Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

QUY TRÌNH LẬP PHÁP CỦA QUỐC HỘI NHẬT BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:49

Quốc hội Nhật Bản được cấu tạo theo hình thức Nghị viện hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Việc tổ chức Quốc hội thành hai viện ở Nhật Bản là kế thừa mô hình nghị viện hai viện của Anh theo quy định tại Điều 42 Hiến pháp Nhật Bản năm 1946: “Quốc hội bao gồm hai viện với tên gọi Hạ nghị viện và Thượng nghị viện”. Cơ cấu lưỡng viện này tạo ra ưu thế trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, vì hoạt động lập pháp được mỗi viện tiến hành một cách độc lập với thẩm quyền ngang nhau song lại chịu sự phản biện lẫn nhau. Chính vì vậy, các đạo luật do Quốc hội ban hành đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ, chính xác và phù hợp với thực tiễn dưới một quy trình lập pháp khoa học.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

KIM CÁC TỰ – MỘT CÔNG ÁN VỀ CÁI ĐẸP CỦA YUKIO MISHIMA

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:41

Yukio Mishima (1925-1970) tên thật là Kimitake Hiraoka, là nhà văn hiện đại rất nổi tiếng của Nhật Bản. Ông từng hai lần nằm trong danh sách đề cử giải Nobel của Viện Hàn lâm Thụy Điển, một lần vào năm 1965 cùng với Junichiro Tanizaki và Mikhail Sholokhov; lần thứ hai là năm 1967 với Miguel Angel Asturias, Samuel Beckett và Andre Malraux. Tuy không được trao tặng giải Nobel nhưng đư­ơng thời sách của ông được xếp vào hàng best-seller của Nhật Bản, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, vượt xa cả hai nhà văn đoạt giải Nobel của xứ Phù Tang là Yasunari Kawabata (Nobel 1968) và Oe Kenzaburo (Nobel 1994) về số lư­ợng phát hành.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

HIKIKOMORI – HỘI CHỨNG “LỆCH CHUẨN” CỦA THANH, THIẾU NIÊN NHẬT BẢN HIỆN NAY

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:39

Theo công bố của trang web Phúc lợi NHK (Nihon Hikikomori Koyukai) của Nhật Bản, tính đến năm 2005, ở Nhật có 1 triệu 600 nghìn người mắc bệnh và 3 triệu người có biểu hiện tiền hội chứng Hikikomori, tất cả họ đều còn trẻ và rất trẻ. Nhìn ở góc độ rộng,  thì đây quả là một tổn thất cho lực lượng lao động ở một đất nước có tỷ lệ người già cao như Nhật Bản hiện nay. Nó đang được các nhà chức trách, các phương tiện truyền thông, như: báo chí, truyền hình,… đề cập đến như một “hiện tượng” và, theo cách nói của nhiều nhà phân tích, đang tạo ra một gánh nặng cho xã hội Nhật Bản hơn cả gánh nặng do căn bệnh ung thư mang lại.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:36

Không có việc làm, thất nghiệp là vấn đề bức xúc đối với phát triển kinh tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều người đều tự tìm cho mình công việc song thường mang tính chất tạm thời với thu nhập thấp và không ổn định. Phần lớn tại khu vực bán thành thị và nông thôn là vấn đề thiếu việc làm và sử dụng thời gian lao động chưa cao, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong năm khoảng trên 70%. Có ý kiến cho rằng, hiện nay nguồn lao động Việt Nam sử dụng chưa có hiệu quả cao, còn nhiều lao động chưa có việc làm, hoặc có việc làm nhưng năng suất lao động và thu nhập còn thấp. Trước thực trạng này, Đảng và Nhà nước ta tích cực đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.



Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 6

VIỆC KẾ THỪA DI SẢN TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI

Đăng ngày: 17-04-2012, 15:33

Kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, hoạt động của các kiến trúc sư Nhật Bản ngày càng cuốn hút sự chú ý của thế giới. Sự điều hòa giữa các hình thức kiến trúc hiện đại và truyền thống là nét nổi bật của kiến trúc Nhật Bản hiện đại những năm sau chiến tranh. Khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, Nhật Bản bước vào thời kỳ phát triển kinh tế nhảy vọt, khi đó kỹ thuật kiến trúc sử dụng thép và bê tông đạt tới trình độ cao nhất thế giới. Nhiều công trình xây dựng đã đóng góp quan trọng cho nền kiến trúc quốc tế. Gần đây có xu hướng sử dụng công nghệ và vật liệu hiện đại để thể hiện các hình thức Nhật Bản truyền thống.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

