Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008: TRƯỜNG HỢP HÀN QUỐC

Đăng ngày: 14-05-2013, 03:27

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 (KHTC 2008)  khởi đầu từ Mỹ đang ngày càng lan rộng và đe doạ nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khác về bản chất với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á cách đây 10 năm, cuộc khủng hoảng này đang là thực tế đau đớn và thách thức lý luận về quan hệ giữa thị trường tự do và quản lý nhà nước trong cấu trúc vận hành kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Căn nguyên khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á được nhìn nhận như là sai lầm từ quản trị tài chính công và quản trị công ty với sự lan  tràn “chủ nghĩa tư bản thân quen”, bất chấp các nguyên tắc quản trị tài chính và chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này đã bị phê phán kịch liệt bởi các chuyên gia kinh tế phương Tây hàng đầu. Trước sai lầm, nhiều quốc gia lâm nạn đã nhanh chóng điều chỉnh và cuộc cách mạng quản trị thực sự đã diễn ra tại một số nền kinh tế mới nổi. Do không phải là đầu tầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế Châu Á đã dần dần dập tắt lây lan và kết quả tích cực đã chứng minh cho nỗ lực của họ. Hàn Quốc là một trong những nước đã vượt lên khủng hoảng một cách ngoạn mục!

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

TỤC TRỌNG XỈ TRONG VĂN BẢN HƯƠNG ƯỚC CHỮ HÁN TRIỀU TIÊN THỂ KỶ XVII, XVIII

Đăng ngày: 14-05-2013, 03:25

Từ bao đời nay, con người luôn sống trong những đơn vị tụ cư, dần dần những đơn vị tụ cư ấy được định danh là làng. Khi nhà nước ra đời, làng trở thành đơn vị hành chính với tính tự quản cấp cơ sở của nhà nước. Song song với quá trình hình thành và xuất hiện làng, văn hóa làng cũng ra đời. Một trong những biểu hiện cao quý của văn hóa làng là tục trọng xỉ. Xỉ 齒, nguyên nghĩa Hán Việt là răng, người ít răng là người già. Trọng xỉ, trọng người già, người sở hữu tri thức kinh nghiệm sống và lao động sản xuất. Nguồn gốc sâu xa của nó có xuất phát điểm từ cơ tầng nền sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh tính cần cù chịu khó, người dân luôn trông chờ vào sự ưu đãi của thiên nhiên. Mỗi độ đến mùa, người ta đều cầu cho mưa thuận gió hòa, nhưng để được toại nguyện mà chỉ dựa vào cầu cúng không thì chưa hẳn, yêu cầu thiết yếu nhất là họ phải nắm bắt được quy luật chuyển mùa của tự nhiên. Và như thế, chỉ có người già mới tích lũy được vốn kinh nghiệm này sau quá trình vật vã với thời gian. Người cao tuổi bắt đầu trở thành trụ cột cho niềm tin, sự hãnh diện và lòng tôn trọng của dân làng.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC, NHÂN TÀI – LỰA CHỌN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đăng ngày: 14-05-2013, 03:15

Thế kỷ XXI là thời đại của nền kinh tế tri thức, vì vậy, cuộc chạy đua giữa các quốc gia trở thành cuộc cạnh tranh về trình độ phát triển và khả năng sử dụng nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra một cách sâu rộng càng làm cho tài nguyên con người có tầm quan trọng đặc biệt. Trong khi đó, nguồn nhân lực theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, đang là một trong những khâu yếu nhất của Trung Quốc khi chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Đi kèm sự yếu kém của nguồn lực con người, sự “bùng nổ” dân số, khan hiếm các nguồn tài nguyên tự nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng đang là những thách thách lớn đặt buộc Chính phủ Trung Quốc phải vượt qua nếu muốn duy trì phát triển. Hiện nay, Trung Quốc đang lựa chọn xây dựng nguồn nhân lực trong đó đặt trọng tâm là phát triển nhân tài làm giải pháp vượt qua thách thức, bảo đảm sự phát triển bền vững. Tại quốc gia đông dân nhất thế giới này, nhân lực, nhân tài không thiếu, nhưng làm sao phát triển hiệu quả nguồn lực con người vẫn là một bài toán khó đối với chính phủ.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

SUY THOÁI KINH TẾ NHẬT BẢN ĐẦU NHỮNG NĂM 1990 – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Đăng ngày: 14-05-2013, 02:54

Như đã biết, Nhật Bản đã phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai. Từ năm 1988, tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP) đã sụt giảm mạnh. Năm 1993, GDP thực tế của Nhật Bản giảm 0,2%. Đây là tình  hình tồi tệ nhất kể từ năm 1974 khi GDP giảm tới 0,6% do ảnh hưởng của cuộc Khủng hoảng Dầu lửa lần đầu tiên. Mặc dù mức tăng trưởng vẫn tiếp tục được duy trì trong năm 1994 nhưng sự khôi phục nền kinh tế duy trì còn yếu ớt. Cuộc suy thoái kinh tế giai đoạn 1991-1993 đã thách thức tính hiệu quả của chính sách kinh tế, chính trị, đối nội và các hoạt động kinh tế mà đã phục vụ rất tốt cho Nhật Bản trong gần 4 thập kỷ. Sự suy thoái này cũng đồng thời thử thách độ tin cậy và khả năng áp dụng thực tiễn của cái gọi là mô hình Nhật Bản mẫu mực về sự phát triển trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh đối với các quốc gia khác. Thậm chí ngay khi nền kinh tế Nhật Bản đã hoàn toàn phục hồi khỏi sự suy thoái hiện tại, thì mức tăng trưởng dài hạn vẫn có vẻ như còn rất thấp. 

