Trang chủ

HỆ THỐNG ĐẢNG NHẬT BẢN

Đăng ngày: 24-04-2012, 11:25 | Danh mục: Ấn Phẩm

HỆ THỐNG ĐẢNG NHẬT BẢN

Tác giả: Ronald J. Hrebenat, Akira Nakamira, J. A. A. Stockwin, Peter Berton, Nobuo Tomita

Dịch giả: Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản

Kí hiệu: Vt57

Nhật Bản đã và đang là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học trên thế giới. Số lượng  sách báo viết về Nhật Bản ngày càng nhiều. Có những công trình nghiên cứu công phu của hàng trăm tác giả như bộ Từ điển bách khoa Nhật Bản bằng tiếng Anh gồm 9 tập của nhà xuất bản Kodanshi hoặc bộ Từ điển bách khoa danh nhân và sự kiện Nhật Bản bằng tiếng Nhật gồm 21 tập của nhà xuất bản Nichigai Associates, INC và nhiều công trình đồ sộ khác nữa.

Qui mô và sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản là điều ai ai cũng có thể nhận biết được từ những quyết định do chính quyền Tokyo đề ra và còn nhiều điều chứng tỏ rằng điều này sẽ còn tiếp tục được đề cập đến trong tương lai gần. Tuy nhiên sẽ là đáng tiếc nếu như ai đó xem Nhật Bản chỉ đơn thuần là người khổng lồ kinh tế. Những thực tế hiện tại chỉ có thể được hiểu một cách chính xác dưới ánh sáng của lịch sử, mà đặc biệt là hệ thống Đảng của Nhật Bản, đó là điều mà độc giả sẽ tìm thấy trong cuốn sách.

Trong khi chưa có điều kiện dịch các bộ từ điển bách khoa nói trên, Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia chọn cuốn “Hệ thống Đảng Nhật Bản”. Nội dung của cuốn sách gồm 4 phần như sau:

Phần I: Giới thiệu về Hệ thống Đảng Nhật Bản. Trong phần này, tác giả tập trung phân tích về những thay đổi trong hệ thống đảng phái ở Nhật Bản sau chiến tranh đó là sự thống trị của đảng bảo thủ và bản chất bầu cử ở Nhật Bản; cơ cấu của các đảng ở Nhật Bản. Ảnh hưởng của hệ thống bầu cử đối với các đảng phái chính trị ở Nhật Bản như vấn đề phân chia không công bằng số ghế trong nghị viện; chính trị của sự cải cách, chính trị của các nguyên tắc vận động bầu cử; sự phát triển của cử tri Nhật Bản. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu lên những chính sách của Nhật Bản về cơ sở tiền tệ.

Phần II: Các Đảng cánh tả. Ở đây, tác giả tập trung tìm hiểu về lịch sử Đảng xã hội Nhật Bản: nền chính trị của sự đối lập vĩnh viễn; và Đảng cộng sản Nhật Bản: một đảng đáng yêu.

Phần III: Những Đảng phái trung tâm. Trong đó, tác giả đề cập đến Komeito – đảng của nền dân chủ; Đảng Xã hội chủ nghĩa – điều bí ẩn của trung tâm. Tác giả phân tích và đánh giá về sự phát triển của các đảng chính trị ở Nhật Bản – câu lạc bộ tự do mới và các đảng mini.

Phần IV: Đảng cầm quyền ở Nhật Bản và tương lai của nó. Trong phần này, tác giả đi sâu tìm hiểu về Đảng Dân chủ tự do – đảng cầm quyền ở Nhật Bản; sự thay đổi của hệ thống Đảng trong những năm 1980 từ một đảng cầm quyền sang chính phủ liên minh.

Với lối trình bày khoa học và dễ hiểu, cuốn sách đã mang đến cho bạn đọc những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về lịch sử và tiến trình phát triển của hệ thống đảng ở Nhật Bản. Cuốn sách là tài liệu vô cùng bổ ích cho bạn đọc khi nghiên cứu về đất nước Nhật Bản nói chung vè nghiên cứu hệ thống đảng của Nhật Bản nói riêng.

Thực hiện: Hà Hậu

 

0thảo luận