Trang chủ

CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TRONG TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:01 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

Các hình thức so sánh hay cách nói so sánh giữa cái này với cái kia, giữa việc này với việc kia về khả năng, sở thích, thời gian, mức độ v.v…trong tiếng Nhật phần lớn được sử dụng các mẫu câu để diễn tả. Ví dụ :

Kyôwa kinôyori atsui deusu (Hôm nay nóng hơn hôm qua).

Supôtsuno nakade naniga ichiban suki deusu ka ?

(Trong các môn thể thao, bạn thích môn nào nhất ?)

Khi trả lời câu hỏi trên thường chỉ trả lời vế sau là “bạn thích môn nào nhất?” sakkaga ichiban suki desu. “Tôi thích nhất môn bóng đá”. Tức là chỉ cần chúng ta thay thế từ nghi vấn “nani”(môn nào) bằng “bóng đá” còn toàn bộ mẫu câu vẫn giữ nguyên. Như vậy, hình thức so sánh trong tiếng Nhật dùng các mẫu câu để diễn tả các dạng so sánh, cho nên người học cần nắm vững các dạng mẫu câu để nói, hỏi và trả lời. Nếu người học nắm chắc các dạng mẫu câu mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây thì chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy tiếng Nhật “kể ra cũng không đến nỗi …”, thậm chí khi sử dụng được sẽ cảm thấy dễ dàng và thú vị.

Sau đây là các dạng mẫu câu so sánh về sở thích, khả năng, mức độ…từ đơn giản đến phức tạp.

I. Dùng mẫu câu

1. ~は~より(も)~

Đây là hình thức so sánh trạng thái này với trạng thái khác. Hình thức này thông thường không dùng dạng phủ định.

Ví dụ : a) 今日昨日より暖かいです。

Hôm nay ấm hơn hôm qua.

b) 日本語中国語より難しいです。

Tiếng Nhật khó hơn tiếng Trung Quốc.

c) 父家族の中でだれよりも早く起きます

Bố tôi dậy sớm hơn mọi người trong gia đình.

Chú ý không dùng dạng phủ định : Ví dụ :

X バスは電車より早くないです。

X 私は兄より早く起きません。

2. ~より~のほう(が、を)~

Đây là hình thức so sánh về sở thích, mức độ. Cái sau quan trọng hơn cái trước. Chú ý trường hợp này cũng  không dùng dạng phủ định.

Ví dụ :

a) 私は山よりのほうが好きです。

Tôi thích biển hơn thích núi (Tôi thích ra biển hơn lên núi).

b) 私は酒よりビールの方をよく飲みます。

Tôi hay uống bia hơn uống rượu.

c) ベトナムでは、スーパーの品物より市場の品物の方が安い。

Ở Việt Nam hàng bán ở chợ rẻ hơn hàng bán ở siêu thị.

 

Mẫu câu trên có thể đánh đổi vế từ “…yori….no hôga…” sang “…no hôga …. yori…”. Hình thức so sánh giữa hai thứ. Cái trước cao hơn cái sau. Ví dụ :

a) 飛行機のほうが新幹線より速い。

Máy bay nhanh hơn tàu Shinkansen.

b) 新幹線で行く方が、飛行機で行くより便利だ。

Đi tàu Shinkansen tiện hơn đi máy bay.

c) 漢字は書くことの方が、読むことより難しい。

Chữ Hán viết khó hơn đọc.

3. ~と~と どちら(のほう)が~

Hình thức này nêu ra hai trường hợp để người nghe lựa chọn. Khi trả lời thường chỉ cần trả lời vế sau, lược bớt vế trước, hoặc đồng ý cả hai thì dùng mẫu “dochiramo ….” hoặc “dochirademo….” .Vídụ :

a) あなたは紅茶コーヒー どちらが好きですか。

コーヒーの方が好きです。

Hồng trà và cà phê, anh thích đằng nào ?

