Trang chủ

TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - ĐÀI LOAN SAU KHI GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 24-08-2012, 10:45 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

Có thể nói, quan hệ kinh tế Việt Nam - Đài Loan trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là giai đoạn sau khi Đài Loan và Việt Nam gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO đem lại cho Đài Loan và Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung. Có thể nhận thấy rằng, các quan hệ kinh tế của Đài Loan với Việt Nam hiện nay được tập trung chủ yếu vào bốn lĩnh vực là: Thương mại, Đầu tư, Lao động và Du lịch. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu từng lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai bên để từ đó có thể dự báo triển vọng trong thời gian tới.

1. Trong lĩnh vực thương mại

Việt Nam gia nhập WTO sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn cho Đài Loan. Quan hệ song phương Việt Nam - Đài Loan trở nên gần gũi hơn trong những năm gần đây. Việt Nam là đối tác mậu dịch lớn thứ 17 của Đài Loan, và tổng trao đổi mậu dịch song phương năm 2005 đạt 4,7 tỷ USD, tăng 19,71% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam đạt 7,9 tỷ USD tính đến tháng 7/2006; đồng thời Đài Loan cũng trở thành một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Và việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ rất có lợi cho sự phát triển thương mại và đầu tư của Đài Loan ở Việt Nam. Những cơ hội trong lĩnh vực hợp tác thương mại có thể kể ra là:

- Về mặt thuế quan đối với 232 sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp có liên quan tới Đài Loan, mức thuế trung bình sẽ giảm từ mức hiện tại 45,25% xuống 16,27% (giảm 64,04%). Những mặt hàng mà Đài Loan được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế bao gồm: thịt lợn, sữa, sản phẩm bơ sữa, xúc xích, thịt hộp, cá thu, cá chình, xi măng, nhựa plastics, sản phẩm cao su, vải vóc, gốm sứ, sản phẩm thép, sản phẩm nhôm, máy móc điện, dây khoá kéo, vv… Một số trong những mặt hàng nêu trên sẽ được điều chỉnh cắt giảm thuế trong vòng 3 đến 5 năm. Hơn nữa, Việt Nam còn tham gia Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA)Hiệp định Hài hoà hoá Các sản phẩm Hoá học, điều này sẽ đem lại những cơ hội thương mại đầy hứa hẹn cho các ngành công nghiệp liên quan của Đài Loan.

- Các ngành công nghiệp dịch vụ khác mà Việt Nam đồng ý mở cửa bao gồm, máy vi tính, viễn thông giá trị gia tăng, phân phối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đại lý vận tải giao nhận, và dịch vụ giáo dục. Đây cũng là những lĩnh vực hấp dẫn thu hút đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam.

- Về các rào cản phi thuế quan. Việt Nam cam kết cho phép các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài có quyền buôn bán bắt đầu từ 1/1/2007, và bãi bỏ trợ cấp đối với các sản phẩm nông nghiệp sau khi gia nhập.

- Thêm vào đó, Việt Nam sẽ điều chỉnh các luật lệ liên quan đến Quyền Sở hữu Trí tuệ (IPR), tuân thủ các tiêu chuẩn của WTO về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, công khai những qui định thương mại liên quan thông qua việc thiết lập các trang website, vv…

Với việc Việt Nam gia nhập WTO, Sở Ngoại thương Đài Loan sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nắm bắt cơ hội này nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư và thương mại giữa Việt Nam - Đài Loan lên một tầm cao mới.

Về Hiệp định mậu dịch tự do song phương Việt Nam - Đài Loan:

Cho đến nay, sản xuất của Đài Loan ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào mạng lưới hỗ trợ sản xuất từ trong nước của Đài Loan. Nói cách khác, Đài Loan thiếu các mạng lưới hỗ trợ ngay tại Việt Nam do đó dẫn đến phải nhập khẩu các nguyên liệu thô hay sản phẩm trung gian từ Đài Loan. Đẩy mạnh mậu dịch song phương sẽ giảm được các chi phí này và tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Đài Loan trên thị trường Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Hơn nữa, sự nổi lên của khu vực mậu dịch tự do ASEAN và việc cùng là thành viên WTO của Đài Loan và Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế cho cả hai bên. Các hiệp định mậu dịch tự do song phương cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn, thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Những thách thức về kim ngạch mậu dịch song phương Việt Nam - Đài Loan:

Các cơ quan chức năng Đài Loan cho biết, kim ngạch mậu dịch song phương Việt Nam - Đài Loan hiện nay đạt khoảng 4 tỷ USD/năm. Trong số này, Đài Loan xuất siêu quá lớn sang Việt Nam với tổng kim ngạch khoảng 3,4 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan mới đạt 600 triệu USD.

