Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở HỘI AN THẾ KỶ XVI ĐẾN XIX

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:08

Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn, cách Đà Nẵng khoảng 30 km về phía đông nam. Từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, do nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, vùng cửa sông có mực nước ăn sâu vào đất liền khoảng 5 km, lại được dãy Cù Lao Chàm trên biển chắn sóng rất an toàn nên cảng thị Hội An rất thuận lợi cho tàu thuyền cập bến và trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy, Hội An sớm được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong quan tâm và xây dựng trở thành một đô thị thương nghiệp, thu hút thương thuyền ngoại quốc đến buôn bán. Trong đó, người Hoa là một trong những thương nhân chính, định cư khá sớm trên mảnh đất Hội An và điều tiết mọi hoạt động kinh tế nơi đây.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

CÁCH DÙNG ĐỘNG TỪ "NARU"

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:06

Động từ "Naru" trong tiếng Nhật là một nội động từ, một trong một số nội động từ có nhiều cách dùng linh hoạt mang phong cách Nhật Bản. Thông thường nội động từ là loại động từ biểu thị động tác hoặc sự tồn tại không gây tác động đối với sự vật khác. Ví dụ như "Kazega fuku" (Từ "thổi" trong câu "Gió thổi"), "Hanaga saku" (Từ "nở" trong câu "Hoa nở") v.v...Nhưng riêng động từ "naru" thì không thể giữ vai trò là một vị ngữ độc lập như động từ "thổi", "nở" trong các câu "Gió thổi" "Hoa nở" kể trên, mà phải kết hợp với các thành phần khác như danh từ + trợ từ, tính từ biến đổi đuôi để tạo ra một vị ngữ hay một cụm động từ có nghĩa.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:31

Chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản được ban hành nhằm cải thiện hình ảnh và uy tín dân tộc thông qua các hoạt động văn hoá. Chính sách đó đã trải qua nhiều giai đoạn: Trong những năm 1950 và 1960, mục tiêu đặt ra là chuyển đổi hình ảnh của Nhật Bản trước chiến tranh vốn là một nước quân phiệt sang một hình ảnh mới, một quốc gia yêu hoà bình. Do đó, chính quyền Nhật Bản tập trung vào các hoạt động văn hóa như trà đạo và cắm hoa với hy vọng chúng sẽ chuyển tải được hình ảnh về một vùng trời yêu hoà bình của Nhật Bản ra thế giới. Nhiều cuốn sách của Nhật Bản đã được phân phát, trong đó đề cập đất nước Nhật Bản đương đại với những bức tranh hoa anh đào và ngọn núi Fuji phủ đầy tuyết trắng. Đó là những thông điệp với thế giới về sự thanh bình yên ả của Nhật Bản. Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, chính sách ngoại giao văn hoá tập trung vào việc tạo ra hình ảnh về một nước Nhật Bản hoà bình có nền kinh tế phát triển. Trong những năm 1970, Nhật Bản bắt đầu triển khai thêm các chính sách ngoại giao văn hoá tích cực. Sự thay đổi này được minh chứng bằng việc thiết lập Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản vào năm 1972 với số tiền tài trợ là 20 tỷ yên Nhật (sau này tăng thêm 50 tỷ). Các hoạt động chính của Quỹ là; (1) Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật ở nước ngoài; (2) Trao đổi văn hoá, bao gồm trao đổi các diễn viên, nhạc sĩ; (3) Khuyến khích du học. Trong thời gian này cũng tạo được ấn tượng sâu sắc của sân khấu Kabuki và Noh ra cộng đồng quốc tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

CỘNG ĐỒNG ĐÔNG Á: ĐÁNH GIÁ TỪ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐÔNG Á

