Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

NGƯỜI HÀN Ở HẢI NGOẠI: ĐÔI NÉT VỀ LỊCH SỬ DI CƯ

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:32

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, hiện có 5,2 triệu người Hàn sinh sống ở 140 quốc gia và vùng lãnh thổ ngoài phạm vi Bán đảo Hàn. Đây là cộng đồng người sinh sống ở hải ngoại có số lượng đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc, Do Thái, Ấn Độ và Italia .

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

QUAN HỆ NHẬT – TRUNG HIỆN NAY: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:15

Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời trên nhiều lĩnh vực nhưng cũng trải qua nhiều bước thăng trầm khác nhau. Mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng này có tầm quan trọng to lớn tới môi trường chiến lược khu vực, tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia liên quan, đặc biệt là các nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, nơi mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đang ra sức tăng cường ảnh hưởng.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

XU HƯỚNG TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:08

Ngân sách quốc phòng là lĩnh vực đặc biệt phản ánh mối quan hệ kinh tế - quân sự dưới dạng tiền tệ. Mỗi giai đoạn khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau về nhận thức và nội dung kết cấu chi phí của ngân sách quốc phòng. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chủ yếu đề cập đến tổng quan ngân sách quốc phòng thế giới sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

NGHIÊN CỨU HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ VIỆC XÂY DỰNG NGÀNH NHẬT BẢN HỌC

Đăng ngày: 10-05-2012, 10:01

Những năm gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các báo như Lao Động, Thanh Niên, Tiền Phong, Phụ Nữ... thường thấy xuất hiện những bài viết về tình trạng xung đột giữa các chủ doanh nghiệp người nước ngoài, trong đó có những doanh nghiệp Hàn Quốc, với công nhân và những người lao động Việt Nam. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột đó chúng ta thấy, lý do kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân cơ bản là “thái độ nóng nảy” của giới chủ doanh nghiệp trước tình trạng thiếu ý thức kỷ luật trong quá trình sản xuất và cả sự cẩu thả, yếu kém về kỹ thuật, tinh thần trách nhiệm của không ít người lao động Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

VAI TRÒ CỦA ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHÍNH SÁCH BÀNH TRƯỚNG CỦA PHÁT XÍT NHẬT TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI(1939-1945)

Đăng ngày: 10-05-2012, 09:55

Với cuộc cải cách Minh Trị Duy tân  1868, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa hay phụ thuộc, tiến mạnh theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản Nhật ra đời và lớn mạnh vào thời kỳ nhiều nước tư bản đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản Nhật tất yếu dẫn tới sự đòi hỏi ngày càng gay gắt hơn về nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (bởi Nhật Bản là một nước nghèo về nguyên liệu và nhỏ hẹp về diện tích). Trong thời kỳ này, trừ Trung Quốc đang bị các cường quốc xâu xé, hầu hết các nước Châu Á, ở những mức độ khác nhau, đều rơi vào “nanh vuốt” của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 7

TRUNG QUỐC KHÔNG NÊN Ỷ LẠI VÀO GIÁ THÀNH THẤP

Đăng ngày: 10-05-2012, 09:52

Quản lý là một quá trình liên tục của hiệu ứng ngược, từ trong sai lầm của mình và của người khác rút được bài học, không ngừng thử nghịêm, không ngừng tích luỹ năng lực. Xu thế đầu tư của Trung Quốc là như thế này: nếu bạn kiếm được tiền, chính quyền sẽ cấp đất để bạn phát triển lớn mạnh. Năm năm sau, bạn sẽ trở thành một thương nhân phát triển, khi đất đai lên giá sẽ bán đất với giá cao thu lợi. Cơ hội ở Trung Quốc quá nhiều, đến nỗi những giám đốc của Trung Quốc rất khó chuyên tâm vào một lĩnh vực nào đó và thường thu được thành tựu ở những lĩnh vực mới mẻ.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

VẤN ĐỀ QUẦN ĐẢO CURIN TRONG QUAN HỆ LIÊN BANG NGA - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 17-04-2012, 16:02

