Hàn Quốc trong năm 2006

Xuất

(%) xuất

Nhập

(%) nhập

Điện máy và điện kỹ thuật

27,6

Điện máy và điện kỹ thuật

19,1

Máy móc, thiết bị…

13,1

Dầu mỏ

18,1

Ô tô con (xe hơi)

9,4

Máy móc, thiết bị…

11,7

Sản phẩm hoá chất

8,7

Bán dẫn

8,5

 

 

Báo giới cho rằng, việc thiết lập quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa các vùng dọc giới tuyến Nam -Bắc Triều Tiên có ý nghĩa to lớn trong việc bình thường hoá tình hình Bán đảo Triều Tiên. Kim ngạch  buôn bán 2 miền Nam Bắc Triều Tiên năm 2006 đạt 1,35 tỷ USD, tăng 27,8% so với năm 2005. Theo số liệu thống kê chính thức của Hàn Quốc, thì 60% hàng buôn bán với Triều Tiên được thực  hiện trên cơ sở thương mại, còn lại là hàng cứu trợ, trợ cấp nhân đạo (phân bón, thuốc trừ sâu và lương thực, thực phẩm).

Trong số những dự án lớn 2 bên Nam Bắc Triều Tiên cùng phối hợp thực hiện phải kể đến:

- Dự án phát triển vùng kinh tế tự do “Kê San”, Hàn Quốc dự kiến sau khi đạt tiến bộ về vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên, thì Hàn Quốc sẽ  đẩy mạnh  tiến độ thực hiện dự án này.

- Dự án mở tuyến đường lên núi Kim Han Sơn. Từ thập niên 90 của thế kỷ 20 Hàn Quốc đã có kế hoạch mở đường lên núi Kim Han Sơn để nhân dân 2 miền lên đấy nghỉ mát, du lịch. Theo dự án này, hàng năm sẽ có trên 1 triệu người Hàn Quốc đến Triều Tiên để tham quan dãy núi này.

- Dự án mở rộng hợp tác trong lĩnh vực cải tạo, tu sửa và nâng cấp kết cấu hạ tầng. Đây là sáng kiến Hàn Quốc dành cho Triều Tiên để phát triển đường sắt, đường bộ quốc tế và liên triều vượt qua giới tuyến 2 miền để hàng năm khách du lịch Hàn Quốc có thể đến thăm dãy núi Kim Han Sơn và cung cấp vật tư hàng hoá cho vùng kinh tế “Kê San”

Phát triển tốt hợp tác kinh tế thương mại liên triều giữa 2 vùng ranh giới trong thời gian qua đã ảnh hưởng tích cực tới thị trường lao động Hàn  Quốc. Nhờ vậy năm 2006, Hàn Quốc đã tạo thêm 295 ngàn chỗ làm vịêc mới, góp phần giảm thất nghiệp còn 3,5% so với 3,7% ở năm 2005, lương bình quân tháng của người lao động Hàn Quốc tăng 2,6%. Tuy nhiên, tăng lương buộc chủ doanh nghiệp phải di chuyển năng lực sản xuất ra nước khác nhân công rẻ hơn hoặc  phải thuê lao động nước nước ngoài .

Theo luật lao động Hàn Quốc, chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng thuê lao động thời gian, tiền công rõ ràng. Nếu sa thải lao động trong thời gian hợp đồng  còn hiệu lực người thuê lao động phải bồi thường, kể cả hợp đồng lao động có thưởng. Ngoài ra, giá cả vật tư, hàng hoá bị thay đổi cũng ảnh hưởng nhất định tới thị trường lao động.  Nếu giá vật tư tăng, sản xuất bị thu hẹp, thất nghiệp sẽ tăng và ngược lại.

Trong 2 năm qua nhờ thực hiện tốt chính sách tài chính, tiền tệ xiết chặt và ổn định được giá lương thực, thực phẩm, cho nên năm 2006 giảm được lạm phát còn 2,2%, thấp hơn khoảng 50% so với năm 2005. Để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đưa vào sản xuất, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, ngày 12/7/07 Ngân hàng trung ương Hàn Quốc nâng lãi suất huy động vốn lên 4,75%.

Các chuyên gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết tình hình tài chính của ngành công nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc hiện nay là khả quan, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu thu lợi nhuận cao vì nhiều mặt hàng Hàn Quốc, nhất là các mặt hàng điện tử, bán dẫn, ô tô và tầu thuỷ có  nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Do vậy, cổ phiếu của các công ty, doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này trong thời gian qua hấp dẫn các nhà đầu tư, góp phần làm chỉ số chứng khoán trên thị trường vốn Hàn Quốc tháng 9/06 tăng 75%, 6 tháng đầu năm 2007 tăng 40%, cho phép các công ty, doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu tăng, thu hút được thêm vốn đầu tư và mở rộng hoặc hiện đại hoá sản xuất.