Tỡnh trạng nhập siờu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Đài Loan sẽ cũn kộo dài do cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu song phương khó thay đổi trong tương lai gần. Cho đến nay, Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, thiết bị, đồ gia dụng từ Đài Loan trong khi xuất khẩu chủ yếu là hàng nụng sản hay thủ cụng mỹ nghệ giỏ trị thấp. Điều này cũng dễ lý giải vì Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và cải cách cơ cấu kinh tế đất nước, còn Đài Loan thì đã là nước phát triển vượt xa Việt Nam rất nhiều. Do đó, nhập khẩu những hàng hoá có hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao từ Đài Loan cũng là nhu cầu tất yếu để Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, với việc gia nhập WTO của Việt Nam, chắc chắn rằng tình trạng này sẽ được cải thiện hơn nhiều trong thời gian tới.


Thống kê kim ngạch mậu dịch Việt Nam và  Đài Loan

(từ 1989 - tháng 5 năm 2005)

Đơn vị tính: USD

Năm

Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều

Việt Nam nhập khẩu

Việt Nam

xuất khẩu

Thâm hụt

 

Kim ngạch

Tỷ lệ tăng trưởng (%)

1989

41.348.465

---

8.880.195

32.468.270

23.588.075

1990

118.299.859

186,1

62.743.712

55.556.147

-7.187.565

1991

232.348.445

96,4

152.285.716

80.062.729

-72.222.987

1992

401.366.439

72,7

278.466.298

122.900.141

-155.566.157

1993

655.413.750

63,3

501.274.729

154.139.021

-347.135.708

1994

961.513.464

46,7

742.567.748

218.945.716

-523.622.032

1995

1.283.912.827

33,5

1.013.635.117

270.277.710

-743.357.407

1996

1.492.049.335

16,2

1.175.326.777

316.722.558

-858.604.219

1997

1.688.599.718

13,2

1.297.187.017

319.412.701

-905.774.316

1998

1.556.290.113

-7,8

1.213.285.170

343.004.943

-870.280.227

1999

1.729.264.876

11,1

1.341.502.889

387.761.987

-953.740.902

2000

2.132.238.312

23,3

1.663.391.721

468.846.591

-1.194.545.130

2001

2.145.814.410

0,637

1.726.774.057

419.040.353

-1.307.733.704

2002

3.349.000.000

18,5

1.380.368.597

291.699.545

-1.088.669.052

2003

3.655.000.000

 

2.916.000.000

749.000.000

-2.167.000.000

5- 2005

2.027.782.465

28,9

1.756.982.378

270.800.087

-1.486.182.291

Nguồn: Tổng cục thuế quan Đài Loan

 

Năm 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan với thế giới đạt 389 tỷ USD trong đó xuất 189 tỷ USD, nhập 200 tỷ USD. Thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Đài Loan hiện nay là Trung Quốc và Hồng Kông, chiếm 38%, tiếp theo là Mỹ 15%, ASEAN 13%, EU 12%, Việt Nam hơn 1%.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Đài Loan năm 2005 cho thấy nền kinh tế này dành tới 90% kim ngạch nhập khẩu cho mỏy múc, thiết bị từ Mỹ, EU, Nhật Bản; 10% cũn lại dành cho nhập hàng tiờu dựng như thực phẩm, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ may mặc, đồ gỗ v.v.

Việt Nam cạnh tranh với các nền kinh tế khác trong số 10% này để trao đổi thương mại với Đài Loan. Sự cạnh tranh rất căng thẳng vỡ cho đến nay, Đài Loan chủ yếu nhập hàng tiờu dựng từ Trung Quốc, Hồng Kụng, Hàn Quốc. Do vậy, Việt Nam rất khó có thể làm cân bằng cán cân thương mại với Đài Loan trong tương lai gần. Tuy nhiên, nếu như chúng ta biết khai thác tốt các lợi thế so sánh, đặc biệt là những cơ hội thâm nhập thị trường Đài Loan sau khi gia nhập WTO thì chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng nhập siêu trong quan hệ thương mại với Đài Loan.