Trong quan hệ quốc tế hiện đại, vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia dân tộc là vấn đề quan trọng, phức tạp và khó giải quyết. Trong quan hệ giữa Liên bang Nga với Nhật Bản hiện nay, trở ngại lớn nhất là vấn đề lãnh thổ, nổi bật là vấn đề quần đảo Curin. Quần đảo Curin (gồm bốn đảo: Habomai, Sikotan, Cunasirơ và Iturup) hiện tại do Liên bang Nga chiếm giữ, phía Nhật Bản lại vẽ bản đồ ghi quần đảo Curin thuộc lãnh thổ Nhật Bản (người Nhật gọi là “lãnh thổ phương Bắc”). Bài viết này đề cập một số nội dung chính trong cuộc tranh chấp Nga – Nhật về quần đảo Curin trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, những năm đầu thế kỷ XXI và nêu nhận xét, triển vọng giải quyết vấn đề này trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ HÀN – MỸ

Đăng ngày: 17-04-2012, 16:00

Năm 1948, Đại Hàn Dân Quốc ra đời, cùng với sự kiện này, quan hệ Hàn - Mỹ từ đây cũng được xác lập. Song, khi nói đến lịch sử mối quan hệ này, người ta thường nhắc đến một mốc khởi đầu xa hơn - ngày 22/5/1882, với việc ký kết Hiệp ước Hoà bình, Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải giữa Triều Tiên** và Mỹ (The Treaty of Peace, Amity, Commerce and Navigation). Đây là hiệp ước đầu tiên giữa Triều Tiên và một nuớc phương Tây. Hiệp ước năm 1882 xuất phát từ lợi ích của cả hai phía. Từ những năm 1830,  Mỹ đã từng muốn thiết lập quan hệ với Triều Tiên, trong khi đó Triều Tiên cũng muốn “mời gọi” những cường quốc khác vào như một đối trọng với hai nước láng giềng thù địch là Nhật và Nga.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

NHU CẦU NĂNG LƯỢNG CỦA TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:57

Sự thèm khát năng lượng và các nguồn lực của Trung Quốc với tư cách là nước tiêu thụ số 1 thế giới về than, thép, đồng đỏ và đứng thứ 2 về tiêu thụ dầu mỏ và điện, chỉ xếp sau Hoa Kỳ, đã góp phần nâng giá trên các thị trường hàng hoá và dầu lửa toàn cầu. Đồng thời, hàng giá rẻ với chất lượng ngày càng cao của Trung Quốc đang tràn ngập khắp thị trường thế giới và đe doạ công ăn việc làm ở các nước công nghiệp phương Bắc lẫn các nước đang phát triển ở phương Nam. Trung Quốc ngày càng được đề cao trong các chương trình nghị sự của Quốc hội Hoa Kỳ và thu hút sự quan tâm của nhiều chính trị gia tại thủ đô các nước Châu Âu cũng như tại trung tâm của nhiều nước đang phát triển khác. Thách thức mang tên Trung Quốc có quy mô toàn cầu. Vào cuối những năm 1980, khi Nhật Bản mong muốn giành lấy vị trí hàng đầu thế giới về phát triển kinh tế từ tay Hoa Kỳ, cả Washington và Brussels đã không mất nhiều thời gian để phản ứng tức thì.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

THỬ BÀN VỀ CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN VÀ THÁI BÌNH THIÊN QUỐC Ở TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:51

Như mọi người đều biết, từ đầu thế kỉ XIX ở các nước Châu Âu và Mỹ đã diễn ra phong trào xâm chiếm thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên phục vụ cho cuộc cách mạng sản xuất và các nước Châu Á trở thành miếng mồi béo bở của các nước Âu-Mỹ. Do đó, đến giữa thế kỉ XIX cũng giống như hầu hết các nước Châu Á khác, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ. Mặt khác, triều Thanh ở Trung Quốc và Tokugawa ở Nhật Bản sau một thời gian khá dài thành công trong việc xây dựng chế độ phong kiến và phát triển kinh tế thì cho đến giữa thế kỉ 19, cả hai triều đại này bắt đầu đi vào con đường suy vong. Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến cũng như nguy cơ đất nước trở thành thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ, ở cả hai nước đã diễn ra cuộc cách mạng nhằm thay đổi đất nước. Tuy nhiên, do lực lượng và phương thức tiến hành cuộc cách mạng ở mỗi nước khác nhau nên kết quả thu được cũng khác nhau.