Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

LAO ĐỘNG KHÔNG CHÍNH THỨC Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:03

Sau chiến tranh, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, nguồn nhân lực trở nên thiếu hụt và các công ty Nhật Bản phải tuyển dụng những phụ nữ vốn chỉ tập trung vào nội trợ gia đình làm lao động bán thời gian. Tiếp đó, khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào năm 1991, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến nhiều công ty phải cắt giảm chi phí lao động bằng cách tuyển dụng lao động không chính thức (非正社員). Đến nay, lao động chính thức và không chính thức dường như đã trở thành hai khái niệm phổ biến trong xã hội Nhật Bản. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về lao động không chính thức ở Nhật Bản hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI THẾ

Đăng ngày: 20-09-2013, 15:59

Hải Phòng là thành phố loại một cấp quốc gia, được xác định là một cực trong tam giác tăng trưởng của đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, dù là so với tiềm năng hay trong tương quan với các thành phố lớn khác, FDI vào Hải Phòng chưa tương xứng. Bởi vậy, cần thiết phải tìm giải pháp phát huy các nhân tố thuận lợi để đẩy mạnh thu hút FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SÁCH, TẠP CHÍ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ HÓA Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 15:57

Trong sự phát triển số hoá dữ liệu, sử dụng vi tính và nối mạng, vai trò của các thư viện ở Nhật Bản cũng được nhìn nhận ở mức độ cao hơn. Cụm từ “phương thức quản lý sách, tạp chí” được sử dụng với nghĩa “sao chép mục lục”. Với hình thức nối mạng, việc phân biệt các hệ thống lưu thông xuất bản, hệ thống sách, tạp chí và các hệ thống phức hợp và đơn lẻ trong việc quản lý sách, tạp chí sẽ rất mơ hồ. Vì thế, để giải quyết tình trạng này, cần thiết phải xây dựng một phương thức quản lý sách, tạp chí mới, hiện đại. Dựa vào việc phát triển số hoá dữ liệu, kết hợp với máy vi tính và nối mạng, vai trò của việc xây dựng thư mục sách trong thư viện sẽ có nhiều sự biến đổi. Các thư viện Nhật Bản phải có phương án như thế nào để đối phó với sự biến đổi đó? Phải chăng giữa các thư viện có liên quan đến kỹ thuật mới cần có sự trao đổi thông tin về hiện trạng môi trường sử dụng dữ liệu số hoá, hoặc cần có các cuộc hội thảo nhằm tìm ra đường lối của phương thức quản lý sách, tạp chí trong tương lai .

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

HỢP TÁC GIỮA CÁC TRƯỜNG, VIỆN VÀ CÔNG TY Ở NHẬT BẢN – NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 20-09-2013, 15:55

Nhật Bản không chỉ là nước có số lượng khá lớn các trường đại học (với 500 trường) mà còn là một trong những quốc gia có chất lượng đào tạo khá tốt. Hiện đã có 6 trường trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới, 32 trường trong số 500 trường đại học hàng đầu của thế  giới. Trước những thách thức mới trong nước và quốc tế lĩnh vực giáo dục đại học ở Nhật đang tiến hành cải cách khá mạnh mẽ, trong đó tăng cường liên kết đào tạo nghiên cứu giữa các trường, viện và các công ty được coi như một trong hướng ưu tiên nhằm tạo ra động lực mới cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bài viết này sẽ phân tích một số kinh nghiệm về vấn đề này ở Nhật Bản hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ LIÊN TRIỀU

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:58

Sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia riêng biệt: Triều Tiên và Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã làm cắt đứt mọi mối liên hệ giữa hai miền Triều Tiên.  Sau 35 năm chia cắt, mối quan hệ về kinh tế mới thực sự bắt đầu và nhờ những nỗ lực hòa giải của các chính phủ trước đây, quan hệ hợp tác kinh tế thực sự được cải thiện và đã đạt được những thành tựu nhất định.  Tuy nhiên, những diễn biến trong quan hệ Liên Triều ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế, gây tổn hại đến nền kinh tế của cả hai nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỐI NỘI NHẬT BẢN THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:56

