Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 6

Thị trường nghệ thuật biểu diễn tại Nhật Bản thời kì đại dịch COVID-19

Đăng ngày: 19-12-2022, 20:11

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã lây lan nhanh và mạnh, khiến ngành công nghiệp giải trí và truyền thông trên toàn thế giới nói chung, Nhật Bản nói riêng dường như bị “đóng băng”. Các mảng kinh doanh cốt lõi như âm nhạc, kịch, biểu diễn nghệ thuật, giải trí và sự kiện Thế vận hội 2020 không thể tổ chức. Sân vận động, nhà hát và địa điểm chế tác, kinh doanh phim ảnh buộc phải đóng cửa hoặc thu hẹp do phải tuân thủ các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm, chuỗi cung ứng bị chia cắt. Thiệt hại trên thị trường toàn cầu ước tính lên tới 16-17 nghìn tỷ yên và dự kiến sau khi đại dịch qua đi ​​sẽ mất ít nhất hai năm để phục hồi lại ngành công nghiệp này. Bài viết đề cập đến thực trạng, tương lai ngành nghệ thuật biểu diễn, một trong những ngành được cho là thiệt hại nặng nề nhất do tác động của đại dịch COVID-19 tại Nhật Bản.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 6

Vấn đề giải quyết mâu thuẫn xã hội chủ yếu của Trung Quốc hiện nay

Đăng ngày: 13-12-2022, 02:18

Bài viết tập trung phân tích quá trình thay đổi nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cải cách kinh tế và cải cách xã hội, phát triển xã hội. Do quá đề cao nhiệm vụ cải cách kinh tế, nên những mâu thuẫn xã hội ở Trung Quốc đã nảy sinh và phát triển mạnh mẽ, thể hiện trong cơ cấu việc làm; chênh lệch giàu -nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa miền Đông và miền Tây; sự bất hợp lý trong giải quyết chế độ ruộng đất ở nông thôn; hệ thống quản lý xã hội; vấn đề dân tộc và tôn giáo…Tiếp đến bài viết dự báo xu thế biến đổi mâu thuẫn xã hội chủ yếu ở Trung Quốc trong tương lai và đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề mâu thuẫn xã hội chủ yếu hiện nay.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 6

Thỏa thuận xanh mới của Hàn Quốc trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19

Đăng ngày: 12-12-2022, 08:19

Tăng trưởng xanh được coi là nội dung quan trọng trong phát triển bền vững với 3 lĩnh vực chính: kinh tế-xã hội-môi trường. Tăng trưởng xanh đem lại nhiều cơ hội để giải quyết những thách thức phát triển chưa từng có trong thời đại chúng ta và những giải pháp đổi mới để tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững và hòa nhập xã hội. Cùng với dòng chảy tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã dũng cảm theo đuổi con đường này để giải quyết các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế chậm và biến đổi khí hậu. Thỏa thuận xanh mới (Green new deal)của Hàn Quốc là một chính sách mới cho thời kỳ hậu đại dịchCOVID-19 được Đảng Dân chủ cầm quyền đề xuất trước cuộc bầu cử Quốc hội ngày 15/4/2020. Đây được xem là chương trình lớn do Chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhằm hạn chế những tác động của đại dịch COVID-19 và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững kinh tế trong tương lai.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Một số chính sách phát triển cụm liên kết ngành ở Nhật Bản giai đoạn 2011-2020

Đăng ngày: 28-11-2022, 08:43

Trước thực trạng nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng qua từng năm, đầu tư tư nhân giảm, nợ đọng kéo dài, nhằm ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế và thúc đẩy các lĩnh vực ngành nghề mới, Chính phủ Nhật Bản đã tập trung hỗ trợ toàn diện các ngành kinh doanh cạnh tranh mới trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là chương trình cụm liên kết ngành. Các cụm liên kết ngành ở Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các hoạt động sáng tạo đổi mới, như là các nghiên cứu, phát triển, hình thành lĩnh vực kinh doanh mới trong ngành công nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản đang ở giai đoạn thứ ba – giai đoạn phát triển bền vững của dự án cụm liên kết ngành (từ 2011-2020) với những khái niệm, chính sách phát triển cụ thể của từng khu vực.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Đăng ngày: 28-11-2022, 08:11

Xuất khẩu rau quả được coi là một trong những ngành hàng triển vọng của Việt Nam và đang đạt được những thành công trên một số thị trường khó tính như Nhật Bản. Bài viết tập trung phân tích tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, đặc biệt dưới tác động của đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu; đồngthời đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tăng cường hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam nhằm đáp ứng những yêu cầu của thị trường tiềm năng nhưng khó tính này, cũng như vượt qua được cuộc khủng hoảng kinh tế y tế Covid-19.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Đối chiếu kaidan Botan Dōrō (Asai Ryoi) với nguyên tác Mẫu đơn đăng ký (Cù Hựu)