Tôi thích cà phê.

b) 土曜日日曜日とどちらが都合がいいですか。

どちらでもいいです。

Thứ bảy và chủ nhật anh rảnh hôm nào ?

Hai ngày đó hôm nào tôi cũng rảnh.

c) サッカーをするの見るのとどちらが好きですか。

どちらも好きです。

Chơi bóng đá và xem bóng đá anh thích đằng nào ?

Tôi thích cả hai.

4. N(何、どれ)が(を)いちばん~

Hình thức này người nói muốn thể hiện thứ gì (loại nào) hay nhất hoặc tốt nhất trong một phạm vi nhất định. Trợ từ “de” dùng trong mẫu câu này là chỉ phạm vi. Ví dụ :

a) の中で、何が一番好きですか。

マンゴーが一番好きです。

Trong các loại hoa quả, bạn thích thứ gì nhất ? (thích nhất thứ gì?)

Tôi thích xoài nhất. (thích nhất xoài).

b) ケーキがいろいろありますが、この中でどれが一番おいしいでしょうか。

Bánh gatô có nhiều loại, chị thấy loại nào ngon nhất ?

c) 電話とフクスとメールと、どれを一番よく使いますか。

Điện thoại, FAX, mail, anh thấy người ta sử dụng loại nào nhiều nhât ?

5. ~にくらべて(くらべ、くらべると)

Hình thức này khi trình bày một việc nào đó ta có thể so sánh với việc khác để thấy sự khác nhau. Cách nói này có thể chuyển sang cách nói ở mẫu câu 1 “…wa…yori (mo)…”.

Ví dụ : a)今年は昨年に比べて、米の出来がいいようだ。

So với năm ngoái,hình như tình hình thu hoạch lúa năm nay khá hơn.

b) 女性は男性に比べ、平均寿命が長い。

Nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới.

c) 梅は桜に比べると、咲いている時期も長く、香りもいい。

Hoa mai so với hoa Anh đào thì thời gian nở dài hơn, có mùi thơm hơn

6. ~くらいなら~ほうが~

Mẫu câu này người nói muốn so sánh việc mình không muốn và muốn bày tỏ ý muốn của mình. Tất nhiên vế sau là vế người nói thấy cần thiết và mong muốn. Ví dụ :

a) 自由がなくなるくらいなら、一生独身でいる方がいい。


Nếu mất tự do thì cứ sống độc thân suốt đời còn hơn.

b) あんな店長の下で働くくらいなら、転職した方がましだ。

Nếu phải làm việc dưới quyền ông Trưởng cửa hàng ấy thì cứ xin đổi chỗ khác còn ơn.

c) こんな面倒な道具を使うくらいなら、自分の手でやった方が早い。

Nếu phải dùng những dụng cụ bất tiện như thế thì thà làm bằng tay còn nhanh hơn.

7 .よりも (むしろ)~

Hình thức này dùng để so sánh giữa X và Y (X yorimo mushiro Y ) thì Y ở mức độ ao hơn.

Ví dụ :

a) 辱めを受けるよりも、(むしろ)死んだ方がいい。

Thà chết còn hơn chịu nhục.

b) お祭りのこむ時期には、旅行なんかするよりも、(むしろ)家でゆっくりしたい。

Vào mùa lễ hội thì thà ở nhà nghỉ thoải mái còn hơn đi du lịch.

c) 景気はよくなるどころか、むしろ悪くなってきている。

Tình hình kinh tế chẳng những không tốt lên, ngược lại còn xấu đi.

d) じゃましょうと思っているわけではない。むしろ君たちに協力したいと思っているのだ。

Không phải tôi định làm phiền các anh, ngược lại tôi muốn hợp tác với các anh.

Câu c) và d) có thể không dùng “yorimo” mà chỉ dùng “mushiro” thì trong câu tiếng Việt có thể dịch nghĩa “mushiro” là “ngược lại”.