Việc thành lập một liên minh giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản là một minh hoạ sinh động các rạn nứt  trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh trước đây đã bị tiêu tan. Và đây được coi là điểm mốc đánh dấu tính cạnh tranh giữa hai đảng. Bằng việc tham gia vào các liên minh cầm quyền, các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội đã bị buộc phải từ bỏ nền tảng chính trị duy tâm  của mình trước đây và gánh trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ. Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản đã thay đổi các chính sách của mình theo hướng ngược lại hoàn toàn so với những gì mà họ làm trước đó.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

TẠI SAO CHDCND TRIỀU TIÊN SẢN XUẤT VŨ KHÍ HẠT NHÂN – TRIỂN VỌNG GIẢI QUYẾT KHỦNG HOẢNG HIỆN NAY

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:52

Kể từ năm 2002, khi nổ ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai trên Bán đảo Triều Tiên đến nay, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi trên các bàn hội nghị quốc tế. Hơn thế, nó còn làm tiêu tốn bao công sức, giấy mực của các nhà nghiên cứu, các chính khách và các nhà hoạch định chiến lược của nhiều nước. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến khủng hoảng, vì sao CHDCD Triều Tiên quyết tâm theo đuổi chương trình hạt nhân của mình?

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

MURAKAMI HARUKI – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC TẠI VIỆT NAM

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:43

Murakami Haruki có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1997 với tiểu thuyết Rừng Nauy, ngay sau đó, với nhiều lí do, tiểu thuyết này đã bị cấm xuất bản. Vậy mà đúng mười năm sau, Murakami đã trở lại, tràn ngập các hiệu sách, không chỉ với Rừng Nauy mà còn với rất nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn khác liên tục được in trong một thời gian rất ngắn. Vậy đâu là nguyên nhân của “hiện tượng” văn hoá đặc biệt này? Phải chăng Murakami đến được với độc giả khắp năm châu cũng như độc giả Việt Nam là do một văn phong kể chuyện bậc thầy, một bản sắc văn hoá toàn cầu hoá, một cốt truyện hấp dẫn cả về sự kiện tình tiết lẫn dụng ý nghệ thuật?

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

QUAN HỆ NHẬT BẢN – CAMPUCHIA TRÊN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN, GIÁO DỤC VÀ Y TẾ (1991-2007)

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:41

Nhật Bản và Campuchia là hai quốc gia Đông Á có những mối liên hệ với nhau về điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa. Quan hệ giữa hai nước tuy đã được đề cập về một số khía cạnh nhỏ song về cơ bản chưa được các học giả quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhất là thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Bài viết này sẽ góp phần lấp dần khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về quan hệ Nhật Bản – Campuchia. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài báo, chúng tôi chỉ trình bày quan hệ Nhật Bản – Campuchia về hợp tác nông nghiệp nông thôn, giáo dục, nhân lực và y tế giai đoạn 1991 - 2007. Qua đó phân tích, lý giải, rút ra những đặc điểm và nhận xét của mối quan hệ hai nước trên các lĩnh vực nói trên.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

LIÊN KẾT KINH TẾ ĐÔNG Á VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:38

Hợp tác và hội nhập kinh tế Đông Á từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay được coi là một quá trình phát triển tích cực, theo đó nền kinh tế khu vực đã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là thương mại và đầu tư. Những thành quả liên kết đạt được hiện nay của mối quan hệ kinh tế Đông Á có sự đóng góp rất lớn của điều chỉnh thị trường và sáng kiến doanh nghiệp. Các mạng sản xuất khu vực đã tạo ra những mối liên kết chặt chẽ về cả thương mại và đầu tư cũng như chuyển dịch nhân lực. Đó là những nền tảng đặc biệt tốt cho sự hội nhập sâu rộng hơn của toàn khu vực Đông Á. Tuy nhiên, kể từ Khủng hoảng Tài chính Châu Á 1997 thực tiễn cho thấy một hướng phát triển và hội nhập kinh tế chủ động hơn theo hướng tăng cường mạnh mẽ sự phát triển các khuôn khổ thể chế. Về bản chất, khi nói đến hợp tác và hội nhập kinh tế Đông Á, người ta đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn này, nó là điểm có thể tạo sự đột phá bất ngờ mang tính chủ động hội nhập. Đây là giai đoạn tích cực thiết lập các cơ chế tự do thương mại và hợp tác kinh tế toàn diện song phương và đa phương .