Trang chủ

30 NĂM HỢP TÁC KINH TẾ NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC

Đăng ngày: 2-01-2013, 10:48 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 9

Kể từ khi khi Thủ tướng Nhật Bản đương thời là Ohira cam kết tiến hành viện trợ ODA cho Trung Quốc nhân dịp chuyến thăm Trung Quốc cuối năm 1989 cho đến năm nay là vừa tròn 30 năm. Trong suốt quãng thời gian đó cho dù còn nhiều “vấn đề” xoay quanh viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc, vẫn có thể khẳng định rằng: số tiền viện trợ của Nhật Bản dành cho Trung Quốc đã đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc. Đồng thời, ODA của Nhật Bản còn như một “chiếc van” để duy trì và ổn định quan hệ Nhật-Trung trước những “cơn bão” trong quan hệ chính trị giữa hai nước.

Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000 trở đi, trước tình hình Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có lượng dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới, đạt được những tiến bộ to lớn về khoa học kĩ thuật trong khi đó Nhật Bản vẫn chưa thoát ra khỏi thời kì kinh tế suy giảm, Nhật Bản buộc phải điều chỉnh chính sách viện trợ và sau đó là ngưng hẳn khoản hợp tác kinh tế có hoàn lại. Mặc dù lúc đầu Trung Quốc tỏ ra không hài lòng với ý định ngưng viện trợ của Nhật Bản nhưng, trước thực tế như trên và bản thân Trung Quốc cũng thấy được lợi thế của đầu tư trực tiếp nước ngoài nên rốt cuộc đã đồng ý với Nhật Bản lấy “Thế vận hội Bắc Kinh 2008” làm mốc để  ngưng khoản viện trợ có hoàn lại. Bài viết này điểm lại toàn bộ quá trình và những vấn đề liên quan đến viện trợ ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong 30 năm qua.

1. Sự khởi đầu viện trợ

Nếu xem xét các trường hợp viện trợ ODA song phương trên thế giới cho đến nay, có lẽ trường hợp giữa Nhật Bản và Trung Quốc có thể xem như là một trường hợp ngoại lệ. Nói như vậy là vì theo như thông lệ, khi hai nước có trình độ kinh tế chênh lệch nhau tiến hành bình thường hóa quan hệ ngoại giao, nước có trình độ kinh tế yếu hơn thường yêu cầu nước đối tác viện trợ kinh tế để hỗ trợ phát triển kinh tế nước mình. Ngược lại, nước có tiềm lực kinh tế mạnh hơn cũng “sốt sắng” cam kết tiến hành viện trợ kinh tế để thực hiện những lợi ích về chính trị, kinh tế v.v... mà nước đó định theo đuổi. Nhưng trong trường hợp của Nhật Bản và Trung Quốc, mặc dù còn “món nợ lịch sử”, sự chênh lệch lớn về tiềm lực kinh tế nhưng, cũng phải 6 năm sau khi bình thường hóa quan hệ, Nhật Bản mới chính thức tiến hành viện trợ ODA cho Trung Quốc. Có lẽ có nhiều lí do để dẫn đến tình trạng trên nhưng có thể chỉ ra mấy điểm chủ yếu dưới đây:

