Trang chủ

Tạp chí Nghiên cứu Đông  Bắc Á

Email: vass_vinas@viettel.vn

Tạp chí Nghiên cứu Đông  Bắc Á (tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản) ra đời năm 1995 theo quyết định của Bộ Văn hóa - Thông tin trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á ngày một gia tăng, tạp chí được đổi tên thành Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á (năm 2001), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (năm 2006). Về vị trí và chức năng, tạp chí là cơ quan báo chí trực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, đồng thời là diễn đàn khoa học của giới nghiên cứu Đông Bắc Á trên cả nước và quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á có nhiệm vụ công bố những kết quả nghiên cứu khoa học về các nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á trên mọi lĩnh vực, góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực.

Khi còn là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, tạp chí ra mắt bạn đọc 4 tháng, 3 tháng, rồi 2 tháng 1 kỳ. Từ tháng 5 năm 2006, đáp ứng nhu cầu của các nhà nghiên cứu và của bạn đọc, tạp chí phát hành mỗi tháng 1 kỳ.

Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Bắc Á và yêu cầu của độc giả, chất lượng của tạp chí không ngừng được cải thiện. Hiện nay, mỗi năm tạp chí đăng tải hàng trăm bài nghiên cứu, thông tin khoa học thuộc tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Đáng chú ý là ngày càng xuất hiện nhiều bài viết có tính chất nghiên cứu so sánh các vấn đề của Việt Nam và các nước trong khu vực tạo nên một sắc thái và chất lượng mới trong nghiên cứu khu vực Đông Bắc Á tại Việt Nam.

Kể từ khi ra mắt bạn đọc, đội ngũ cộng tác viên của tạp chí không ngừng phát triển. Từ chỗ các cây viết chủ yếu là các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, đến nay tạp chí đã có một mạng lưới cộng tác viên rộng khắp cả nước và thực sự trở thành diễn đàn của các nhà nghiên cứu khu vực Đông Bắc Á tại Việt Nam.

Là một tạp chí thuộc lĩnh vực nghiên cứu quốc tế, đối tượng  phục vụ của tạp chí chủ yếu là giới trí thức, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên và tầng lớp có trình độ hiểu biết cao trong xã hội. Chính vì vậy, sự tiếp thu các ý kiến góp ý của độc giả có tác dụng to lớn đối với tạp chí trong quá trình hoàn thiện và nâng cao chất lượng trong những năm qua và trong thời gian tới.

Đội ngũ cán bộ của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á và các thành viên Hội đồng biên tập là những người có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; có trình độ chuyên môn cao; có kinh nghiệm trong công tác quản lý, nghiên cứu và hoạt động báo chí. Phát huy những kết quả đã đạt được, trong những năm tới, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á tiếp tục cải tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả góp phần nhiều hơn nữa vào sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Hồng Dương

 

LÃNH ĐẠO TẠP CHÍ QUA CÁC THỜI KỲ

1. Thời kỳ từ 1995 đến 2005

Tổng biên tập:  GS.TS. DƯƠNG PHÚ HIỆP

Phó tổng biên tập:  TS. VŨ VĂN HÀ

2. Thời kỳ từ 2006 đến 2010

Tổng biên tập: PGS.TS. NGÔ XUÂN BÌNH

Phó tổng biên tập:  TS.PHẠM HỒNG THÁI

3. Thời kỳ từ 2011 đến tháng 2/2017

Tổng biên tập: PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

Phó tổng biên tập: PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

4. Thời kỳ từ T2/2017 đến tháng 5/2020

Tổng biên tập: PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

4. Từ 1/6/2020

Quyền Tổng biên tập: TS. NGÔ VĂN VŨ

5. Từ 1/11/2020

Tổng biên tập: TS. NGÔ VĂN VŨ

 

 

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ

(THEO QUYẾT ĐỊNH 1237/QĐ-KHXH NGÀY 10/8/2020 CỦA CHỦ TỊCH VIỆN HÀN LÂM KHXH VIỆT NAM)

Chủ tịch Hội đồng:

TS. NGÔ VĂN VŨ

Ủy viên Hội đồng:

TS. LƯU TUẤN ANH

TS. LÊ THỊ THU GIANG

TS. HOÀNG MINH HẰNG

TS. NGÔ HƯƠNG LAN

PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG

TS. TRẦN HOÀNG LONG

TS. HOÀNG MINH LỢI

PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI

GS.TS. HOÀNG KHẮC NAM

TS. ĐẶNG XUÂN THANH

PGS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

TS. NGUYỄN THỊ THẮM

TS. NGUYỄN VĂN TUÂN

TS. VÕ HẢI THANH

NHÂN SỰ TẠP CHÍ

1. Ngô Văn Vũ: Tổng biên tập

Văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Khối các viện nghiên cứu quốc tế - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (84-24) 36824296; 0912 184 386

2. Vũ Thị Mai: Thư ký tòa soạn

Văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Khối các viện nghiên cứu quốc tế - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (84-24) 36824295; 0989 094 892

3. Dương Hồng Nhung: Phụ trách công tác nhuận bút

Văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Khối các viện nghiên cứu quốc tế - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (84-24) 36824295; 0983 720 398

4. Nguyễn Phương Hoa: Phụ trách công tác chế bản và phát hành

Văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Khối các viện nghiên cứu quốc tế - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (84-24) 36824295; 0973 580 029

 

THỂ LỆ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ

 

1. Bài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á là công trình nghiên cứu khoa học, vấn đề nghiên cứu liên quan đến các nước trong khu vực Đông Bắc Á thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. Tác giả là người giữ bản quyền của bài viết và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung khoa học cũng như các thông tin, tư liệu, số liệu… trong bài viết. Tạp chí không nhận đăng bài viết đã được xuất bản trên các sách, tạp chí khác.