Đăng ngày: 24-11-2022, 03:51

Botan Dōrō được rút từ tuyển tập Otogi Boko gồm 68 mẩu kaidan do tu sĩ Phật giáo Asai Ryoi biên khảo xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ XVII. Hầu hết các kaidan trong tập này đều có nguồn gốc từ tiểu thuyết truyền kỳ Trung Quốc hoặc từ tích truyện dân gian Nhật Bản, nhưng khác với nguyên tác, nó thể hiện rõ hơn quan điểm cá nhân của tác giả với những chi tiết được lược bỏ hoặc thêm vào. Bằng những so sánh, đối chiếu tác phẩm Botan Dōrō với nguyên tác Mẫu đơn đăng ký (Trung Quốc), bài viết hướng đến làm rõ quá trình hình thành thể kaidan Nhật Bản. Theo tiếng Nhật, “kai” nghĩa là bí ẩn, kỳ lạ, hoang đường và “dan” là chuyện. Nhiều người đồng nhất kaidan với tiểu thuyết truyền kỳ, song kaidan là kết quả của sự tiếp biến thể loại văn học đầy chủ động và sáng tạo của người Nhật.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc: Một số kinh nghiệm và gợi ý cho Việt Nam

Đăng ngày: 24-11-2022, 03:43

Kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Những nước dẫn đầu trong phát triển kinh tế xanh có Đức, Nhật Bản, Singapore và đặc biệt là Hàn Quốc. Với xuất phát điểm là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống bị hủy hoại nghiêm trọng do khí thải của các nhà máy, phương tiện giao thông,… Hàn Quốc đã nhận thấy sự cần thiết phải chuyển hướng sang con đường phát triển xanh và bền vững. Chính sách phát triển kinh tế xanh đã trở thành chiến lược phát triển quốc gia và hiện nay, Hàn Quốc gặt hái được nhiều thành công. Trong bài viết này, tác giả phân tích thực trạng và một số bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Về khả năng nâng cấp “Bộ tứ” thành “NATO châu Á”

Đăng ngày: 24-11-2022, 03:29

Bài viết phân tích khả năng nâng cấp “Bộ tứ” (The Quad) gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ thành một NATO phiên bản châu Á qua tìm hiểu nhận thức của từng quốc gia thành viên và quan điểm của Trung Quốc về kịch bản này. Trên cơ sở đó, các tác giả chỉ ra những giới hạn đối với khả năng hình thành một liên minh quân sự chính thức tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhằm đối trọng với Trung Quốc. Dự báo “Bộ tứ” có thể phát triển thành một khuôn khổ hợp tác quốc phòng đa phương kiểu mới, hỗ trợ các quốc gia kiềm chế Trung Quốc, thay vì trở thành một khuôn khổ hợp tác được thể chế hóa chặt chẽ và mang tính ràng buộc như NATO.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Thời tiết trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp)

Đăng ngày: 23-11-2022, 10:26

Bài viết* sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích thành tố nghĩa, thủ pháp đối chiếu một chiều với tiếng Hàn là ngôn ngữ cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hiện tượng tự nhiên dự báo thời tiết chỉ xuất hiện ở các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con trâu/bò. Các hành động của các con giáp được cho là dấu hiệu dự báo thời tiết xuất hiện nhiều ở tục ngữ có yếu tố chỉ con trâu/bò và lợn; ý nghĩa dự báo thời tiết chủ yếu liên quan đến mưa, gió hoặc nước; thời tiết bốn mùa và các hiện tượng tự nhiên không chỉ có ảnh hưởng tích cực mà còn có tác động tiêu cực đến các loài vật, đặc biệt là vật nuôi. Điều này cho thấy sự quan tâm, mức độ gần gũi và vai trò quan trọng của chúng trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người dân Hàn Quốc. Những nét tương đồng và khác biệt về thời tiết cho thấy sự gần gũi cũng như những nét đặc trưng riêng về ngôn ngữ và văn hóa của hai dân tộc Hàn - Việt.

 

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 5

Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình

Đăng ngày: 23-11-2022, 10:21

Với vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng, Myanmar từ lâu đã trở thành quốc gia láng giềng ưu tiên trong quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Sau khi Myanmar chính thức tiến hành cải cách chính trị năm 2011, Trung Quốc buộc phải cạnh tranh với các nhân tố khác như Ấn Độ, Mỹ trong việc gia tăng ảnh hưởng tại Myanmar. Dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, sự ra đời của Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Myanmar trong chính sách đối ngoại cũng như khả năng thành công của BRI của Trung Quốc. Bài viết đi vào phân tích ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar trên một số lĩnh vực nổi bật như chính trị - ngoại giao, kinh tế, quân sự… từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời đưa ra một số đánh giá về quá trình này.