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:28

Thực tế cho thấy, câu chuyện chúng ta bàn luận xoay quanh chủ đề tương lai cái gọi là Cộng đồng Đông Á (EAC) vẫn chưa có hồi kết. Trong thời gian qua, từ giới học thuật, giới chức lãnh đạo (gọi là giới chính trị) và giới doanh nghiệp trong vùng đã đưa ra những luận giải  của riêng mình và tập trung phân tích, mổ xẻ các nội dung có liên quan tới tương lai EAC cả trên xây dựng mô hình lý thuyết lẫn kiểm chứng cơ sở thực tiễn. Nói về tương lai EAC và khi đặt nó trong thực tiễn bối cảnh của tiến trình liên kết và hội nhập quốc tế ở khu vực, người ta cho rằng vẫn còn thấy sự khác biệt không nhỏ trên nhiều phương diện giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Có ý kiến cho rằng, đó là một câu chuyện dài của một tương lai chưa xác định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản bác lại cho rằng, họ đã nhìn thấy niềm tin và có cơ sở đảm bảo cho tương lai đó trở thành hiện thực trong một tương lai không quá xa. Do đó, bàn luận về tương lai của EAC sẽ thật sự có ý nghĩa khi người ta biết lựa chọn được cách tiếp cận vấn đề sao cho nó cân bằng hay dung hòa được với các biến số khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

LAN TOẢ CÔNG NGHỆ QUA FDI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC VÀ MALAYSIA: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:25

Gia nhập WTO thể hiện cam kết hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế và tạo nền tảng quan trọng cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong thời gian tới. Dòng vốn FDI tăng nhanh sẽ là cơ sở để tăng cường đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Không chỉ tạo ra một khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn, khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp lớn vào nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao động.  Đóng góp lớn nhất của FDI đối với các quốc gia đang phát triển là sự lan tỏa công nghệ (LTCN) sang các doanh nghiệp nội địa thông qua quá trình liên kết sản xuất và phân phối, thông qua hợp tác tại các hiệp hội ngành nghề,  thông qua quá trình di chuyển lao động giữa 2 khu vực và thông qua quá trình cạnh tranh và học hỏi…v.v. Tuy nhiên, hiện nay sự LTCN từ các doanh nghiệp FDI cũng như khả năng hấp thụ công nghệ (CN) của các doanh nghiệp nội địa trong nền kinh tế Việt Nam hiện còn rất hạn chế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỔNG GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHAEBOL HÀN QUỐC

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:23

Các tập đoàn kinh tế kiểu “chaebol” xuất hiện vào đầu những năm 60 theo chủ trương của Pak Jung-Hee. Pak Jung-Hee muốn biến đất nước Hàn Quốc – vốn không có tài nguyên gì ngoài nguồn nhân công rẻ và có kỷ luật (nhưng thiếu tay nghề) – thành một nhà máy nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Ông đã chọn ra vài chục xí nghiệp tốt căn cứ vào phẩm chất cá nhân của những người lãnh đạo, rồi tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng phát triển (như cho vay vốn với lãi suất thấp, bảo lãnh cho các giao dịch quốc tế, v.v.), biến chúng thành các tập đoàn chaebol để làm đầu tàu kéo nền kinh tế của đất nước đi lên.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN Ở MÔNG CỔ

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:02

Quan hệ ngoại giao hiện nay giữa Mông Cổ và Nhật Bản là mối quan hệ tương tác tốt đẹp. Trong lịch sử, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trên khắp Châu Á và Châu Âu. Tài liệu đầu tiên ghi chép về  lịch sử giao lưu giữa Mông Cổ và Nhật Bản cho biết sự kiện năm 1268 chính là dấu mốc đầu tiên trong quan hệ hai nước. Tài liệu này cũng cho biết, người Mông Cổ đã nhiều lần cử sứ giả đến Nhật Bản và họ chính là cây cầu trung gian cung cấp thông tin trong rất nhiều lĩnh vực: phong tục, tập quán tín ngưỡng giữa hai bên. Ngoài ra, một tài liệu quý hiếm khác có thể làm rõ việc nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Đó là báo cáo trình lên Khan của sứ giả Triệu Lương Bật sau khi đi sứ từ Nhật trở về (ông được cử đi sứ Nhật Bản vào năm 1272 và lưu lại ở đó khoảng 1 năm). Báo cáo này được coi là tài liệu quý, nghiên cứu tương đối đầy đủ về phong tục tập quán, địa lý Nhật Bản. Như vậy, có thể nói rằng những cơ bản trong nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ đã được bắt đầu từ thế giữa thế kỷ thứ XIII dù chỉ là những nghiên cứu mang tính chất cá nhân. Nhưng thực tế, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ chỉ thực sự khởi sắc và phát triển vững chắc từ những năm cuối thế kỷ 20, khi quan hệ ở cấp quốc gia giữa hai nhà nước bước vào giai đoạn phát triển bền vững.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

