Trang chủ

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Đăng ngày: 26-11-2023, 01:38 | Danh mục: Tin tức - Sự kiện

Ngày 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”.

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Quang cảnh lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á

Tới dự buổi lễ, về phía lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có PGS. TS Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Về phía lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành Viện; GS.TS. Ngô Xuân Bình, Nguyên Viện trưởng; TS. Trần Quang Minh, Nguyên Viện trưởng; PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Nguyên Quyền Viện trưởng; PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, Nguyên Phó Viện trưởng; PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Nguyên Phó Giám đốc TTNC Nhật Bản (tiền thân của Viện NC Đông Bắc Á). Về phía các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và các cơ quan ban ngành có: Ông Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách Ban Tổ chức cán bộ; PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học; TS. Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc; PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; PGS.TS. Võ Xuân Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; PGS.TS. Bùi Hải Đăng,Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh; PGS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,…. cùng nhiều thế hệ các cán bộ, viên chức và người lao động đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

TS.Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành Viện NC Đông Bắc Á đọc diễn văn khai mạc

Mở đầu buổi lễ, TS.Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành đọc diễn văn, khái quát chặng đường xây dựng, phát triển của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á trong suốt 30 năm qua. Ngày 13/9/1993, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, sau này là Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, được thành lập theo Quyết định 466/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù bắt đầu chỉ với 10 cán bộ và nhiều thiếu thốn về nhân sự và cơ sở vật chất, nhưng đã nhanh chóng phát triển thành một trung tâm về nghiên cứu Nhật Bản hàng đầu trên toàn quốc. Năm 2004, với nhu cầu nghiên cứu về Đông Bắc Á ngày càng tăng, Viện đổi tên thành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và trở thành cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về khu vực này. Viện đã đóng góp tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước thông qua các nghiên cứu và chương trình hợp tác quốc tế. Cơ cấu tổ chức của Viện có sự điều chỉnh và tinh giản theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, Viện có 4 trung tâm nghiên cứu cùng các đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Viện đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nghiên cứu Nhật Bản học, Hàn Quốc học và Trung Quốc học tại Việt Nam thông qua các công trình nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, và ấn phẩm được công bố rộng rãi. Các hoạt động này không chỉ tăng cường hiểu biết của người dân Việt Nam về các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Bắc Á, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Trong 30 năm qua, Viện đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu, bao gồm cả các dự án do quỹ nước ngoài tài trợ, đóng góp tích cực vào phương diện nghiên cứu khu vực, đào tạo, và tư vấn chính sách. Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện trong các công trình nghiên cứu đã đến với độc giả qua hàng trăm đầu sách hàng nghìn bài tạp chí được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á và các tạp chí khoa học khác trong và ngoài nước...

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á không chỉ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mà còn đóng góp tích cực vào công tác giáo dục và đào tạo. Nhiều cán bộ của Viện đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu tại các trường đại học và học viện trong cả nước. Cán bộ trẻ của Viện, vừa thực hiện nghiên cứu vừa theo học cao học, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ liên quan đến Nhật Bản học, Hàn Quốc học và các vấn đề khu vực Đông Bắc Á.

Viện cũng đặc biệt chú trọng vào việc phổ biến kiến thức về Nhật Bản và Hàn Quốc cho người dân Việt Nam bằng cách xuất bản sách, các tạp chí, và duy trì các trang web về Nghiên cứu Nhật Bản và Nghiên cứu Hàn Quốc. Đặc biệt, trong suốt 18 năm Viện còn tổ chức thành công các Chương trình tìm hiểu Hàn Quốc dành cho giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở với hơn 1400 người tham dự từ hàng trăm trường trên cả nước.

Trong 30 năm qua, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã củng cố và mở rộng công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế. Viện hiện đang hợp tác trao đổi khoa học với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Sự hỗ trợ quý báu từ các cơ quan tài trợ như Japan Foundation, Korea Foundation, JICA, KOICA cùng với sự đóng góp của các Đại sứ quán Nhật Bản, Hàn Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện.

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Ông Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách Ban Tổ chức cán bộ đọc quyết định trao tặng bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

PGS.TS Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam trao bằng khen cho Viện NC Đông Bắc Á

Cũng trong lễ kỷ niệm, Ông Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách Ban Tổ chức cán bộ đọc quyết định trao tặng bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á vì những đóng góp cho sự nghiệp khoa học xã hội. Thay mặt lãnh đạo Viện Hàn lâm tới trao bằng khen và phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đánh giá cao những thành tích, sự nỗ lực và đóng góp to lớn của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và đối với đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Viện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định. PGS.TS Tạ Minh Tuấn cũng gợi mở những nội dung để Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á quan tâm trong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của Viện nghiên cứu tư vấn cho Viện Hàn lâm, cho Đảng và Nhà nước.

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

PGS.TS Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phát biểu

TS.Trần Hoàng Long, phó Viện trưởng điều hành thay mặt Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam để tiếp nối những thành tựu của thế hệ đi trước, quyết tâm đạt được những thành công mới, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được Viện Hàn lâm giao phó.