Thứ nhất, sốc trước việc Mĩ lặng lẽ tiến hành đàm phán bí mật để hòa giải với Trung Quốc mà không chia sẻ thông tin với “đồng minh quan trọng nhất” nên, việc Nhật Bản thúc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc hình như chỉ để nhằm giành lợi thế với Mỹ hơn là vì thúc đẩy quan hệ cũng như vì lợi ích giữa hai nước. Bởi sau khi có tuyên bố của Tổng thống Mĩ Nison hồi tháng 7/1971 về việc sang thăm Trung Quốc, “trong nội bộ chính phủ Nhật Bản đã nổ ra sự phản bác mạnh mẽ đối với Mĩ và thổi bùng lên cuộc tranh luận nhấn mạnh đến tính cần thiết của đường lối ngoại giao tự chủ của Nhật Bản”([1]). Tức là Nhật Bản muốn có lập trường tự chủ hơn trong chính sách đối ngoại để khẳng định vị thế của mình. Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trước cả Mĩ, đặc biệt việc Nhật Bản đã tự động tiếp xúc với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đàm phán bình thường hóa quan hệ ngoại giao bất chấp sự phản đối của Mĩ là “sẽ gây trở ngại cho cuộc đàm phán Pa-ri và gây ảnh hưởng đến cả cuộc đàm phán Mĩ-Trung”([2]) là những chứng minh cụ thể. Ngoài ra, còn có thể thấy được nhận định trên qua việc sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Nhật Bản cũng chỉ tăng cường quan hệ thương mại là chủ yếu và có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc về nội dung của bản “Hiệp ước hòa bình hữu nghị Nhật-Trung”.

Thứ hai, cho đến đầu thập kỉ 1970 của thế kỉ 20, Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông cho dù có thay đổi chính sách đối ngoại bắt tay với Mĩ và các nước phương Tây đi chăng nữa thì, cũng chỉ nhằm tạo ra một liên minh để chống lại Liên Xô. Còn ở trong nước, do cuộc đấu tranh quyền lực diễn ra quyết liệt nên ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn phải duy trì chính sách “chính trị là tất cả”. Đặc biệt, từ những bài học trong quá khứ, vẫn chưa có một nhà lãnh đạo dám đưa ra chính sách mở rộng quan hệ toàn diện với phương Tây. Do vậy, dù thấy được sự vượt trội của các nước tư bản chủ nghĩa về kinh tế, kĩ thuật họ cũng không dám vay tiền, nhập kĩ thuật của các nước này mà cứ tiếp tục đường lối “tự lực cánh sinh”. Tuy nhiên, vào những năm cuối của thập niên 1970, sự biến động của môi trường chính trị quốc tế, tình hình nội bộ của hai nước đã khiến cho quan hệ Nhật-Trung bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển toàn diện, trong đó hợp tác kinh tế được xem như “biểu tượng” cho mối quan hệ hai nước.

Như mọi người đều biết, vào cuối thập kỉ 1970 do việc Liên Xô đem quân vào Apganixtan cũng như xảy ra cái gọi là vấn đề “Căm-Pu-Chia” nên quan hệ Mĩ-Xô, quan hệ Trung-Xô, Trung-Việt v.v... bị đẩy vào tình trạng xấu nhất. Và, để chống lại Liên Xô, Mĩ và Trung Quốc đã buộc phải thắt chặt quan hệ ngoại giao hơn nên, đây có thể xem như là lí do chính để hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979.

Ở Trung Quốc, việc Mao Trạch Đông mất, “bè lũ 4 tên” bị tiêu diệt và Đặng Tiểu Bình được khôi phục chức vụ là những mốc quan trọng đối với sự phát triển của Trung Quốc. Với học thuyết mang đầy tính thực dụng “Mèo trắng cũng như mèo đen miễn là bắt được chuột”, Đặng Tiểu Bình đã dám phá tan mọi chính sách bảo thủ cố hữu của các nhà lãnh đạo cho đến thời điểm đó để đưa Trung Quốc bước ra thế giới. Để đạt được điều này, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra kế hoạch “4 hiện đại hóa” đất nước. Song, những hậu quả nặng nề do những chính sách đầy ảo tưởng trước đây để lại: hạ tầng yếu kém, kĩ thuật lạc hậu, thiếu vốn trầm trọng v.v... đã cản trở việc thực hiện kế hoạch hiện đại hóa. Chính vì vậy, tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI năm 1978. Chính phủ Trung Quốc đã công bố sự lựa chọn chính sách mở cửa đối ngoại, từ bỏ đường lối tự lực cánh sinh, quyết định sử dụng vốn và kĩ thuật nước ngoài v.v... và Nhật Bản- nước có nhiều duyên nợ lịch sử được Trung Quốc coi là trụ cột chính để giúp đỡ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó do Trung Quốc luôn tự cho mình là ngọn cờ đầu trong Phong trào không liên kết nên, để tránh bị dư luận quốc tế phê phán đối với việc liên minh với Mĩ và phương Tây, Trung Quốc đã “chơi lá bài Liên Xô”. Điều này có thể trả lời cho câu hỏi, tại sao lúc đó Trung Quốc đã tích cực làm rùm beng vấn đề “sự đe dọa của Liên Xô”.

