Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 1

KINH TẾ - CHÍNH TRỊ TRUNG QUỐC NĂM 2008

Đăng ngày: 18-03-2013, 11:32

Năm 2008, đánh dấu 30 năm Trung Quốc cải cách, mở cửa nền kinh tế, cũng là năm có nhiều sự kiện tác động cả thuận lợi và không thuận lợi đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Động đất ở Tứ Xuyên tháng 5/2008 đã gây tổn hại lớn cho nền kinh tế; Olimpic thế giới được tổ chức tại Bắc Kinh liên quan đến việc Trung Quốc đưa ra kế hoạch lấy năm 2008 là năm khẳng định vị thế cường quốc của mình thông qua thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, và thể hiện sức mạnh kinh tế với ước muốn vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Cũng trong năm 2008, Trung Quốc chịu ảnh hưởng khá mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Theo đánh giá đưa ra vào cuối quý 3, mức tăng GDP cả năm của Trung Quốc chỉ đạt 9%, thấp hơn 2,4% so với năm 2007. Do tác động của khủng hoảng toàn cầu làm ảnh hưởng đến xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, mức tăng trưởng của Trung Quốc giảm dần theo quý. Trong nửa đầu năm, tăng trưởng 10,4%, đến hết quý 3 chỉ tăng trưởng 9%. Theo đánh giá của chúng tôi, trong cả năm, kinh tế Trung Quốc tăng khoảng 8,5%. Bên cạnh đó sự chậm lại này một phần cũng là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ mà Trung Quốc đã thực hiện trong năm 2007 nhằm kiềm chế lạm phát và ngăn chặn mức tăng quá nóng. Sản lượng lương thực cả năm 2008 của Trung Quốc đạt 511,5 triệu tấn.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 1

QUAN ĐIỂM CỦA PHÙNG HỮU LAN VỀ TRIẾT HỌC VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Đăng ngày: 18-03-2013, 11:30

Phùng Hữu Lan là một trong những người có đóng góp to lớn cho sự phát triển của triết học và nghiên cứu triết học Trung Quốc trong thế kỷ XX. Ông là người có công lớn trong việc hình thành Tân Lý học, cùng với Tân Tâm học và Tân Khí học cấu thành ba dòng tư tưởng triết học cơ bản ở Trung Quốc hiện đại với đặc trưng cơ bản là tiếp nối, dung hợp những tinh hoa của triết học truyền thống Trung Quốc với tinh hoa của triết học thế giới. Trong số các công trình triết học của Phùng Hữu Lan, những công trình nghiên cứu về lịch sử triết học Trung Quốc có một vị trí rất quan trọng. Trong số các bộ lịch sử triết học Trung Quốc đương thời của các tác giả như Hồ Thích, Lã Trấn Vũ, Hồng Khiêm, v.v., và các tác giả sau này như Nhiệm Kế Dũ, Trương Đại Niên, v.v., các bộ lịch sử triết học của Phùng Hữu Lan được giới nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc và thế giới đánh giá cao.



 

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 1

THẤY GÌ TRONG THÂM HỤT THƯƠNG MẠI CỦA HÀN QUỐC VỚI NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 18-03-2013, 11:09

Trong quá khứ, thâm hụt thương mại của Hàn Quốc với Nhật Bản chủ yếu là do gia tăng nhập khẩu hàng hoá trung gian, bao gồm thép và các sản phẩm hoá chất; nhập khẩu nguyên liệu tăng do giá cả hàng hoá leo thang trên các thị trường quốc tế; và gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng được hỗ trợ bởi đồng yên Nhật yếu. Tuy nhiên, những năm gần đây, lý do chính cho thâm hụt mở rộng là suy giảm nhanh xuất khẩu dầu mỏ và màn hình tinh thể lỏng (LCD). Đó là những mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba sang Nhật Bản. Cán cân thương mại về các mặt hàng linh kiện và phụ tùng, với tình trạng thâm hụt kinh niên, bắt đầu cho thấy dấu hiệu cải thiện gần đây, nhưng sự phụ thuộc lớn vào Nhật Bản về những linh kiện then chốt và nguyên liệu cần cho sản xuất sản phẩm mới đang phủ bóng đen lên triển vọng phá vỡ thâm hụt thương mại với Nhật Bản.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 1