2. Trong lĩnh vực đầu tư

Về môi trường đầu tư  Việt Nam hiện nay:

Trong con mắt của cỏc quan chức chớnh quyền và lónh đạo doanh nghiệp Đài Loan, Việt Nam là một thị trường rất gần gũi với họ, nhiều cảng biển, chỉ mất hơn 3 giờ bay và đang ngày càng hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Tại trụ sở của Cục Xúc tiến mậu dịch hải ngoại ở Đài Bắc, ông Cục trưởng Ngô Tân Hoa cho biết, các doanh nghiệp Đài Loan đánh giá rất cao môi trường đầu tư ở Việt Nam. Một đoàn các nhà lónh đạo doanh nghiệp Đài Bắc vừa thực hiện hai chuyến thăm khảo sát thị trường tại Việt Nam và Ấn Độ. Kết quả so sánh cho thấy Việt Nam đạt hầu hết các điểm vượt trội. Ấn tượng nhất đối với các doanh nghiệp Đài Loan là bên cạnh các chính sách thông thoáng từ Trung ương, lónh đạo các tỉnh, thành của Việt Nam như Đà Nẵng chẳng hạn, từ Bí thư Thành ủy đến Chủ tịch tỉnh đều tiếp đón các nhà đầu tư nhiệt tỡnh, cung cấp nhiều thụng tin bổ ớch.

Bất kỳ nền kinh tế nào phát triển cũng phải trải qua 4 giai đoạn: Phát triển ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép v.v…; Thu hút tài chính đi đôi với phát triển công nghiệp chế tạo nhẹ; Thu hỳt cụng nghệ mỏy múc thiết bị mới; Thu hỳt tri thức cho phỏt triển cụng nghệ thụng tin và sản xuất cụng nghệ cao.

Giới kinh doanh Đài Loan cho rằng Việt Nam hiện nay đang ở giữa giai đoạn 2 và 3. Cho đến nay, Đài Loan vẫn đứng đầu danh sách đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 7,9 tỷ USD. Nếu vẫn duy trỡ mức độ này, năm 2007 Đài Loan có thể phải nhường vị trí đứng đầu danh sách cho Mỹ. Hiện nay tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam mới đạt 4 tỷ USD. Nhưng trong năm 2007 nếu 3 dự án đầu tư lớn được hoàn tất, tổng vốn FDI của Mỹ sẽ tăng gấp đôi hiện nay, đạt khoảng hơn 8 tỷ USD. Đáng chú ý là cỏc dự ỏn của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu thuộc cỏc lĩnh vực cụng nghệ cao, cụng nghiệp nặng và du lịch, giải trớ.

 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước 1988- 2006

(Tính tới ngày 30/7/2006 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính:  USD

STT

Nước, vùng lãnh thỗ

Số dự án

Tổng vốn đầu tư

Vốn pháp định

1

Đài Loan

1523

7.943.642.405

3.470.387.744

2

Singapore

425

7.887.422.121

2.926.027.867

3

Nhật Bản

677

6.823.029.738

3.107.903.239

4

Hàn Quốc

1183

5.945.597.259

2.492.797.549

5

Hồng Kông

368

4.404.178.576

1.707.521.603

6

Anh

269

3.115.714.025

1.222.304.424

7

Pháp

173

2.192.798.927

1.333.318.737

8

Hà Lan

69

2.101255.210

1.273.323.674

9

Hoa Kỳ

289

1.994.038.897

1.156.545.293

10

Malaysia

194

1.624.568.666

752.190.456

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

10 nước và khu vực dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

trong năm 2004:

Đơn vị triệu USD

TT

Tên nước, khu vực

Số dự án

Vốn đăng ký

Vốn thực hiện

1

Đài Loan

156

453,45

181,21

2

Hàn Quốc

159

339,70

182,08

3

Nhật Bản

61

224,35

117,01

4

Hông Kông

38

198,12

86,02

5

Anh

25

176,69

82,57

6

Canada

12

154,96

46,77

7

Singapore

47

123,88

66,71

8

Malaysia

26

83,80

43,50

9

Trung Quốc

67

78,87

48,88

10

Hoa Kỳ

30

74,94

41,67

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Trong khi đó, hầu hết các dự án đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam đều độc lập nhau, thuộc quy mô nhỏ và vừa với công nghệ thấp hoặc trung bỡnh, sử dụng nhiều lao động như sản xuất giầy dép, may mặc, chế biến nông sản, xi măng v.v… Căn cứ theo số lượng vốn đăng ký thì quy mô trung bình của mỗi hạng mục đầu tư từ năm 1989 - 2006 của các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam là 6,5 triệu USD, trong đó thấp nhất là năm 2003: 1,31 triệu USD. Trừ năm 1995, năm đỉnh điểm về đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam, quy mô trung bình của các hạng mục đạt khoảng 19,07 triệu USD. Còn lại các năm khác quy mô đầu tư nhỏ hơn nhiều. Tuy vậy, Đài Loan không phải không có những hạng mục lớn với số vốn đầu tư hàng trăm  triệu đô la vào Việt Nam, thậm chí hàng tỷ đô la.

Đài Loan có mặt hầu hết trên các lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam, bao gồm:  Công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt, may mặc, đóng giầy, sản xuất xi măng, lắp ráp thiết bị điện tử, nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ khách sạn. Trong đó công nghiệp (chủ yếu là công nghiệp nhẹ), xây dựng và dịch vụ khách sạn là ba ngành được Đài Loan chú trọng đầu tư nhiều nhất.

 

Đầu tư­ Đài Loan theo ngành 1988-2005

(Tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)

STT

Chuyên ngành

Số dự án

TVĐT

Vốn pháp định

Đầu tư­ thực hiện

I

Công nghiệp

1.046

5.399.413.699

2.308.493.255

1.877.307.319

CN nhẹ

468

2.802.569.540

1.294.268.017

886.603.310

CN nặng

477

1.673.139.502

714.215.837

494.171.597

CN thực phẩm

35

107.145.280

59.795.583

65.789.288

Xây dựng

66

816.559.377

240.213.818

430.743.124

II

Nông, lâm nghiệp

306

1.018.273.661

427.433.962

332.950.384

Nông-Lâm nghiệp

278

953.512.031

396.496.973

294.760.513

Thủy sản

28

64.761.630

30.936.989

38.189.871

III

Dịch vụ

77

1.365.426.617

632.694.127

540.185.317

GTVT-B­ưu điện

5

3.770.000

1.540.000

1.170.000

Khách sạn-Du lịch

9

303.601.495

205.676.000

181.107.897

Tài chính-Ngân hàng

5

95.000.000

95.000.000

94.401.544

Văn hóa-Ytế-Giáo dục

14

19.368.251

11.113.200

10.215.471

XD Văn phòng-Căn hộ

10

769.324.593

240.655.596

168.464.940

XD hạ tầng KCX-KCN

5

148.922.772

66.600.788

80.960.747

Dịch vụ khác

29

25.439.506

12.108.543

3.864.718

Tổng số

1.429

7.783.113.977

3.368.621.344

2.750.443.020

Nguồn: Cục Đầu t­ư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư

 

Các doanh nghiệp Đài Loan vẫn còn vắng mặt trên một số lĩnh vực quan trọng ở Việt Nam. Chẳng hạn, các hạng mục đầu tư về văn hoá, y tế, giáo dục còn hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 0,37% tổng vốn đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam, trong khi Việt Nam rất cần tiếp thu kinh nghiệm phát triển y tế, giáo dục của Đài Loan. Đặc biệt tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít chưa tương xứng với tiềm năng và thực lực về vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Đài Loan và nhu cầu thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Đài Loan cũng đã tìm ra mô hình đầu tư thích hợp, hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và Đài Loan. Hơn 90% các doanh nghiệp Đài Loan làm ăn có lãi ở Việt Nam, nhiều dự án của doanh nhân Đài Loan trở thành điển hình về sự thành công đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Chính sự thành công của các doanh nghiệp Đài Loan đầu tư làm ăn ở Việt Nam là sự quảng cáo tuyệt vời và tạo sức hấp