Trong bối cảnh quốc tế như vậy, với tư cách là một thành viên phương Tây, Nhật Bản đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc nhằm cùng với Mĩ tạo ra mạng lưới cô lập Liên Xô. Song, không giống như Mĩ và các nước phương Tây, Nhật Bản không chỉ tăng cường quan hệ chính trị với Trung Quốc mà còn mở rộng sang lĩnh vực kinh tế. Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 12/1979, Thủ tướng Nhật Bản Ohira đã tuyên bố viện trợ kinh tế để hỗ trợ cho chính sách hiện đại hoá của Trung Quốc với lí do “sự xuất hiện của một nước Trung Quốc giàu có hơn sẽ cống hiến cho thế giới nhiều hơn” và lí do này được Bộ Ngoại giao Nhật Bản nêu cụ thể hơn trong các cuốn “sách xanh” ngoại giao được phát hành hàng năm.

Lí do Nhật Bản nêu ra đương nhiên là không thể “cao cả” như vậy mà còn là vì Nhật Bản muốn có được thị trường khổng lồ của Trung Quốc để đối phó với sự va chạm ngoại thương với Mĩ và các nước Tây Âu đang diễn ra ngày càng gay gắt. Điều này đã được chứng minh ở những năm sau đó qua những con số xuất khẩu ồ ạt nhiều thiết bị máy móc và hàng hoá tiêu dùng vào thị trường Trung Quốc. Chính vì vậy, khi Nhật Bản bày tỏ ý định viện trợ kinh tế cho Trung Quốc thì Mĩ, các nước phương Tây và các nước ASEAN đều bày tỏ sự lo ngại. Nếu các nước ASEAN lo ngại rằng việc viện trợ cho Trung Quốc sẽ khiến cho số tiền viện trợ của Nhật Bản dành cho các nước này giảm sút và nền công nghiệp của các nước sẽ bị đe dọa thì trái lại, Mĩ và các nước phương Tây lại lo ngại Nhật Bản dùng viện trợ kinh tế để độc chiếm thị trường Trung Quốc. Điều này được Mĩ thể hiện rõ tại Hội nghị Chính sách Viện trợ kinh tế Nhật-Mĩ được tổ chức tại Oa-sinh-ton tháng 10/1979. Tại hội nghị này Mĩ tuyên bố “nếu Nhật Bản không cho thấy rõ việc cho vay đồng Yên không có điều kiện ràng buộc thì sự bất mãn ở Mĩ sẽ tăng lên và có thể trở thành mồi lửa cho vấn đề kinh tế mới giữa Nhật và Mĩ([3]). Trước những phản ứng như vậy, Nhật Bản đã đưa ra ba nguyên tắc về viện trợ kinh tế đối với Trung Quốc. Đó là: (1) Không tiến hành hợp tác kinh tế về mặt quân sự; (2) Hợp tác kinh tế với Trung Quốc không được tiến hành dưới hình thức hi sinh mối quan hệ hợp tác với các nước ASEAN; (3) Hợp tác kinh tế với Trung Quốc không để nhằm đến độc chiếm thị trường Trung Quốc.([4])

