Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 4

SỰ SUY YẾU QUYỀN LỰC CỦA MỸ Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á

Đăng ngày: 4-09-2012, 10:49

Đông Bắc Á đang trong quá trình chuyển đổi. Sau 60 năm dưới sự thống trị của Mỹ, hiện nay cán cân quyền lực ở khu vực này đang thay đổi. Mỹ bị suy yếu, Trung Quốc ở thế đi lên, còn Nhật Bản và Hàn Quốc thì không ngừng phát triển. Điều đó thể hiện ở những câu nói: Đông Bắc Á là quê hương của 3 trong số 11 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 3 nước Đông Bắc Á cũng nằm trong số 4 quốc gia có lực lượng quân đội thường trực lớn nhất thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 4

THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO NƯỚC TA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Đăng ngày: 4-09-2012, 10:45

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia Châu Á, có nhiều nét t­ương đồng về bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống dân tộc. Hơn 30 năm qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90 đến nay, Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về chính trị và kinh tế. Không những là đối tác hàng đầu về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và về quan hệ th­ương mại, Nhật Bản còn là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất vào nư­ớc ta.

Bài viết này tập trung phân tích một số nét chính về tình hình thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, qua đó đề xuất một số kiến nghị về phát triển công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI của Nhật Bản vào nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 4

VÀI NÉT VỀ LAO ĐỘNG VIỆT NAM TẠI ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 4-09-2012, 10:43

Một trong những biểu hiện nổi bật của toàn cầu hóa là hội nhập nền kinh tế và sự dịch chuyển dòng vốn tự do. Tuy nhiên, sự dịch chuyển dòng vốn tự do sẽ gây ảnh hưởng đến trào lưu dịch chuyển nguồn lao động hay còn gọi là hợp tác lao động. Hơn hai thập kỷ trước đây, Nhật Bản và các nền công nghiệp mới NICs ở Châu Á có nền kinh tế phát triển nhanh chóng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Đài Loan cũng không nằm ngoài vòng phát triển đó. Cùng với việc tăng giá của đồng đôla Đài Loan, vào giữa những năm 1980 sau khi họ kí hiệp định Plaza, nền kinh tế Đài Loan đã đạt được mức tăng trưởng cao suốt 30 năm liên tục. Đài Loan có nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài lớn nhất Châu Á.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 4

TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN (1949-1970)

Đăng ngày: 4-09-2012, 10:41

Nội chiến kết thúc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (ROC)  hay còn gọi là Đài Loan đặt đại bản doanh ở Đài Bắc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc thiết lập một chế độ mới ở Bắc Kinh tháng 10 cùng năm. Mặc cho những xung đột khó dung hoà giữa Bắc Kinh và Đài Bắc trong suốt gần 50 năm qua, Trung Quốc cho rằng chỉ có "một Trung Quốc" duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc; họ cũng phản đối ý tưởng một Đài Loan độc lập. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai đoạn 1944-1970. Đây là giai đoạn mà Đài Loan gặp nhiều khó khăn song họ cũng gặt hái được nhiều thành công và tồn tại như một chính thể được các đồng minh phương Tây hậu thuẫn.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:28

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế. Các nước áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ cao sẽ thu hút được đầu tư nhiều, thúc đẩy sáng chế và phát minh mạnh hơn các nước chỉ áp dụng chế độ bảo hộ hạn chế. Vì vậy trong hội nhập kinh tế, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những nội dung đàm phán cam kết thực hiện ở các hiệp định song phương và đa phương như BTA, WTO.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TƯ NHÂN HOÁ Ở MÔNG CỔ

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:25

Để thoát khỏi trì trệ, từ đầu những năm 1990, Chính phủ Mông Cổ do MPRP lãnh đạo đã thực thi chính sách tư nhân hóa, điều mà họ tin rằng sẽ tạo nên một hệ thống hiệu quả hơn nền kinh tế kế hoạch tập trung. Và càng tư nhân hóa nhanh, sẽ càng tốt cho nền kinh tế. Cựu Thủ tướng Dashin Byambasuren thực hiện “một trong những chương trình tư nhân hoá nhanh nhất trong các nước xã hội chủ nghĩa đang cải cách thời kỳ đó”. Sau đây chúng ta tìm hiểu chi tiết vấn đề này.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:23

Ngày 13/2/2007, kết thúc giai đoạn ba vòng năm cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, các nước tham gia đàm phán đã ký bản Thoả thuận chung (thoả thuận 13/2) với nội dung cơ bản là CHDCND Triều Tiên sẽ bắt đầu những động thái ngừng hoạt động các cơ sở hạt nhân hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.  Cụ thể là, CHDCND Triều Tiên sẽ đóng cửa và niêm phong cơ sở hạt nhân Dong Piên, mời nhân viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) trở lại CHDCND Triều Tiên, đồng thời chấp nhận tất cả các cuộc giám sát, kiểm chứng cần thiết.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

XÂY DỰNG “XÃ HỘI HÀI HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA” Ở TRUNG QUỐC: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:20

Vấn đề xây dựng “Xã hội hài hoà xã hội chủ nghĩa (XHCN)” đã được Trung Quốc đề cập mấy năm qua. Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI (tháng 10-2006) đã đề cao vấn đề hài hòa xã hội chủ nghĩa và ra “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng xây dựng Xã hội hài hòa XHCN”. Tại Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2007), vấn đề xây dựng xã hội gắn với cải thiện dân sinh là trọng điểm- một trong những giải pháp cụ thể xây dựng “Xã hội hài hòa XHCN” đã trở thành một trong những vấn đề rất quan trọng của Đại hội.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN BANG NGA ĐỐI VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:17

Chiến tranh Lạnh kết thúc, Liên bang Nga, quốc gia kế thừa của Liên bang Xô Viết dường như lúng túng trong quan hệ với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên. Liên bang Nga lúng túng thật sự thời kỳ đầu những năm 1990, họ lạnh nhạt với nước này. Có người nói, có thể sự thiếu vắng một chiến lược đối ngoại bài bản của một quốc gia vừa thoát thai từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết và lo ngại trước gánh nặng chính trị đối với một đồng minh truyền thống thời kỳ Liên Xô là những yếu tố giải thích sự lúng túng của Liên bang Nga trong quan hệ này. Thời kỳ 1991-1993, các quan hệ kinh tế- chính trị giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên trở nên đông cứng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 3

VÀI NÉT VỀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 24-08-2012, 11:06

Sau gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay (23/9/1973), quan hệ giữa Việt Nam - Nhật Bản không ngừng củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ giữa hai nước đã bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế chính trị, văn hóa... Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và luôn là bạn hàng số 1 của Việt Nam, tính đến tháng 8/2007, Nhật Bản có 855 dự án đầu tư trực tiếp có hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 8,4 tỷ USD.