dẫn đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Dự ỏn nhiều thành công mang lại tự hào của Đài Loan ở Việt Nam thời gian qua như công ty Vedan, Công ty Xi măng Chifon Hải Phòng, và điển hình là tổ hợp sản xuất xe gắn máy của tập đoàn SYM. Khi Tổng Giám đốc  Hoàng Thế Huệ của SYM đưa nhà máy sản xuất xe gắn máy sang Việt Nam để tận dụng giá lao động rẻ, ông đó kộo theo khoảng 40 doanh nghiệp khỏc sang xõy dựng cỏc nhà mỏy sản xuất phụ tựng như lốp, xích, khuôn đúc hợp kim và nhựa. Cách làm của SYM đang chứng tỏ nhiều ưu điểm. Cục trưởng Ngô Tân Hoa thừa nhận đứng trước sự thách thức cạnh tranh mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Đài Loan đang điều chỉnh lại chiến lược đầu tư và thương mại của mỡnh với Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp Đài Loan sẽ đầu tư lớn vào Việt Nam với những hệ thống đồng bộ như tập đoàn SYM đang làm, đồng thời giảm dần các dự án đầu tư nhỏ lẻ. Có như thế Đài Loan mới đủ sức cạnh tranh với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khác trong bối cảnh mới khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Với việc gia nhập WTO, môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà kinh doanh và doanh nghiệp Đài Loan. Sau chuyến viếng thăm tham dự Diễn đàn Kinh tế Thương mại Việt Nam - Đài Loan vào tháng 7/2006, các đại biểu Đài Loan đã đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư Đài Loan, đồng thời hứa sẽ kêu gọi chính phủ và khu vực tư nhân Đài Loan tăng cường hợp tác với Việt Nam và coi đây như là một cửa ngõ thâm nhập vào khối ASEAN+3 đầy tiềm năng.

Về môi trường đầu tư của Đài Loan:

Đài Loan đã gia nhập WTO trước Việt Nam khá lâu, do đó Đài Loan có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện nhằm bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài và hệ thống luật bản quyền và các luật bảo đảm cạnh tranh công bằng. Các ngành năng lượng điện, lọc dầu, cung cấp khi đốt, viễn thông, phát triển hạ tầng, vận tải, cho thuê xe là những ngành được mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn xin cấp phép đầu tư, liên doanh do Sở Đầu tư nước ngoài (FIC) cấp phép. Các dự án có giá trị dưới 500 triệu đô la Đài Loan (TWD) sẽ được cấp phép trong 2 ngày làm việc, hoặc 3 ngày làm việc cho dự án có vốn dưới 1 tỷ TWD. Đối với các dự án đầu tư lớn hơn 1 tỷ TWD sẽ do một hội đồng xem xét. Thời gian cấp phép có thể từ 2 đến 3 tuần.

Đài Loan khuyến khích đầu tư bằng cách khấu trừ chậm cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực hệ thống xử lý ô nhiễm, sản xuất tự động, bảo toàn năng lượng. Các thiết bị dành cho mục đích nghiên cứu & phát triển sẽ miễn thuế khi nhập vào Đài Loan. Các khuyến khích khác như lãi suất cho vay thấp đối với dự án phát triển ngành chủ lực, nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống, nhập khẩu máy móc tự động và thiết bị kiểm soát ô nhiễm.

Hiện nay giao thương với Đài Loan trở nên dễ dàng và phù hợp hơn đối với các doanh nhân nước ngoài và các nhà sản xuất. Điều này chính là nhờ những chính sách phù hợp của chính quyền Đài Loan. Việt Nam cũng có thể học hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài của Đài Loan. Mặc dù Việt Nam chưa phải là nước có đầu tư ra nước ngoài nhiều nhưng trong tương lai sẽ có những tập đoàn đủ lớn mạnh của Việt Nam mở rộng đầu tư ra nước ngoài và rất có thể Đài Loan sẽ là “miền đất hứa” cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. Cho đến nay, Đài Loan cũng đã tiếp nhận nhiều lao động của Việt Nam sang làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan và điều này là minh chứng cho triển vọng quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai bên.

3. Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động

Khụng kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niờn 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bỡnh quõn mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400.000 lao động Việt Nam làm việc tại 40 nước và lónh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100.000 người, chiếm độ 10 % tổng số lao động nhập khẩu của nước này.

Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu được 78.850 lao động và chuyên gia. Trong đó, Malaysia là 37.940 người; Đài Loan 14.120; Hàn Quốc 10.570; Nhật Bản 5.360; Lào 4.370; Quatar 2.620; UAE 1.740; Ảrập Xêút 205; Bruney 178; thị trường khác trên 280 người. Thu nhập của lao động gửi về nước đạt trên 1,6 tỷ USD.

Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đó tăng gấp đôi số lượng lao động xuất khẩu so với thời kỳ từ năm 2000 trở về trước, trung bỡnh đưa khoảng trên dưới 70.000 lao động/năm đi làm việc ở nước ngoài. Điều đáng nói là trong số này, tỷ lệ lao động được đào tạo, cú tay nghề cũn rất thấp, chỉ chiếm khoảng hơn 20%, số cũn lại (gần 80%) chưa qua đào tạo nghề.

Cú một nghịch lý là trước đây, số lao động cú trỡnh độ đi làm chuyên gia cho các nước khỏ phổ biến, nay phần lớn lao động xuất thõn từ nụng thụn, ngoài việc chưa có nghề, ngoại ngữ yếu, trỡnh độ dõn trớ thấp, khụng cú tỏc phong cụng nghiệp, nhận thức về chủ, thợ chưa đầy đủ, cũng là những “rào cản”. Chớnh từ trỡnh độ dõn trớ và hiểu biết về phỏp luật hạn chế nờn hiện tượng người lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng của Việt Nam là cao nhất trong số các nước xuất khẩu lao động thời gian qua. Theo bỏo cỏo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, ở Nhật Bản, tỷ lệ lao động bỏ trốn chiếm khoảng 1/3 (trờn 30%), Hàn Quốc 25-30%, Đài Loan trên 9%. Do tỡnh trạng nhiều lao động Việt Nam bỏ trốn nờn từ đầu năm 2005 đến nay, Đài Loan đó “đóng băng” thị trường (khụng tiếp nhận lao động Việt Nam) giỳp việc nhà và chăm sóc người già, trẻ em.

Sau 5 năm mở cửa thị trường (năm 2000), Đài Loan đã tiếp nhận trên 80.000 lao động Việt Nam, trong đó có gần 16.000 người làm việc trong lĩnh vực công xưởng, 2000 người làm thuyền viên và trên 60.000 người làm công việc nữ hộ sinh và giúp việc gia đình.

Vào WTO, Việt Nam chắc chắn phải có chiến lược hợp tác lao động mới phù hợp với xu thế và tiêu chuẩn quốc tế. Trong quan hệ hợp tác lao động với Đài Loan cũng vậy, Việt Nam cần tăng cường những biện pháp giáo dục tư tưởng, đào tạo ngoại ngữ, tay nghề, chuyên môn, tính chuyên nghiệp và kỹ năng làm việc đạt trình độ cao hơn cho người lao động. Tiến tới xuất khẩu lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn, biết ngoại ngữ đồng thời hạn chế xuất khẩu lao động trình độ thấp, chưa qua đào tạo.

4. Trong lĩnh vực Du lịch

Trung bình hằng năm có khoảng hơn 200.000 khách du lịch Đài Loan đến thăm Việt Nam. Hiện nay, Đài Loan đứng thứ hai sau Singapore trong các nước và vùng lãnh thổ có số lượng vốn FDI đầu tư vào các dự án du lịch, với khoảng 15 dự án, số vốn đăng ký 784 triệu USD. Thị trường khách Đài Loan đứng thứ 5 trong số các thị trường du lịch quốc tế hàng đầu đến Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn đối với du khách nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan. Các doanh nhân Đài Loan có thể kết hợp vừa đi du lịch thăm quan các danh lam thắng cảnh, khám phá đất nước con người Việt Nam vừa tìm hiểu các cơ hội làm ăn, đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, thậm chí có thể đầu tư vào chính các dự án kinh doanh phát triển du lịch ở Việt Nam.