8. ~というより(むしろ)~

Hình thức này dùng để so sánh cách thể hiện hoặc phán đoán về hai sự việc nào đó. Có nghĩa là cách nói X cũng được, nhưng nếu đem so sánh với Y thì cách nói Y thoả đáng hơn. Ví dụ :

a) 野村さんは、学校の先生というより、銀行員のようだ。

Anh Nomura giống như là một cán bộ ngân hàng hơn là một giáo viên.

b) この絵本は、子供向けというよりむしろ大人のために書かれたような作品だ。

Cuốn truyện tranh này là tác phẩm như là viết cho người lớn đúng hơn là dành cho trẻ con.

c) 彼は論争を静めるためというより、自分の力を見せ付けるために発言したに過ぎない。

Chẳng qua anh ta phát biểu là để tỏ ra khả năng của mình, đúng hơn là để giàn hoà

sự tranh luận.

d) 彼女は美人というよりむしろ可愛いという感じだ。

Tôi cảm thấy cô ta đáng yêu hơn là một người đẹp.

9. ~(より)~のほうが(よほど、(よっぽど)、ずっと、はるかに)

Mẫu câu này dùng trước tính từ, động từ để so sánh hai sự việc, hai trạng thái. Sự việc, trạng thái sau ở mức cao hơn nhiều so với sự việc, trạng thái trước. Ví dụ :

a) 真夏の日本より、インドネシアの方がよっぽど涼しかった。

Ở In-đô-nê-xi-a mát hơn nhiều so với ở Nhật Bản trong mùa hè.

b) 姉より、弟の方がよっぽどよく家事を手伝ってくれる。

Đứa em trai giúp đỡ việc nhà còn tốt hơn nhiều so với chị gái nó.

c) こんなにつらいのなら、死んだ方がよほどましだ。

Nếu vất vả như thế thì thà chết quách đi còn hơn.

Ba câu trên có thể thay thế “yohodo”hay “yoppodo” bằng “zutto” hoặc “harukani” đều có nghĩa là “hơn thế nhiều”.

10. ~ほど~ない

Mẫu câu này dùng để so sánh hai tình trạng không khác nhau nhiều lắm.Người nói muốn nêu ra rằng tình trạng này không bằng tình trạng kia, tức là mức độ có chênh nhau theo cảm giác của người nói. Ví dụ :

a) 今日も風が強いです。でも、今日はきのうほど寒くないです。

Hôm nay gió cũng to. Nhưng hôm nay không rét bằng hôm qua.

b) この町は今も人が多いですが、昔ほどにぎやかではありません

Khu phố này bây giờ cũng đông người, nhưng không đông vui bằng hồi xưa.

c) このテスト問題は、あなたが考えているほど易しくないです。

Đề kiểm tra này không dễ như bạn nghĩ.

11. ~ほど(くらい)~Nはない

Mẫu câu “N hodo(kurai) ~ Nwa nai “thường là cách nói so sánh chủ quan của người nói về một sự việc nào đó so sánh với mức bình thường thì sự việc này nổi trội hơn cả. Mẫu câu này có thể thay “hodo” bằng “kurai”.          Ví dụ :

a) 困っているとき、思いやりのある友人の言葉ほどうれしいものはない

Khi gặp khó khăn không có gì vui bằng có lời động viên của bạn.

b) 祖母の作る梅干ぐらいおいしいものはない

Không có loại ô mai nào ngon bằng ô mai ông bà tôi làm.

c) 夕食後、好きな音楽を聴きながら、本を読むくらい楽しいことはない

Không có gì vui bằng sau bữa cơm tối là vừa đọc sách vừa nghe

nhạc mình ưa thích.

d) 妻: 暑いわねえ。

夫:まったく今年の夏ほど暑い夏はないね。

Vợ :  Nóng quá anh nhỉ ?

Chồng :  Ừ ! Không có mùa hè nào nóng như năm nay.