Ví dụ, theo các chuyên gia ADB, nếu lấy năng lực sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc ở năm 2000 là 100% thì năng lực ấy ở quý 4/06 tăng khoảng 102 – 105%. Các chuyên gia kinh tế Hàn Quốc cho biết trong thời gian ông Rô Mu Hiên làm tổng thống, kinh tế Hàn Quốc phát triển liên tục và ổn định như đã nói trên. Năm 2007 kinh tế Mỹ bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đến lượng hàng hoá Hàn Quốc xuất sang Mỹ, do vậy, cũng ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc.

Các nhà kinh tế Mỹ cho biết, đa số nước thiết lập quan hệ mậu dịch tự do song phương với Mỹ như Ixrael, Oxtrâylia, Goocđani, Marốc, Chi Lê, Singapo, Cộng hoà Đômunich và 6 nước Trung Mỹ, không nước nào có tiềm năng kinh tế bằng Hàn Quốc. Ví dụ, hiện nay, hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang cộng hoà Đômunich và 6 nước Trung Mỹ chỉ đạt 15 tỷ USD, còn sang Hàn Quốc đạt 26 tỷ USD. Do vậy, Hàn Quốc được Mỹ coi là đối tác kinh tế chiến lược ở Đông Bắc Á, là địa bàn  trung chuyển hàng hoá của Mỹ vào khu vực này. Còn Hàn Quốc coi Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng thứ 2 của Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, nhiều công ty Hàn Quốc cho rằng nếu mở cửa cho hàng hoá Mỹ tự do lưu hành trên thị trường Hàn Quốc, thì nhiều mặt hàng Hàn Quốc, nhất là mặt hàng nông sản, dược phẩm, kỹ thuật bán dẫn…. không có khả năng cạnh tranh với mặt hàng cùng loại của Mỹ trên sân nhà. Như vậy, sẽ có nhiều người mất việc làm, bởi thế cho nên, giới công đoàn Hàn Quốc cũng khuyến cáo với chính phủ của mình không chấp nhận huệ quốc thương mại của Mỹ để bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động của mình.

Hiện nay,  Hàn Quốc đang bị lão hoá dân số, những người trên 65 tuổi ở Hàn Quốc ngày một gia tăng, vừa gây khó khăn cho nguồn lao động, vừa gây căng thẳng ngân sách đảm bảo xã hội, buộc Chính phủ Tổng thống Rô Mu Hiên phải cải cách, sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh chính sách xã hội và luật thuế cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội phát triển năng động.

Những đổi mới trong chính sách xã hội và luật thuế vừa qua là nhằm hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như nhằm khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào vùng, miền cần cho đất nước phát triển đồng đều,  góp phần vào khoan sức dân, tăng nguồn thu ngân sách. Năm 2006 thặng dư ngân sách đạt 0,4% GDP, kết dư cán cân thanh toán vãng lai đạt 0,7%, lạm phát giảm còn 2,2%, thất nghiệp còn 3,5%, dự trữ vàng ngoại tệ đạt 2.390 triệu USD đứng thứ 5 thế giới trước Ấn Độ (1.773 triệu USD). Do vậy Hàn Quốc được nâng cấp tín nhiệm trên thị trường tín dụng thế giới, được các chuyên gia IMF xếp vào nền kinh tế mạnh thứ 13 thế giới hiện nay so với thứ 14 ở năm 2003.

Có lẽ trên cơ sở các số liệu nói trên, tạp chí “Economist” tháng 8/ 2007 đã dự đoán khả năng phát triển kinh tế Hàn Quốc trong thời gian đến năm 2010 như Bảng 7 dưới đây:


Bảng 7: Dự đoán khả năng phát triển của kinh tế Hàn Quốc thời gian tới


Chỉ tiêu

Năm

 

2006

2007

2008

2009

2010

2011

GDP tăng thực tế (%)…..

5,0

4,7

5,1

4,5

4,7

4,8

Giá bán lẻ tăng b/q năm (%)……

2,2

2,4

2,6

2,3

2,4

2,4

Kết dư ngân sách (%GDP)……..

0,4

0,5

0,4

0,2

0,2

0,3

Thặng dư cán cân TTVL (%GDP)…

0,7

0,3

0,1

- 0,1

- 0,4

- 0,8

Lãi suất cơ bản bình quân dành cho  người vay loại một (%)….

6,0

6,0

5,8

5,7

5,6

5,5

Tỷ giá đồng Won/1USD…

954,8

917,0

880,0

836,0

813,0

803,0

Tỷ giá đồng Won/100 Yên…

821,5

776,8

828,2

866,3

869,5

874,8

 

Chúng ta hy vọng, với đà phát triển và triển vọng tăng trưởng trong những năm tới như dự đoán, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ góp phần thúc đẩy quan trọng sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong khu vực và thế giới.

 

TRỊNH TRỌNG NGHĨA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Rô Mu Hiên và triển vọng tới năm 2011.

2.  Thông tin Thương mại nước ngoài các số 90 & 113/07.


 

 

0thảo luận