Sau khi đưa ra những cam kết trên, Nhật Bản bắt đầu viện trợ chính thức cho Trung Quốc và trong quãng thời gian sau đó, cho dù còn xảy ra những vấn đề nào đó thì vẫn có thể khẳng định, viện trợ ODA của Nhật Bản không chỉ đơn thuần là đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Trung Quốc, củng cố quan hệ giữa hai nước mà nó còn có một tác dụng không hề nhỏ đối với Trung Quốc trong thời kì còn tồn tại cuộc Chiến tranh Lạnh, đó là: mở toang cánh cửa để các nước phương Tây tiến hành viện trợ kinh tế cho Trung Quốc.

2. Thành tích  viện trợ ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc

Cũng giống như ODA của Nhật Bản dành cho các nước khác, ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc cũng được cấu thành từ 3 khoản đó là: Khoản cho vay của chính phủ (viện trợ có hoàn lại), viện trợ không hoàn lại và hợp tác kĩ thuật.

a. Viện trợ có hoàn lại

Như thấy ở Bảng 1, từ năm 1979 là năm Nhật Bản bắt đầu thực hiện viện trợ đối với Trung Quốc đến năm 2000, Nhật Bản đã thực hiện cho Trung Quốc vay 4 đợt tương ứng với các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc. Đợt một được thực hiện từ năm 1979 đến năm 1983 theo cam kết của Thủ tướng Ohira. Tổng kim ngạch cho vay đợt một là 330,9 tỉ Yên dành cho 7 dự án trong đó có 5 dự án dùng để thực hiện hoàn thiện hạ tầng cơ sở. Đây là các dự án hoàn thiện hạ tầng cơ sở như ngành đường sắt và cảng biển để tăng cường năng lực vận chuyển than cho vùng duyên hải của Trung Quốc và xuất khẩu sang Nhật Bản.

Đợt hai là từ năm 1984 đến năm 1989 với tổng số tiền là 540 tỉ yên dành cho 17 dự án do Thủ tướng Nakasone cam kết. Theo danh sách các dự án có thể thấy, các dự án trong những năm đầu chủ yếu vẫn là các dự án hoàn thiện hạ tầng cơ bản nhưng ở giai đoạn cuối được bổ sung thêm các dự án cấp thoát nước và tàu điện ngầm ở thành phố Bắc Kinh. Ngoài ra, nhiều dự án liên quan đến công nghệ thông tin cũng được thực hiện trong giai đoạn này.

Đợt ba được thực hiện từ năm 1990 đến năm 1995 theo cam kết của Thủ tướng Takeshita. Số tiền lần này lên tới  810 tỉ Yên dành cho 52 dự án, đặc biệt trong giai đoạn này có đến trên một nửa số dự án được thực hiện ở các vùng sâu trong đất liền. Điều đáng chú ý là vào thời gian này do Trung Quốc muốn phát triển nông nghiệp để giải quyết vấn đề thiếu lương thực nên đã có đến 6 dự án xây dựng nhà máy phân bón hóa học. Nhưng do sau đó ở Trung Quốc xảy ra cuộc cải cách giá cả và lưu thông nên kinh doanh của các nhà máy này gặp khó khăn và “đây là những ví dụ về thất bại khá rõ ràng trong các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Trung Quốc”([5]).

Đợt bốn được thực hiện từ năm 1996 đến năm 2000 theo cam kết của Thủ tướng Murayama. Viện trợ của Nhật Bản đợt này đạt con số kỉ lục về số tiền và dự án: 960,8 tỉ Yên và 93 dự án. Nhưng đợt này được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn một từ năm 1996 đến năm 1998 và giai đoạn hai từ 1999 đến năm 2000. Các vùng nhận được vốn vay của Nhật Bản trong đợt này chủ yếu là các vùng sâu trong đất liền và các dự án chủ yếu liên quan đến môi trường như: chống mưa axit, cải thiện chất lượng nước v.v... Đáng chú ý là, theo luật cải cách cơ cấu tài chính của nội các Hashimoto, Nhật Bản sẽ cắt giảm 10% kim ngạch cho vay đối với Trung Quốc ở giai đoạn 1999~2000. Nhưng sau khi hai bên đàm phán ở cấp chuyên viên, Nhật Bản đã chấp nhận tiếp tục cung cấp khoản tiền cho vay của hai năm này là 380 tỉ Yên như đã cam kết trước đây([6]).