Hoặc có thể dùng trong câu thể hiện tình hình khách quan :

a) ベトナムには富士山ほど高い山はない

Ở Việt Nam không có ngọn núi nào cao bằng núi Fuji.

b) ホーチミン市にはホータイほど大きい湖はない

Ở thành phố Hồ Chí Minh không có cái hồ nào lớn như hồ Tây.

c) 日本には富士山ほど高い山はほかにない

Ở Nhật Bản ngoài núi Fuji ra không còn ngọn núi nào cao được như thế.

Câu c) dùng thêm “hokani” trước “nai” có nghĩa là “ngoài(ngọn núi ấy) ra không còn (ngọn núi nào) cao bằng (ngọn núi ấy) nữa.”

12. ~くらい(ほど)~

Mẫu câu này dùng trong trường hợp người nói muốn nhấn mạnh mức độ của trạng thái ấy như thể nào. Phần lớn động từ đi trước “kurai’ thường là động từ khả năng hoặc động từ + tai (muốn…). Cách dùng giống với “hodo”, nên có thể thay thế “kurai” bằng “hodo”, nghĩa tương đương.

Ví dụ :

a) 国家試験に合格した。大声で叫びたいくらいうれしい。(「ほど」もOK)

Tôi đã đỗ trong kỳ thi quốc gia. Tôi vui sướng dến mức muốn kêu thật to.

b) 山道は子供でも歩けるくらいの緩い坂です。(「ほど」もOK)

Đường núi là con đường dốc thoai thoải đến trẻ con cũng đi được.

c) きのうは山登りに行って、もう一歩も歩けないほど疲れました。(「くらい」もOK)

Hôm qua, tôi đi leo núi, mệt quá đến mức không thể nhấc nổi cái chân.

13. ~にもまして

Mẫu câu này dùng trong trường hợp muốn nói rằng : điều đó là như vậy

Nhưng một điều khác còn hơn thế nữa. Tiếng Việt có thể dùng từ “hơn cả” hoặc “hơn thế”… Ví dụ :

a) ゴミ問題は何にもまして、急を要する問題だ。

Vấn đề rác thải là vấn đề cấp thiết hơn tất cả các vấn đề khác.

b)きのう友達が結婚すると言う手紙が来たが、それにもまして、うれしかったのは、友達の病気がすっかり治ったということだった。

Hôm qua tôi có thư báo tin bạn tôi sắp cưới, nhưng điều còn vui hơn thế là bệnh tật

của bạn tôi đã khỏi hẳn.

c) 日本の夏は暑い。しかし、暑さにもまして耐えがたいのは、湿度の高さだ。

Mùa hè ở Nhật Bản nóng. Nhưng cái khó chịu hơn cả cái nóng là độ ẩm cao.

14. ~に(は)あたらない

Mẫu câu này được sử dụng khi người nói tỏ ý đánh giá thấp :” Cái đó không có giá trị đến mức thế đâu ! “Phần lớn được sử dụng với các động từ”ngạcnhiên”(odoroku) “khâm phục” (kanshinsuru), “đáng khen” (homeru),

“tán dương”(shôsan) v.v… Ví dụ :

a) 彼の才能なんてたいしたことはない。驚くにあたらないと思う。

Anh ta có tài cán gì đâu ! Chả đáng kinh ngạc.

b) この絵は上手だけれど、有名な画家のまねのようだ。感心するには当たらない

Bức tranh này được, nhưng hình như bắt chước kiểu vẽ của hoạ sĩ nổi tiếng. Không

đáng khâm phục.

c) 山田さんの成功の裏には親の援助があるのです。称賛には当たりません

Đằng sau sự thành công của anh Yamada có sự giúp đỡ của cha mẹ anh ta. Chả có gì

đáng tán dương cả.