Chặng đường vẻ vang 30 năm của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á được vun đắp qua nhiều thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động. Buổi lễ cũng được lắng nghe những phát biểu của các nguyên lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á như GS.TS Ngô Xuân Bình, Nguyên Viện trưởng Viện NC Đông Bắc Á (2005-2009); PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Nguyên Phó Giám đốc TTNC Nhật Bản (1993-1998).

Sau lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”. Hội thảo được nghe các báo cáo tham luận về nhiều chủ đề như: Quan hệ của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Bắc Á; Xây dựng đội ngũ cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; Tình hình nghiên cứu chính trị-an ninh trên bán đảo Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; Hoạt động nghiên cứu khoa học của Chi đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; 30 năm nghiên cứu văn hoá; Tầm quan trọng của nghiên cứu Đông Bắc Á trong giai đoạn hiện nay….Hội thảo cũng được nghe nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp của các chuyên gia để các nghiên cứu về khu vực Đông Bắc Á ngày càng sâu sắc, chất lượng.

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Một số diễn giả tại Hội thảo

Bế mạc buổi lễ kỷ niệm và Hội thảo, TS.Trần Hoàng Long bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam qua các thời kỳ cùng tất cả các cơ quan hữu quan về những sự giúp đỡ và hợp tác hết sức quý báu đã dành cho Viện trong 30 năm qua. Đồng thời, TS.Trần Hoàng Long cũng mong sẽ tiếp tục nhận được những sự hỗ trợ và hợp tác của các đơn vị  trong thời gian tới để Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á vững bước đi lên và đạt được nhiều thành tích hơn nữa, đóng góp hữu ích vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trở thành một cầu nối vững chắc giữa giới học thuật trong nước với các học giả, các cơ quan nghiên cứu khu vực Đông Bắc Á.

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Tập thể cán bộ đã và đang làm việc tại Viện chụp ảnh lưu niệm

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”
Các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Viện chụp ảnh lưu niệm
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Tập thể cán bộ đang làm việc tại Viện

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Tập thể cán bộ nữ

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Cán bộ Viện NC Đông Bắc Á biểu diễn văn nghệ chào mừng

 

Kiều Dung

 

Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”

Ngày 24/11/2023, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (1993-2023) và Hội thảo quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”.

Tới dự buổi lễ, về phía lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có PGS. TS Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Về phía lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, có TS. Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành Viện; GS.TS. Ngô Xuân Bình, Nguyên Viện trưởng; TS. Trần Quang Minh, Nguyên Viện trưởng; PGS.TS. Phạm Hồng Thái, Nguyên Quyền Viện trưởng; PGS.TS. Hồ Việt Hạnh, Nguyên Phó Viện trưởng; PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Nguyên Phó Giám đốc TTNC Nhật Bản (tiền thân của Viện NC Đông Bắc Á). Về phía các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và các cơ quan ban ngành có: Ông Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách Ban Tổ chức cán bộ; PGS.TS. Nguyễn Văn Minh, Viện trưởng Viện Dân tộc học; TS. Nguyễn Xuân Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc; PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; PGS.TS. Võ Xuân Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; PGS.TS. Bùi Hải Đăng,Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Đại học KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh; PGS.TSKH Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới,…. cùng nhiều thế hệ các cán bộ, viên chức và người lao động đã và đang công tác tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Mở đầu buổi lễ, TS.Trần Hoàng Long, Phó Viện trưởng điều hành đọc diễn văn, khái quát chặng đường xây dựng, phát triển của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á trong suốt 30 năm qua. Ngày 13/9/1993, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, sau này là Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, được thành lập theo Quyết định 466/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù bắt đầu chỉ với 10 cán bộ và nhiều thiếu thốn về nhân sự và cơ sở vật chất, nhưng đã nhanh chóng phát triển thành một trung tâm về nghiên cứu Nhật Bản hàng đầu trên toàn quốc. Năm 2004, với nhu cầu nghiên cứu về Đông Bắc Á ngày càng tăng, Viện đổi tên thành Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á và trở thành cơ sở nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về khu vực này. Viện đã đóng góp tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước thông qua các nghiên cứu và chương trình hợp tác quốc tế. Cơ cấu tổ chức của Viện có sự điều chỉnh và tinh giản theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, Viện có 4 trung tâm nghiên cứu cùng các đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á. Viện đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển nghiên cứu Nhật Bản học, Hàn Quốc học và Trung Quốc học <!--[if !supportAnnotations]-->[l1]<!--[endif]--> tại Việt Nam thông qua các công trình nghiên cứu, hội nghị, hội thảo, và ấn phẩm được công bố rộng rãi. Các hoạt động này không chỉ tăng cường hiểu biết của người dân Việt Nam về các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Bắc Á, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

Trong 30 năm qua, Viện đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu, bao gồm cả các dự án do quỹ nước ngoài tài trợ, đóng góp tích cực vào phương diện nghiên cứu khu vực, đào tạo, và tư vấn chính sách. Kết quả nghiên cứu khoa học của Viện trong các công trình nghiên cứu đã đến với độc giả qua hàng trăm đầu sách hàng nghìn bài tạp chí được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á và các tạp chí khoa học khác trong và ngoài nước...

Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á không chỉ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu mà còn đóng góp tích cực vào công tác giáo dục và đào tạo. Nhiều cán bộ của Viện đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu tại các trường đại học và học viện trong cả nước. Cán bộ trẻ của Viện, vừa thực hiện nghiên cứu vừa theo học cao học, đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ liên quan đến Nhật Bản học, Hàn Quốc học và các vấn đề khu vực Đông Bắc Á.

Viện cũng đặc biệt chú trọng vào việc phổ biến kiến thức về Nhật Bản và Hàn Quốc cho người dân Việt Nam bằng cách xuất bản sách, các tạp chí, và duy trì các trang web về Nghiên cứu Nhật Bản và Nghiên cứu Hàn Quốc. Đặc biệt, trong suốt 18 năm Viện còn tổ chức thành công các Chương trình tìm hiểu Hàn Quốc dành cho giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở với hơn 1400 người tham dự từ hàng trăm trường trên cả nước.

Trong 30 năm qua, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã củng cố và mở rộng công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế. Viện hiện đang hợp tác trao đổi khoa học với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu tại Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Sự hỗ trợ quý báu từ các cơ quan tài trợ như Japan Foundation, Korea Foundation, JICA, KOIKA cùng với sự đóng góp của các Đại sứ quán Nhật Bản, Hàn Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu của Viện.

Cũng trong lễ kỷ niệm, Ông Ngô Tiến Phát, Phó trưởng ban phụ trách Ban Tổ chức cán bộ đọc quyết định trao tặng bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam cho Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á vì những đóng góp cho sự nghiệp khoa học xã hội. Thay mặt lãnh đạo Viện Hàn lâm tới trao bằng khen và phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Tạ Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đánh giá cao những thành tích, sự nỗ lực và đóng góp to lớn của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và đối với đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Viện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định. PGS.TS Tạ Minh Tuấn cũng gợi mở những nội dung để Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á quan tâm trong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của Viện nghiên cứu tư vấn cho Viện Hàn lâm, cho Đảng và Nhà nước.

TS.Trần Hoàng Long, phó Viện trưởng điều hành thay mặt Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam để tiếp nối những thành tựu của thế hệ đi trước, quyết tâm đạt được những thành công mới, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được Viện Hàn lâm giao phó.

Chặng đường vẻ vang 30 năm của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á được vun đắp qua nhiều thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động. Buổi lễ cũng được lắng nghe những phát biểu của các nguyên lãnh đạo Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á như GS.TS Ngô Xuân Bình, Nguyên Viện trưởng Viện NC Đông Bắc Á (2005-2009); PGS.TS Nguyễn Duy Dũng, Nguyên Phó Giám đốc TTNC Nhật Bản (1993-1998).

Sau lễ kỷ niệm, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “30 năm nghiên cứu Đông Bắc Á: Thành tựu, vấn đề và triển vọng”. Hội thảo được nghe các báo cáo tham luận về nhiều chủ đề như: Quan hệ của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Bắc Á; Xây dựng đội ngũ cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; Tình hình nghiên cứu chính trị-an ninh trên bán đảo Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; Hoạt động nghiên cứu khoa học của Chi đoàn Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; 30 năm nghiên cứu văn hoá; Tầm quan trọng của nghiên cứu Đông Bắc Á trong giai đoạn hiện nay….Hội thảo cũng được nghe nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp của các chuyên gia để các nghiên cứu về khu vực Đông Bắc Á ngày càng sâu sắc, chất lượng.

Bế mạc buổi lễ kỷ niệm và Hội thảo, TS.Trần Hoàng Long bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam qua các thời kỳ cùng tất cả các cơ quan hữu quan về những sự giúp đỡ và hợp tác hết sức quý báu đã dành cho Viện trong 30 năm qua. Đồng thời, TS.Trần Hoàng Long cũng mong sẽ tiếp tục nhận được những sự hỗ trợ và hợp tác của các đơn vị trong thời gian tới để Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á vững bước đi lên và đạt được nhiều thành tích hơn nữa, đóng góp hữu ích vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trở thành một cầu nối vững chắc giữa giới học thuật trong nước với các học giả, các cơ quan nghiên cứu khu vực Đông Bắc Á.

<!--[if !supportAnnotations]-->
<!--[endif]-->
<!--[if !supportAnnotations]-->
<!--[endif]--><!--[if !supportAnnotations]--><!--[endif]-->

<!--[if !supportAnnotations]-->[l1]<!--[endif]-->Em xem lại có mảng nghiên cứu này ko nhé

<!--[if !supportAnnotations]-->
<!--[endif]-->

0thảo luận