LỜI KẾT

Đài Loan - Việt Nam, với tư cách cùng là thành viên của WTO sẽ có nhiều cơ hội cũng như thách thức hơn trong quan hệ kinh tế giữa hai bên, vì vậy cả hai bên đều phải chủ động, tích cực nắm bắt lấy cơ hội và vượt qua những thách thức mới, khai thác hết các tiềm năng và lợi thế của mỗi bên để hợp tác cùng phát triển trên mọi lĩnh vực.

Với đặc thù của Đài Loan, Việt Nam nên tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu là thu hút đầu tư của Đài Loan, đẩy mạnh hợp tác lao động, khai thác tiềm năng của thị trường Đài Loan, không xem nhẹ các lĩnh vực khác mà cần xác định rõ trọng điểm trong từng lĩnh vực.

Việt Nam nên khuyến khích đối với các sản phẩm Đài Loan trong các ngành công nghiệp mà Việt Nam đã có đủ sức cạnh tranh quốc tế, bởi vì cả hai bên đã là thành viên của WTO và có thể tham gia xuất khẩu thuận lợi hơn dưới khung khổ thể chế của WTO. Tuy nhiên, cả hai bên sẽ chịu sự điều chỉnh bởi những cam kết với WTO, và sẽ không bên nào được tiếp tục duy trì, hay dựng lên các rào cản đối với bên kia. Điều đó có nghĩa rằng cả Đài Loan và Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ, cho phép các sản phẩm của cả hai bên thâm nhập thị trường của nhau. Có thể là, một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh yếu của Việt Nam sẽ chịu tác động lớn hơn sau khi gia nhập WTO. Nhưng đó chỉ là những tác động ngắn hạn, còn về lâu về dài thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn nhờ vào sự hợp tác, học hỏi được những kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, … từ phía Đài Loan, đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải cải cách về mọi mặt để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, Đài Loan cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì, môi trường đầu tư của Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông … dẫn tới cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Cuối cùng đó là, việc gia nhập WTO của Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác trao đổi không chỉ về mặt thương mại đầu tư mà còn trên nhiều lĩnh vực khác giữa hai bên như văn hoá, du lịch, lao động,… Điều này sẽ giúp hai bên tăng cường hiều biết lẫn nhau hơn nữa đồng thời thu hẹp khoảng cách về phát triển trong tương lai./.

 

VÕ HẢI THANH

(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jessie Ho, “STAFF REPORTER, WTO talks’ possible failure bad for Taiwan: researchers”, Taipei Times, posted 10-12-2005.

2. First Bilateral Trade Division, Vietnam’s Accession to the WTO Providing Taiwan with Vast Opportunities, 21/11/2006.

3. Báo Điện Tử Vietnam Economic News Online, “Nhịp cầu cho doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam”, 25-07-2006.

4. FASonline, Taiwan WTO Accession and U.S. Horticultural Trade, Wednesday, July 21, 2004.

5. VNA, Taiwanese investors face new rivals in post-WTO Vietnam, 7/1/2007.

6. Central News Agency, Taiwan supports Vietnam's WTO bid: official, August 3, 2004.

7. The Taiwan Economic News, Taiwan and Vietnam to hold talks on bilateral trade pact, January 24, 2003.

8. CNA, GENEVA, Taiwan backs Vietnam's WTO bid, Thursday, Jun 17, 2004, P4.

9. Keith Bradsher The New York Times, A thriving Vietnam prepares to join WTO, October 24, 2006,

10. Chyungly Lee, Ph. D., Enhancing Taiwan/Vietnam Strategic Ties, IIR, Taiwan.

11. Samuel C. Y. Ku, Ph.D., The Accession of Taiwan and China to the WTO and Its Implications for Southeast Asia, Graduate Institute of Interdisciplinary Studies & Center for Southeast Asian Studies National Sun Yat-sen University.

12. Paul S. P. Hsu, Policy Brief on Taiwan in the WTO, Presented to The Evian Group Trade Policy Compendium For Evian VII Plenary Meeting, 12-14 April 2002, Montreux.

13. Và các tài liệu tham khảo trên website của Việt Nam và Đài Loan.

0thảo luận