Được sự đồng ý của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, ngày 23/9/2022, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức Hội thảo Quốc tế: “Kinh nghiệm sống chung với COVID-19 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan” dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến tại Hội trường 3D, số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 17/8/2022, phát biểu kết luận tại phiên họp thứ 22 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định “công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, được dư luận, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao”, đồng thời “ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương vai trò của báo chí, truyền thông trong công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngày 31/08/2022, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tiếp và trao đổi khoa học với PGS.TS. Koichiroh Satoh, Đại học Senshu, Nhật Bản. Tham dự buổi trao đổi, phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành, TS. Ngô Hương Lan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, TS. Hoàng Minh Hằng, Trưởng phòng Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Ths. Lê Hồng Hạnh, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế.
Ngày 25/8/2022, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với sự tham dự của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Viện. Đ/c Ngô Hương Lan, Phó Bí thư Chi bộ và đ/c Hoàng Minh Hằng, Chi ủy viên đại diện Chi ủy phổ biến lại nội dung của 4 Nghị quyết cho các cán bộ công chức, viên chức Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Ngày 20/07/2022, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có buổi trao đổi khoa học với GS. Kim Yong Kyun, Trường Đại học Khoa học Xã hội, Đại học Quốc gia Seoul. Tham dự buổi trao đổi, phía Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành, GS.TS. Võ Đại Lược, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới và các chuyên gia nghiên cứu kinh tế của Viện NC Đông Bắc Á: TS.Võ Hải Thanh, TS. Phí Hồng Minh, Ths. Lê Hồng Hạnh, Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế.
Vào hồi 14h30 ngày 11/07/2022, đoàn Viện NC Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành làm trưởng đoàn đã đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội ghi sổ tang cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo! Trong sổ tang TS. Trần Hoàng Long có viết “Xin chia buồn sâu sắc tới Chính phủ Nhật Bản và gia đình cố Thủ tưởng Abe Shinzo! Chúng tôi trân trọng, tri ân những cống hiến vô cùng to lớn của Ngài đối với đất nước Việt Nam và việc thúc đẩy quan hệ “ đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam-Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện như hiện nay! Vĩnh biệt một nhân cách lớn, một chính trị gia xuất chúng, một người bạn lớn của nhân dân Việt Nam!”
Sáng ngày 04/07/2022, tại phòng họp tầng 7 Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã diễn ra cuộc họp toàn thể cán bộ trong Viện với các nội dung sau:
1. Công bố quyết định giao quyền điều hành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á cho TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á. Căn cứ theo quyết định số 1008/ QĐ-KHXH do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ban hành, TS. Trần Hoàng Long được giao quyền điều hành hoạt động của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á từ ngày 01/07/2022.
Ngày 27/6/2022, trên cơ sở quyết định QĐ/ĐU 292 ngày 06/06/2022 của Ban Thường vụ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam về việc kiện toàn cấp ủy Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Chi ủy mới gồm 03 đồng chí: TS. Trần Hoàng Long, Bí thư Chi bộ, TS. Ngô Hương Lan, Phó Bí thư Chi bộ và TS. Hoàng Minh Hằng, Chi ủy viên. Cấp ủy được kiện toàn sẽ là nền tảng để Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tiếp tục nỗ lực, xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh. Thay mặt Chi ủy, Bí thư Chi bộ Trần Hoàng Long xin hứa sẽ nhận trách nhiệm ở mức độ cao nhất, nỗ lực xây dựng Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đoàn kết, ổn định, phát triển.
Cho đến 2022, khi thế giới trải qua năm thứ ba của đại dịch COVID-19, thì khả năng loại trừ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 thực sự hết sức xa vời. Nhiều quốc gia ban đầu có cách tiếp cận ứng phó dịch bệnh khác nhau đều dần dần phải thừa nhận chiến lược “Zero Covid” rất khó có thể duy trì trong khi đánh đổi kinh tế và các vấn đề xã hội quá lớn. Từ giữa năm 2021, khi biến thể Delta gây nên hàng loạt các làn sóng lây nhiễm cao vọt ở nhiều quốc gia đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tiến độ tiêm chủng được đẩy nhanh giúp xây dựng miễn dịch cộng đồng, nhiều quốc gia như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore cho tới châu Đại dương Australia, New Zealand… đã chuyển hướng từ chiến lược loại trừ “zero COVID” sang chung sống và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Vào hồi 14h ngày 23/3/2022, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tiến hành buổi lễ phát động thi đua năm 2022 với sự tham dự của toàn thể cán bộ, viên chức trong Viện.