Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Ngành du lịch Nhật Bản trước tác động của đại dịch Covid-19

Đăng ngày: 27-10-2022, 15:31

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với sự gia tăng liên tục lượng khách quốc tế đến Nhật Bản, du lịch trở thành lĩnh vực phát triển đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước mặt trời mọc. Du lịch được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, với dự kiến ban đầu là đạt mục tiêu 40 triệu khách du lịch năm 2020, làm nền tảng cho mục tiêu 60 triệu khách năm 2030. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã làm suy giảm mạnh khách du lịch và hơn thế buộc Nhật Bản phải hoãn Olympic 2020 sang năm 2021. Chính phủ Nhật Bản đãđưa ra các biện pháp kích cầu nội địa nhằm hỗ trợ ngành du lịch. Bài viết đánh giá tác động của Covid-19 đến ngành công nghiệp mũi nhọn này và biện pháp khắc phục của Nhật Bản.

 

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Sự chuyển động của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo

Đăng ngày: 19-10-2022, 02:18

Ngày 28/8/2020, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã chính thức tuyên bố từ chức vì lý do sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho đất nước tiếp tục phát triển. Trong gần 8 năm cầm quyền của mình, ông Abe đã cống hiến cho “đất nước mặt trời mọc” những thành tích khá quan trọng như: vực dậy nền kinh tế với học thuyết “Abenomics”;gia tăng năng lực quân sự đưa Nhật Bản từ “nước lớn kinh tế” thành “nước lớn chính trị”; đổi mới chính sách an ninh đối ngoại, từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ”. Thậm chí còn tạo cơ hội “tái chiếm” ngôi vị số 2 thế giới về kinh tế. Vì thế, giới nghiên cứu và dư luận đã có những đánh giá tích cực về ông - Một Thủ tướng tại vị lâu nhất trên chính trường Nhật Bản.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Huawei - bước mở đầu cho cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Đăng ngày: 17-10-2022, 15:35

Những năm cuối thập niên thứ hai của thế kỉ XXI, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã mở ra cuộc đối đầu trực tiếp và toàn diện với Mỹ - quốc gia có vị thế hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực. Trong cuộc xung đột giữa hai nước, sự kiện không thể không nói đến chính là cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc với tâm điểm là công ty công nghệ Huawei. Nhìn rộng ra, cuộc chiến công nghệ giữa hai cường quốc chỉ là một phần của cuộc chiến tranh giành quyền lực lãnh đạo thế giới. Cuộc chiến giữa cường quốc theo chủ nghĩa đơn cực và cường quốc theo chủ nghĩa đa phương này đã mở ra một sự đối đầu toàn diện, không chỉ giới hạn ở những lợi ích kinh tế thông thường, mà còn bắt nguồn từ việc làm ai chủ công nghệ hiện đại 5G. Tận cùng thì đó là biểu hiện của sự cạnh tranh chiến lược toàn diện trên mọi lĩnh vực giữa hai siêu cường.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Nhìn lại lịch sử quan hệ Bhutan – Trung Quốc

Đăng ngày: 10-10-2022, 15:30

Về mặt địa lý, Bhutan và Trung Quốc đại lục không có sự tiếp giáp trực tiếp. Vương quốc Bhutan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ duy trì quan hệ ngoại giao chính thức. Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Bhutan và Trung Quốc diễn ra thông qua Tây Tạng. Trung Quốc trở thành láng giềng của Bhutan khi nước này chiếm đóng Tây Tạng (1959), vùng lãnh thổ mà Bhutan có mối quan hệ sâu sắc về văn hóa, huyết thống và tôn giáo. Mặc dù Bhutan và Trung Quốc không có quan hệ ngoại giao trực tiếp hay thương mại hợp pháp, nhưng mối quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Á khiến cho nước này quan tâm đến Bhutan. Bài viết phân tích quan hệ Bhutan- Trung Quốc trong lịch sử và xem xét vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Chính sách ngoại giao đa phương của Hàn Quốc: Trường hợp quan hệ Hàn Quốc-NATO

