Trang chủ

QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI

Đăng ngày: 25-07-2011, 12:53 | Danh mục: Ấn Phẩm

Tập thể tác giả do Ngô Xuân Bình và Trần Quang Minh chủ biên,
Nhà xuất  bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005, 448 trang.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản, được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam, sự tài trợ của Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) và sự ủng hộ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai”. Mục đích của đề tài là đánh giá một cách khách quan chặng đường lịch sử trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, về những thành tựu mà hai bên đã đạt được cũng như những hạn chế cần được khắc phục nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực để có thể đóng góp tốt hơn, hiệu quả hơn vào sự thịnh vượng chung của mỗi dân tộc, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau giữa hai Chính phủ và nhân dân hai nước cũng như tạo ra bầu không khí hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới. Kết quả nghiên cứu đã được phát biểu trong hai cuộc hội thảo với sự tham gia của hàng chục nhà khoa học trong và ngoài nước. Cuốn sách Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại và tương lai là tập hợp các bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản và một số bài viết tham gia hai cuộc hội thảo nói trên của các học giả trong và ngoài nước. Nội dung của cuốn sách được chia thành 5 phần.

Phần thứ nhất: Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản với nội dung thể hiện những nghiên cứu và đánh giá khái quát nhất về quá trình quan hệ 30 năm Việt Nam – Nhật Bản qua những giai đoạn lịch sử cùng những biến đổi thăng trầm khác nhau. Phần này được mở đầu bằng bài viết quan trọng của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Hatori Norio với tiêu đề Phong trào Đông du “hãy học tập Nhật Bản”của Việt Nam. Tiếp đến là các bài: Nghịch lí và quan hệ Nhật Bản-Việt Nam thời cận đại của Ikawa Kazuhisa, Phong trào Đông du (1905-1909) – Sự kiện lịch sử quan trọng trong quan hệ Việt – Nhật thời cận đại của Chương Thâu, Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam nhìn từ góc độ học tập kinh nghiệm lẫn nhau của Shiraishi Masaya, Từ mô hình “Đàn nhạn bay” đến mô hình “Hai đầu tàu: Đông á nên hợp tác phát triển-Sự trỗi dậy của Nhật Bản ở Đông Á của Cổ Tiều Tùng, Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản và tác động tới quan hệ Việt Nam – Nhật Bản của Ngô Xuân Bình

Phần thứ hai: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản là một trong những phần đề cập những nội dung chủ chốt nhất của cuốn sách liên quan tới những vấn đề quan hệ kinh tế đương đại giữa hai nước. Các tác giả đều thống nhất nhận định rằng trong hơn ba thập kỷ qua, quan hệ hai nước phát triển nhanh và mạnh nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Nhật Bản luôn là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính tức hàng đầu cho Việt Nam, là bạn hàng số 1 của Việt Nam liên tục trong nhiều năm và cũng là nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam nếu tính theo tổng số vốn được thực hiện. Đáng chú ? là nhận định: quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập. Phần này gồm 4 bài viết đề cập đến các chủ đề như: Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong xu thế liên kết kinh tế khu vực của Lê Văn Sang, Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản: Thành tựu, vấn đề và giải pháp của Trần Quang Minh, Sự phát triển của FDI Nhật Bản ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp của Phạm Qu?y Long, Viện trợ phát triển chức thức (ODA) của Nhật Bản cho Việt Nam của Nguyễn Duy Dũng.

Phần thứ ba: Quan hệ Chính trị – Ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Phần này gồm các bài viết sau: Quan hệ Nhật Bản – Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao và đảm bảo an ninh của Kaneko Kumao, Ba mươi năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản của Nguyễn Minh Hà, Về quan hệ chính trị Việt Nam – Nhật Bản qua 30 năm của Hồ Việt Hạnh, Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của Nguyễn Quang Bình. Về quan hệ  Chính trị – Ngoại giao các tác giả đều có chung nhận định rằng, kể từ năm 1993 đến nay quan hệ giữa hai nước ngày một thêm khăng khít thể hiện bằng các cuộc viếng thăm lẫn nhau ngày một thường xuyên giữa các nhà lãnh đạo và các quan chức cấp cao hai nước. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa hai nước đang được nâng lên một tầm cao mới.

Phần thứ tư: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản về văn hoấ, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Phần này gồm các bài : Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản qua những chặng đường văn hóa của Phạm Hồng Thái, Trường đại học Nhật Bản và lưu học sinh Việt Nam của Furuta Motoo, Hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam – Nhật Bản của Vũ Văn Hà, Vài nét về hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản của Nguyễn Văn Lịch.

Đánh giá chặng đường 30 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, phần kết luận của cuốn sách cho rằng mặc dù vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định song tương lai của mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản là rất sáng sủa. Trong bối cảnh gia tăng hội nhập khu vực và toàn cầu hiện nay, với tiềm năng phát triển của hai nước, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nhất định sẽ phát triển hơn nữa về mọi mặt. Điều đáng chú ?y là hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển vẫn là xu thế chủ yếu của khu vực Châu Á- Thái bình dương. Đó chính là môi trường thuận lợi để Việt Nam và Nhật Bản tích cực tham gia ngày càng nhiều vào quá trình liên kết về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Những bài học về kinh nghiệm trong quan hệ  trước đây giữa hai nước và đặc biệt là sự ổn định của mỗi nước đang là những tiền đề quan trọng cho sự hợp tác lâu dài trong tương lai.

Có thể nói cuốn sách là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những người có quan tâm đến mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

0thảo luận