TÂM TRẠNG BẤT AN CỦA NGƯỜI NHẬT

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:31

Người Nhật  thích nói chuyện “đắm chìm”. Đầu những năm 70 của thế kỷ XX chính là những năm Nhật Bản vùng dậy sau chiến tranh, lần đầu tiên vượt qua các cường quốc Tây Âu, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhưng cả nước lại không hề có những loại bàn luận như “trỗi dậy” gì đó, mà ngược lại, số người bàn đến “Sự đắm chìm của Nhật Bản” đã nhiều lên. “Sự đắm chìm của Nhật Bản” là tên một tác phẩm khoa học viễn tưởng của nhà văn Nhật Omatsu Sakyô. Tập một của cuốn tiểu thuyết này bán được 2,04 triệu bản, tập hai bán được 1,82 triệu bản, tác giả do đó nhận được 120 triệu Yên. Cßn bộ phim cùng tên, được cải biên từ cuốn tiểu thuyết đã thu được 4 tỷ Yên tiền bán vé, có tới 8,8 triệu lượt người xem, chấn động cả quần đảo Nhật Bản. Một thời gian “Sự đắm chìm của Nhật Bản” đã trở thành đầu đề câu chuyện sôi nổi nhất đương thời.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỢP TÁC LAO ĐỘNG GIỮA VIỆT NAM VÀ ĐÀI LOAN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:29

Trong những thập kỷ qua, Đài Loan đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong sự phát triển kinh tế và là một trong 4 con rồng lớn của Châu Á. Điều này cũng đưa đến những chuyển biến đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, cụ thể là mức sống, chất lượng sống của người dân cũng như kỹ năng, tay nghề người lao động của Đài Loan cũng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh nguồn lao động, sự phát triển kinh tế ở  Đài Loan cũng đang làm xuất hiện những vấn đề xã hội cấp thiết như sự già hoá dân số, sự giảm sút tỷ lệ sinh. Điều này đã làm Đài Loan lâm vào tình trạng thiếu hụt nguồn lao động, đặc biệt là những lao động phổ thông ngày càng tăng từ đầu những năm 1990 đến nay và việc tiếp nhận nguồn lao động phổ thông từ nước ngoài, đặc biệt từ những nước trong khu vực, ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, khảo sát nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa hợp tác lao động giữa các nước trong khu vực và Đài Loan.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CỦA YASUNARI KAWABATA - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THI PHÁP

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:26

Trong văn học Nhật Bản hiện đại, Yasunari Kawabata (1899 - 1972) là một nhà văn lớn, giữ một vai trò quan trọng trong lĩnh vực văn xuôi. Ông là “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” (Y.Mishima) là người tôn sùng vẻ đẹp mong manh và ngôn ngữ đầy hình ảnh u ẩn về cuộc sống của thiên nhiên và số phận của con người, đồng thời là chiếc cầu nối giữa hai nền văn hoá Đông - Tây. Nhà văn Y. Kawabata chào đời (1899) khi cuộc Duy tân Minh Trị đã trải qua hơn một phần tư thế kỷ (1868) và đúng một trăm năm sau cuộc cải cách vĩ đại đó, ông đã mang lại vinh quang cho văn học Nhật Bản và dân tộc Nhật giải Nobel văn học (1968). Đánh giá những đóng góp to lớn của Y. Kawabata đối với văn học Nhật Bản và văn học thế giới, đại diện Hội đồng Giải thưởng Nobel văn học của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển nhấn mạnh, việc ông được giải là “vì nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao thể hiện được bản chất của cách tư duy Nhật Bản”.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

HÀN QUỐC VỚI ASEAN TRONG CHIẾN TRANH LẠNH: TỪ ASPAC TỚI QUAN HỆ ĐỐI TÁC

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:23

Trong những năm gần đây, do sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á, khu vực này đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới học giả trong và ngoài nước. Ngành Đông Á học đã bắt đầu được hình thành ở nhiều nơi trên thế giới. Vô số công trình nghiên cứu về các vấn đề khác nhau của Đông Á đã được triển khai. Tuy nhiên trong nghiên cứu Đông Á, đa phần các công trình tập trung vào những vấn đề đương đại hơn là lịch sử, quan tâm đến vai trò và tác động của các nước lớn hơn là các thực thể vừa và nhỏ như Hàn Quốc hay ASEAN. Tình hình này diễn ra ở cả Hàn Quốc lẫn ASEAN và Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 5

XÁC LẬP VAI TRÒ AN NINH CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN Ở ĐÔNG NAM Á TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THỜI KÌ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 17-04-2012, 10:20

Do được thiên nhiên ưu đãi vị trí địa – chính trị thuận lợi, Đông Nam Á luôn là khu vực tranh giành ảnh hưởng của các thế lực chính trị lớn. Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á luôn là nơi hội tụ đầy đủ các mâu thuẫn của thời đại, là địa bàn gánh chịu hậu quả cuộc đụng đầu của hai hệ tư tưởng, chính trị khác nhau. Có thể kể ra các thế lực chính trị lớn liên quan trực tiếp tới các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh của khu vực này là Mỹ, Liên Xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc và phần nào đó còn có các nước trong cộng đồng Châu Âu (EU). Tuỳ thuộc vào mục đích và thực lực mà mỗi thế lực chính trị thường theo đuổi một mục đích lớn. Trong đó, Liên Xô và Trung Quốc phần lớn liên quan đến các vấn đề chính trị, an ninh; Nhật Bản chủ yếu liên quan đến các vấn đề kinh tế; duy nhất chỉ có Mỹ hầu như dính líu tới tất cả các vấn đề của khu vực. Hơn thế, Mỹ còn đóng vai trò xung kích, tạo ra chiếc ô đảm bảo an ninh cho các đồng minh, lôi kéo họ tham gia vào cán cân quyền lực của khu vực.