 

Bảng 1: Khái quát 4 đợt  Nhật Bản cho Trung Quốc vay vốn([7])

Danh mục

Đợt I

Thời điểm và người cam kết

Tháng 12/1979

Thủ tướng Ohira

Dự án

6 dự án; đường sắt, cảng biển, đập v.v...

Chủ yếu hoàn thiện hạ tầng cơ sở của Trung Quốc nhất là con đường vận chuyển than đá.

Thời hạn

5 năm: từ năm 1978 đến năm 1983

Tổng số tiền cung cấp

Tổng kim ngạch là 330,9 tỉ yên (bao gồm cả khoản 30,9 tỉ Yên cho vay bằng hàng hóa cho năm tài chính 1984)

Vay dự án 200,9 tỉ Yên; vay hàng hóa 130,0 tỉ Yên

Lãi suất

3%

Thời gian hoàn trả

30 năm,10 năm đầu không phải hoàn trả

Đợt II

Thời điểm và người cam kết

Tháng 3/1984; Thủ tướng Nakasone

Dự án

7 dự án: đường sắt, cảng biển, thông tin, thủy điện v.v...

Do giá thành các dự án thấp hơn dự định ban đầu bởi ảnh hưởng của đồng Yên tăng giá mạnh nên đã bổ xung 8 dự án cho năm 1988.

Thời hạn

6 năm: Từ năm 1984 đến năm 1989

Tổng số tiền cung cấp

16 dự án; 540 tỉ Yên ( Năm 1988 thực hiện biện pháp hoàn lưu 70 tỉ Yên tiền lãi với tính chất là biện pháp điều chỉnh đồng Yên tăng giá)

Lãi suất

2,5%~3,5%

Thời gian hoàn trả

30 năm, 10 năm đầu không phải trả

Đợt III

Thời điểm và người cam kết

Tháng 8/1988; Thủ tướng Takeshita

(năm 1989 xảy ra sự kiện Thiên An Môn)

Dự án

40 dự án: điện lực, đường sắt, đường sân bay, thông tin v.v… và 2 dự án hoàn vốn.

(Vay vốn đợt I chủ yếu là đường sắt, cảng biển nhưng ở đợt II đã mở rộng thêm các dự án liên quan đến dân sinh và phát triển xã hội như dự án cấp thoát nước. Đến đợt III đã thêm các dự án về nông nghiệp.)

Thời hạn

6 năm: từ năm 1990 đến năm 1995.

Tổng số tiền cung cấp

810 tỉ Yên ( gồm 770 tỉ Yên tiền vay thông thường và 40 tỉ Yên hoàn vốn)

Lãi suất

2,5%~2,6%

Thời gian hoàn trả

30 năm, 10 năm đầu không phải trả

Đợt IV

Thời điểm và người cam kết

Tháng 12/1994; Thủ tướng Murayama

Dự án

3 năm đầu (1996~1998) có 40 dự án: nông nghiệp, đường sắt, môi trường, thuỷ lợi, giao thông v.v…

2 năm sau (1999~20000) 28 dự án: môi trường, nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông v.v…

Thời hạn

5 năm : từ năm 1996 đến năm 2000

Tổng số tiền cung cấp

3 năm đầu: 580 tỉ Yên

2 năm sau: 390 tỉ Yên

Lãi suất

1,8% ~ 2,3% ( dự án môi trường từ 1,3%~2,1%)