15. Vないまでも (~まではできないが、~まではできなくても)

Mẫu câu này dùng trong trường hợp người nói muốn diễn đạt suy nghĩ rằng: “Tuy không đạt được mức ấy, nhưng cũng đã đạt được ở mức thấp hơn”. Có nghĩa là “tối thiểu”, “ít nhất” cũng đạt được như vậy.

Ví dụ :

a) 休みごとには帰らないまでも、一週間に一回位は電話をしたらどうですか。

Coi như mỗi lần được nghỉ đều không về được thì cứ mỗi tuần gọi điện thoại một lần

có được không ?

b) 大会に出られないまでも、趣味としてスポーツを楽しみたい。

Coi như không thể tham gia thi đấu được, tôi cứ luyện tập cho vui thôi.

c) 絶対とは言えないまでも、成功する確率はかなり高いと思います。

Coi như không thể nói là tuyệt đối, nhưng theo tôi khả năng thành công khá cao.

II. Dùng động từ

1. Dùng động từ 「にかぎる」”nikagiru” với nghĩa là “ichiban ii”(tốt nhất là…, hoặc …..là tuyệt nhất). Đây là cách nói chủ quan của người nói. Vì vậy không dùng trong trường hợp phán đoán khách quan. Cách nối tiếp có thể dùng : :Vる、Vない、N+に限る。

a) 一日の仕事を終えた後は、冷えたビールに限ります

Sau một ngày làm việc được uống 1 cốc bia ướp lạnh là tuyệt nhất

b) 自分が悪いと思ったら、素直に謝ってしまうに限る

Nếu thấy mình có lỗi thì tốt nhất là cứ thành thật xin lỗi.

c) 太りたくなければ、とにかくカロリーの高いものを食べないに限る

Nếu sợ béo lên thì tốt nhất là không ăn những thực phẩm chứa nhiều ca-lo.

2. Dùng động từ 「すぎる」“sugiru” làm động từ bổ trợ đi sau tính từ hoặc động từ khác để so sánh với mức tiêu chuẩn bình thường thì nó vượt quá hoặc quá mức. Cách nối tiếp có thể như sau : động từ ở đoạn i, tính từ 1 cắt đuôi i + sugiru. Riêng “nai” đổi thành “nasa” + sugiru.

(i)A(cđ)+すぎる Ngoại lệ: ない なさ+すぎる

Ví dụ :

a) このケーキはちょっと甘すぎます

Chiếc bánh ga-tô này hơi ngọt quá.

b) 食べすぎて、おなかがいっぱいです。

No quá vì ăn hơi nhiều.

c) あの人はまじめだけれど、ユーモアがなさすぎる

Anh ta rất chăm chỉ, nhưng tính tình hơi khô khan (thiếu tính dí dỏm)

Tóm lại, hình thức so sánh trong tiếng Nhật được sử dụng nhiều mẫu câu và một vài động từ nữa. Trong tiếng Việt cũng có những cách nói so sánh, nhưng chúng tôi chủ trương không so sánh với tiếng Việt ở phần nghiên cứu này, mà chỉ tìm ra những mẫu câu tiếng Việt tương đương để dịch các câu ví dụ giúp người học và các bạn đọc muốn tìm hiểu tiếng Nhật có thêm điều kiện tham khảo. Phần nghiên cứu trên đây mới chỉ là bước đầu, nhưng 15 mẫu câu và 2 động từ có lẽ là những cách nói so sánh thông thường và cơ bản. Chắc chắn còn một số cách nói khác nữa, chúng tôi hy vọng rằng trong thời gian tới sẽ có những bài nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn.

 

PGS.TS TRẦN SƠN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 教師と学習者のための日本語文型辞典 ループグ・ジャマシイくろしお出版 2001年9月1日 第6 刷発行.

2. 友松悦子、宮本淳、和栗雅子「どんな時どう使う日本語表現文型辞典」.

3. 発行所 株式会社アルク 2007年5月31日初版発行.

4. 講談社 カラー版 日本語大辞典 1992年10月27日第12刷発行.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0thảo luận