TÌM HIỂU DẤU TÍCH TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC (SAENG SIK KI SIN ANG) Ở NGƯỜI HÀN

Đăng ngày: 18-03-2013, 10:47

Tín ngưỡng phồn thực (belief in fertility) - tục cầu sinh sôi, nảy nở, con đàn cháu đống, hòa cốc phong đăng,…. là một trong những hình thái tín ngưỡng sơ khai của các cộng đồng cư dân nông nghiệp thời tiền sử, từng tồn tại phổ biến ở các khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Biểu hiện dễ nhận thấy của hình thức tín ngưỡng này là tục “săn đầu – tế máu” (cùng các “biến thể” của chúng – “lễ đâm trâu”/chọi trâu) và các hình thức tôn thờ hành vi giao phối cũng như thờ sinh thực khí của nam và nữ (âm vật – dương vật /linga- yôni). Về sau, do ảnh hưởng của luân lý Khổng giáo, các hình thức tín ngưỡng phồn thực bị xem là “dâm bôn, bậy bạ, chúng bị mai một dần và cho tới nay – về cơ bản, chỉ còn lại những dấu tích mờ nhạt, thậm chí – trong nhiều trường hợp, không phải bao giờ cũng dễ dàng nhận ra chúng.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 1

KINH TẾ NHẬT BẢN NĂM 2008

Đăng ngày: 18-03-2013, 10:42

Nền kinh tế của Nhật Bản trong năm dương lịch 2008 có những điểm nổi bật sau đây. Về kinh tế, đó là pha tăng trưởng kinh tế Izanami kéo dài gần 7 năm (từ tháng 2/2002) đã chấm dứt khi liên tục hai quý II và III/2008 tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dưới 0%. Đồng thời Nhật Bản rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ năm 1980. Đây là hậu quả của những tác động do tình hình kinh tế xấu đi ở Mỹ, EU cũng như tình hình tăng trưởng chậm lại ở Đông Á, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp từ năm 2007 và khủng hoảng tài chính từ giữa năm 2007 ở Mỹ.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

Đăng ngày: 15-03-2013, 10:28

Những quy định trong hiến pháp Nhật Bản năm 1946 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một nhà nước Nhật Bản hiện đại, làm cho Nhật Bản từ một nước bị chiến tranh tàn phá, vươn lên trở thành một cường quốc trên thế giới với một tiềm lực kinh tế mạnh và trình độ khoa học tiên tiến. Tuy nhiên, trước những thay đổi trong và ngoài nước, một số quy định trong hiến pháp hiện hành không còn phù hợp, thậm chí trở thành rào cản đối với sự phát triển và hội nhập quốc tế của Nhật Bản. Do vậy, Nhật Bản muốn sửa đổi hiến pháp để phù hợp với những thay đổi trong nước, đồng thời cũng nhằm thực hiện được những nhiệm vụ và tham vọng mới trước những biến động trong khu vực và trên thế giới. Bài viết này sẽ đề cập đến tiến trình đề xuất sửa đổi hiến pháp Nhật Bản từ trước đến nay cũng như triển vọng của việc sửa đổi, đồng thời cũng nêu ra những ảnh hưởng đối với Nhật Bản và thế giới nếu như  nước này sửa đổi  hiến pháp.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

SUY THOÁI KINH TẾ NHẬT BẢN ĐẦU NHỮNG NĂM 1990 – KHÍA CẠNH TỪ BỎ ĐIỀU TIẾT TRỰC TIẾP VÀ CẢI TỔ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