NHỮNG YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ GIẤC MƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA Y.KAWABATA

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:59

Việc sử dụng các yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ lâu trong văn học nghệ thuật. Nhà văn sử dụng các yếu tố kỳ ảo như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực. Trong phương thức kỳ ảo, các nhà văn thường sử dụng các dạng thức khác nhau tạo nên các sắc màu phong phú đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm. Chính cái kỳ ảo cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của tác phẩm văn học. Sáng tác của Y.Kawabata chứa đựng và đan cài nhiều yếu tố huyễn tưởng, cũ và mới, thực và ảo, sống và chết, tính hiện đại với phong cách haiku, tính siêu thực với tinh thần Thiền tông, cảm thức thẩm mỹ phương Đông với dòng ý thức... Có thể nói, trong một số tác phẩm của Y.Kawabata, nhà văn đã đưa vào và sử dụng các yếu tố kỳ ảo như một biện pháp đặc trưng mang tính nghệ thuật. Chính các sắc thái thẩm mỹ của cái kỳ ảo không hề làm giảm giá trị hiện thực của tác phẩm mà nó còn cung cấp cho chúng ta cách nhận diện về cuộc sống làm gia tăng điểm nhìn nghệ thuật và các chiều tiếp cận hiện thực.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVI – XVIII VÀ QUAN HỆ GIAO LƯU GỐM SỨ VIỆT – NHẬT

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:55

Trong tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không ít nhà nghiên cứu cho rằng đã có những thời đại huy hoàng, gắn liền với nền quân chủ thịnh trị. Các nhà sử học, nghiên cứu văn học, văn hóa học, lịch sử kinh tế, triết học v.v… từng có nhiều công trình khảo cứu công phu về các triều đại Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Lê sơ (1428-1527)(1)... Cùng với những thành tựu rực rỡ về xã hội, kinh tế và văn hóa, đây còn được coi là các “Thời đại anh hùng” bởi những chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến chống Tống (980-981, 1075-1077), 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287-1288) và kháng chiến chống Minh (1406-1427). Đó là một cách nhìn, một cách tiếp cận có phần “kinh điển” về lịch sử Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

HẬU CẦN (LOGISTICS) ĐÔNG BẮC Á - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG THÚC ĐẨY NHANH DỊCH VỤ HẬU CẦN ASEAN

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:49

ASEAN đang phải đối mặt với một môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Đó là sự cạnh tranh không chỉ giữa các công ty trong cùng một quốc gia, mà còn giữa ngành công nghiệp của các nước khác nhau. Đặc biệt sự cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các khu vực trong lĩnh vực hậu cần - lĩnh vực mà lợi ích kinh tế có được rất lớn nhờ kết qủa gia tăng của khối lượng thương mại và đầu tư của các nước. Những nhân tố đóng góp vào mức tăng thương mại và đầu tư quốc tế bao gồm: mức tăng trưởng và sự mở cửa của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mức tăng toàn cầu hóa và tái điều chỉnh của các nước, qúa trình công nghiệp hóa vẫn tiếp tục của các nền kinh tế mới nổi lên và sự đổi mới công nghệ trong giao thông vận tải và thông tin viễn thông.

Trang trước 1 2 Trang sau