2. Bài viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt, đánh máy vi tính theo phông chữ Times New Roman, mã Unicode, cỡ chữ 13, định dạng lề trên và lề dưới 31 mm, lề trái và lề phải 28 mm, giãn dòng Exactly 16 pt. Dung lượng bài viết từ 4.500 - 6.000 chữ (khoảng 7-9 trang A4), bao gồm tài liệu tham khảo. Nội dung bài viết được kết cấu theo bài báo khoa học; phần tóm tắt nội dung không dài quá 200 chữ (khoảng 10 dòng); từ khóa liệt kê từ 3-5 cụm từ. Tên bài viết và tóm tắt nội dung bài viết có thêm phần dịch sang tiếng Anh.

3. Trong bài viết, các tiểu mục được đánh số theo cấp 1, 2; 1.1., 1.2.; 1.1.1., 1.1.2.,… Tên tiểu mục diễn đạt ngắn gọn, sử dụng thuật ngữ khoa học rõ ràng, chặt chẽ. Tên người, địa danh, thuật ngữ tiếng nước ngoài nếu là chữ Latinh để nguyên gốc, không phiên âm sang tiếng Việt, trừ những danh từ riêng đã được Việt hóa; tên riêng viết tắt của các tổ chức dùng nhiều lần trong bài cần được viết đầy đủ ở lần sử dụng đầu tiên, ví dụ: Ngân hàng Thế giới (WB), Liên minh châu Âu (EU)…

4. Chú thích/tài liệu trích dẫn nguồn trong bài viết được đặt cuối chân trang (trích dẫn dạng footnote) và đánh số thứ tự từ 1, 2, 3… đến hết bài. Các tài liệu trích dẫn trong bài viết phải ghi rõ số trang có đoạn trích dẫn (nếu trích dẫn nguyên văn). Đồng thời, các tài liệu trích dẫn trong bài phải được liệt kê đầy đủ trong danh mục “Tài liệu tham khảo” đặt cuối bài viết. Các bảng, biểu, sơ đồ, hình sử dụng trong bài viết cần được đánh số theo thứ tự từng bảng, biểu, sơ đồ, hình riêng (ví dụ: Bảng 1, Bảng 2; Biểu 1, Biểu 2; Sơ đồ 1, Sơ đồ 2…). Dưới mỗi bảng, biểu, sơ đồ, hình có tài liệu trích dẫn nguồn.

5. Tài liệu tham khảo (yêu cầu bắt buộc với bài nghiên cứu và cần tối thiểu 5 tài liệu) được đánh số thứ tự và sắp xếp theo a,b,c chữ cái của tên tác giả (sắp xếp tài liệu tiếng Việt trước, sau đó đến tài liệu tiếng nước ngoài) và trình bày theo quy định: Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn), tên sách (in nghiêng), nhà xuất bản, nơi xuất bản. Đối với tài liệu tham khảo là bài viết trên tạp chí hoặc website: Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn), tên bài viết (đặt trong ngoặc kép), tên ấn phẩm/website (in nghiêng), số xuất bản (hoặc đường dẫn truy cập bài viết), ngày truy cập. Các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài (trừ tiếng Anh) kèm theo phần dịch sang tiếng Việt sau mỗi tài liệu.

5. Trước khi bản thảo được xuất bản chính thức, tác giả được kiểm tra bản thảo đã được biên tập hoàn chỉnh và duyệt in. Trong trường hợp cần bổ sung, đính chính thông tin trong bài báo, tác giả có thể đề nghị để Ban biên tập xem xét chấp thuận hay không chấp thuận, tùy từng trường hợp cụ thể.

6. Tạp chí không trả lại bản thảo đối với bài không được sử dụng. Tác giả đóng phí phản biện theo quy định sau khi bài viết được chấp nhận đăng và cho xuất bản.

7. Bài viết được gửi trực tiếp đến tòa soạn (kèm bản mềm) hoặc gửi bản mềm qua email của Tạp chí (tapchincdongbaca@gmail.com). Bài viết ghi rõ họ tên tác giả, học hàm, học vị, chức vụ, cơ quan công tác hay địa bàn hoạt động, địa chỉ, điện thoại, email để tòa soạn liên hệ trong quá trình biên tập, xuất bản.

 

Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tấng 7 Tòa nhà Khối các viện nghiên cứu quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 024.36824296; 024.36824295

 

ĐỊA CHỈ HÒM THƯ TẠP CHÍ: tapchincdongbaca@gmail.com

Rất mong nhận được sự cộng tác của quý cộng tác viên và bạn đọc.

 

ĐẶT MUA TẠP CHÍ:

Bạn đọc có thể đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á trực tiếp tại tòa soạn hoặc qua Công ty Phát hành báo chí trung ương (mã ấn phẩm C496; hotline: 1800585855) và bưu điện các tỉnh thành trên cả nước.