Đăng ngày: 15-03-2013, 10:23

Ở cấp độ kinh tế vĩ mô, từ bỏ điều tiết kinh tế trực tiếp là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, đối với tất cả các chính phủ kể từ khi kết thúc thời kỳ độc quyền lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) năm 1993. Thủ tướng Chính phủ Hosokawa lúc đó đã công bố từ bỏ điều tiết như là một phương cách nhằm tiếp thêm  sức sống cho nền kinh tế và làm thỏa mãn các áp lực từ phía Hoa Kỳ  đối với một nền kinh tế mở. Người kế nhiệm ông  Tsutomu Hata cũng cam kết xúc tiến bãi bỏ điều tiết và phi tập trung hóa. Thủ tướng Murayama thậm chí đã cam kết công khai trước Chính phủ của mình rằng sẽ theo đuổi đến cùng chính sách này. Có thể nói, việc kêu gọi  bãi bỏ điều tiết đã thu được sự ủng hộ rộng lớn trong giới truyền thông, thông tin đại chúng,  các tầng lớp dân cư, các nhà kinh tế  có tầm ảnh hưởng.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

BÀN LUẬN VỀ VẤN ĐỀ BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP Ở NHẬT BẢN: ĐÁNH GIÁ TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ

Đăng ngày: 15-03-2013, 10:04

Thế giới đang sống trong những năm cuối của thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ XXI. Đó là thập kỷ xuất hiện nhiều khuynh hướng quan trọng, trong đó có sự mở cửa và tự do hóa. Vòng đám phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu cũng đã diễn ra cách đây không lâu. Tại đây, đã có nhiều cuộc thảo luận sâu hơn xung quanh khía cạnh bảo hộ nông nghiệp nhưng kết quả cuối cùng đã thất bại. Một lần nữa, thế giới lại đi vào ngõ cụt trong việc giải quyết vấn đề hết sức nhạy cảm này. Khi bàn luận vấn đề nông nghiệp ở Nhật Bản, đây không phải là một vấn đề mới. Tuy nhiên, chúng ta cũng không có gì là quá ngạc nhiên nhìn vào thực tế ngành nông nghiệp Nhật Bản vẫn được bảo hộ ở một mức độ rất cao. Chính sách bảo hộ nông nghiệp đã được chính phủ nước này theo đuổi từ lâu, bất chấp có những lời chỉ trích và hành động phản ứng gay gắt từ phía các bạn hàng của Nhật Bản.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

SÓNG GIÓ TRONG QUAN HỆ LIÊN TRIỀU KỂ TỪ KHI LEE MYUNG – BAK LÊN CẦM QUYỀN

Đăng ngày: 15-03-2013, 09:52

Ngày 25 tháng 2 năm 2008, ông Lee Myung-bak vốn là một nhà kinh doanh thành đạt đã chính thức lên làm Tổng thống Hàn Quốc trước sự phấn khởi, kỳ vọng của nhân dân Hàn Quốc.  Tuy nhiên kể từ đó đến nay, Hàn Quốc đã phải đối đầu với bao thử thách, khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại.  Các mối quan hệ  của Hàn Quốc với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên vốn đã được hai đời tổng thống trước đây dày công vun đắp cũng gặp phải những sóng gió, trở ngại. Sự tiến triển của mối quan hệ liên Triều ra sao kể từ khi ông Lee Myung-bak lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, đâu là nguyên nhân dẫn tới tình hình đó, và quan hệ trước đó ra sao là những vấn đề cơ bản bài viết muốn đề cập tới.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 12

KOKINSHU VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA TÁC PHẨM TRONG DÒNG THƠ DÂN TỘC NHẬT

Đăng ngày: 15-03-2013, 09:50

Kokinshu là tên gọi ngắn gọn của Tuyển tập Kokinwakashu, một tác phẩm thơ đã đi vào kinh điển của thơ ca Nhật Bản. Ra đời vào đầu thế kỉ X (thời Heian). Tuyển tập đã  khẳng định được những giá trị to lớn của mình và thu hút được sự quan tâm của  nhiều nhà thơ và các học giả đương thời cũng như nhiều thế hệ dịch giả và các nhà nghiên cứu trong và ngoài Nhật Bản. Tại Nhật Bản, trong thư viện của Trung tâm Quốc tế nghiên cứu văn hoá Nhật Bản ở Kyoto, có đến hơn 100 công trình khảo cứu, dịch thuật, giới thiệu và nghiên cứu  về tác phẩm Kokinshū, trong đó chủ yếu là các công trình nghiên cứu được biên soạn bằng tiếng Nhật và khoảng 20 các công trình bằng các thứ tiếng khác.