Đăng ngày: 10-10-2022, 15:25

Từ sau tiến trình dân chủ hóa (năm 1987), trên cương vị cường quốc tầm trung (middle power), Hàn Quốc có quan hệ với các thể chế quốc tế, góp phần tăng cường vị thế và ảnh hưởng toàn cầu, cũng như thúc đẩy tầm nhìn đa phương của mình. Dưới thời Tổng thống Moon Jae-in, Hàn Quốc tiếp tục là nhân tố tích cực trong các thể chế đa phương, đặc biệt là cấu trúc an ninh đa phương tiêu biểu như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bài viết khái quát tầm nhìn của Hàn Quốc trong việc phát triển quan hệ với NATO, giải thích các động lực chủ yếu cho việc Hàn Quốc ngày càng tích cực phát triển quan hệ với liên minh, và bước đầu nhận định về xu hướng vận động của quan hệ Hàn Quốc - NATO cho đến hết nhiệm kỳ Tổng thống của Moon Jae-in.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Công dân Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc: Nhân tố tác động và định hướng chính sách

Đăng ngày: 7-10-2022, 15:14

Mỗi năm có hàng nghìn công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó chủ yếu là kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc. Bài viết phân tích những nhân tố tác động khiến nhiều công dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan, Hàn Quốc. Những nhân tố được đưa ra, có nhân tố từ bối cảnh trong nước, như Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, thu nhập bình quân đầu người thấp, văn hóa Việt Nam tương đồng với văn hóa của một số quốc gia trong khu vực; có nhân tố bên ngoài tác động như đàn ông Đài Loan, Hàn Quốc đang thiếu vợ, phải nhập khẩu vợ từ bên ngoài.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 3

Chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Đăng ngày: 3-10-2022, 08:10

Bài viết phân tích những chiến lược của Trung Quốc đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương từ sau Đại hội Đảng lần thứ XVIII(năm 2012) đến nay. Đó là các chiến lược “Ngoại giao nước lớn”, “Ngoại giao láng giềng”, “Vành đai - Con đường”, “Cộng đồng vận mệnh nhân loại”, “An ninh châu Á mới”… Từ đó, bài viết đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam dưới góc độ đối tác, đối tượng và giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 2

Nâng cao tính cạnh tranh và dân chủ trong bầu cử qua kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đăng ngày: 27-09-2022, 07:30

Cải cách chế độ bầu cử được coi là mấu chốt để tăng cường dân chủ trong đảng, từ đó nâng cao năng lực cầm quyền của đảng. Mô hình bầu cử mang tính cạnh tranh được coi là hướng đi quan trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc.Vậy chế độ bầu cử trong đảng của Trung Quốc hiện nay có những đặc trưng gì cần chú ý?Trung Quốc áp dụng những phương thức nào để hoàn thiện hơn chế độ bầu cử mang tính cạnh tranh trong nội bộ đảng?Nội dung bài viết sẽ xoay quanh những vấn đề này như một sự tổng kết kinh nghiệm chủ yếu của Trung Quốc cho quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ bầu cử trong Đảng tại Việt Nam.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 2

Quan hệ xã hội của cộng đồng người Hàn Quốc ở Hà Nội

Đăng ngày: 27-09-2022, 07:23

Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn – Việt, nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giao lưu nhân dân giữa hai nước đã được xác lập. Một trong số đó là việc hình thành cộng đồng người Hàn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Một vấn đề đặt ra trong cộng đồng này là họ duy trì mối quan hệ xã hội như thế nào với các thành viên trong cộng đồng, người dân địa phương và gia đình, bạn bè của họ ở nước xuất cư – Hàn Quốc. Bài viết này sẽ sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học để đi sâu mô tả mối quan hệ xã hội của người Hàn Quốc ở Hà Nội theo ba nhóm cư dân được phân chia theo mục đích cư trú bao gồm: nhóm phái cử, nhóm kinh doanh tự do và nhóm du học sinh.

 

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 2

Gyenyeoga – Gasa giáo huấn phụ nữ Joseon trước hôn nhân

Đăng ngày: 27-09-2022, 04:06

Gyubanggasa là một loại hình văn học lấy đời sống của phụ nữ quý tộc chốn khuê phòng thời Joseon làm đề tài. Trong loại hình này có nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại phản ánh những khía cạnh khác nhau của đời sống người phụ nữ, tập trung chủ yếu vào đời sống hôn nhân. Bài viết sử dụng tác phẩm “Gyenyeoga” thuộc Gyubanggasa để phân tích về những điều giáo huấn phụ nữ Joseon trước khi họ kết hôn. Từ đó, khắc họa một cách khái quát những vấn đề xã hội tác động lên đời sống người phụ nữ quý tộc nói riêng và đời sống người phụ nữ Joseon nói chung.