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

MẠNG LƯỚI GIAO THƯƠNG ĐÔNG Á TRƯỚC THỜI ĐẠI MỞ CỬA VÀ NHỮNG HỆ QUẢ PHÁT TRIỂN – TRƯỜNG HỢP HỘI AN

Đăng ngày: 14-05-2013, 02:26

Với quan niệm coi Đông Á là sự hợp thành bởi hai “Thế giới” Đông Bắc Á và Đông Nam Á, trong lịch sử giữa hai khu vực đã sớm có quan hệ trao đổi văn hóa và giao thương. Một số nhà nghiên cứu thường có khuynh hướng nhấn mạnh đến những mục tiêu, hệ quả hay thành tựu tiếp giao giữa các nền văn hóa và coi đó là nhân tố hằng xuyên, mục tiêu cơ bản trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Trong ý nghĩa đó, sự nối kết, giao lưu giữa các nền văn hóa luôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của mỗi nền văn hóa cũng như của toàn khu vực. Điều đó đúng và chúng ta cũng luôn quan niệm như vậy.

 

 

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ĐÔNG Á: XU HƯỚNG HỢP TÁC MỚI VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 14-05-2013, 02:11

Vai trò ngày càng tăng của các nền kinh tế Đông Á trong nửa cuối thế kỷ trước là nhờ có sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường và chiến lược mở cửa. Sự kết hợp của 2 nhân tố này đã tạo nên điểm đặc thù duy nhất trong tăng trưởng kinh tế của Đông Á – đó là sự tăng trưởng nhanh, mạnh, bền vững và lan tỏa rộng khắp sang các nền kinh tế khác trong khu vực. Do những điều kiện phát triển kinh tế khu vực và thế giới thay đổi, cả hai nhân tố này vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong triển vọng phát triển kinh tế khu vực. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình điều chỉnh cơ cấu các nền kinh tế Đông Á sau khủng hoảng tài chính 1997 và đóng góp rất quan trọng cho hình thái tăng trưởng hiện nay trong khu vực, đặc biệt các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc. Dĩ nhiên, những điều kiện tăng trưởng và phát triển của Đông Á phải trải qua những sự chuyển đổi căn bản ngay từ giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế 1997. Những sự chuyển đổi này đã thể hiện nhiều vấn đề mới cho các nước kém phát triển hơn trong khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN-NGHIÊN CỨU SO SÁNH

Đăng ngày: 14-05-2013, 02:09

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật con người ngày càng tạo ra những biến đổi to lớn của giới tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, những biến đổi này đang đặt con người trước nguy cơ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề môi trường như: ô nhiễm, biến đổi khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của trái đất, bệnh dịch, núi lửa, sóng thần….  Trước thực tế có thể đe doạ đến sự sinh tồn của loài người, các quốc gia trên thế giới nói chung, Nhật Bản và Việt Nam nói riêng đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế và đối phó với chúng. Giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu được cả hai quốc gia đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam cho rằng việc giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở ở nước ta còn nhiều bất cập nhất là về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy.... Trong khi đó giáo dục môi trường ở Nhật Bản đã  được triển khai từ lâu và có rất nhiều kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng. Bài viết này tập trung bào tìm hiểu, phân tích hiện trạng giáo dục môi trường tại các trường trung học cơ sở Việt Nam và Nhật Bản, từ đó nêu ra những gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở của Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 14-05-2013, 02:06

Ngành công nghiệp điện tử hiện đang được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trên thế giới. Có thể nói rằng ngành công nghiệp điện tử ngày nay đã trở thành ngành công nghiệp của tất cả các ngành công nghiệp vì không ngành công nghiệp nào không liên quan đến điện tử. Các sản phẩm điện tử ngày càng phong phú, bao gồm từ sản phẩm công nghiệp đến gia dụng như các thiết bị giải trí gia đình, máy quay phim (AV), máy tính, điện thoại cầm tay, đến các thiết bị cho cơ sở hạ tầng internet, thiết bị y tế, ô tô và các thiết bị điện tử trong ô tô… Là một ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao, vốn đầu tư lớn và cả nguồn lao động dồi dào, ngành công nghiệp điện tử là ngành đầu tiên được mang danh “nhà máy toàn cầu” bởi đã từ lâu, các công đoạn sản xuất sản phẩm điện tử đã trải rộng ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới, nói cách khác là đã hình thành “chuỗi giá trị toàn cầu” của ngành điện tử.