Thời gian hoàn trả

30 năm; 10 năm đầu không phải trả

 

 

Tuy nhiên, từ năm 2001 trở đi đã có sự thay đổi lớn trong chính sách cấp vốn ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc. Trước bối cảnh Nhật Bản rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái kéo dài, tài chính gặp khó khăn trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn được duy trì ở mức cao (và một số nguyên nhân nữa sẽ được đề cấp đến ở dưới), ở Nhật Bản đã hình thành những luồng ý kiến phản đối gay gắt việc chính phủ tiếp tục viện trợ kinh tế cho Trung Quốc. Điều này khiến chính phủ Nhật Bản phải tiến hành lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân để tham khảo và đến tháng 10/2001, chính phủ Nhật Bản đã công bố “Kế hoạch hợp tác kinh tế với Trung Quốc”. Theo kế hoạch này, từ năm 2001 trở đi Nhật Bản sẽ không tiến hành cho Trung Quốc vay vốn theo kế hoạch 5 năm như trước nữa mà sẽ cho vay theo từng năm. Nhật Bản sẽ lựa chọn những dự án cần thiết trong số các dự án của Trung Quốc lập ra để tiến hành cho vay vốn. Hơn nữa, nội dung các dự án được vay vốn cũng đã có sự thay đổi, Nhật Bản chỉ cấp vốn cho các dự án về bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực v.v…Cụ thể, Nhật Bản đưa ra các tiêu chí sau:

1. Hợp tác để xử lí những vấn đề mang tính toàn cầu như là vấn đề môi trường. Tiến hành hợp tác bảo vệ môi trường (quản lí nguồn nước, bảo vệ và trồng rừng, xúc tiến đưa vào nguồn năng lượng mới, có thể tái sinh và nguồn năng lượng sạch, các đối sách phòng chống HIV, lao v.v…)

2. Hỗ trợ cải cách, mở cửa.

3. Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

4. Giúp đỡ để khắc phục đói nghèo.

5. Giúp đỡ các hoạt động tư nhân.

6. Thúc đẩy hợp tác đa quốc gia.

Do vậy, như thấy ở bảng dưới, kim ngạch vay vốn đồng Yên cấp cho Trung Quốc đã giảm dần từ năm 2001 và toàn bộ là các dự án đều không liên quan đến hoàn thiện hạ tầng cơ sở của Trung Quốc nữa. Nhưng đến năm 2004, Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đã “tốt nghiệp ODA” nên đã quyết định sẽ ngừng hẳn việc cung cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Trung Quốc. Và, cho dù lúc đầu Trung Quốc cho thấy thái độ “không hài lòng” đối với việc Nhật Bản chấm dứt ODA song cuối cùng Trung Quốc cũng đã chấp nhận ngừng các khoản cho vay mới bằng đồng Yên trước thời điểm Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. Chính vì vậy, việc hai bên kí công hàm trao đổi về các dự án năm tài chính 2007 ngày 1/12/2007 được xem là lần cho vay cuối cùng đối với Trung Quốc. Như vậy sau 30 năm Nhật Bản đã cho Trung Quốc vay tổng cộng hơn 3000 tỉ Yên (khoảng 30 tỉ USD, bình quân mỗi năm 1 tỉ USD), đây là số vốn hết sức cần thiết để Trung Quốc hoàn thiện hạ tầng cơ sở để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội v.v...

b. Viện trợ không hoàn lại và hợp tác kĩ thuật

Tính đến hết năm 2006, số tiền viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Trung Quốc là 149,57 tỉ Yên, hợp tác kĩ thuật là 160,08 tỉ Yên, 27,32 tỉ Yên tiền viện trợ máy móc, tiếp nhận 20132 nhà nghiên cứu, cử 6075 chuyên gia sang Trung Quốc, 656 người trong Đội hợp tác tình nguyện v.v...  Ngoài ra, từ năm 1990 Đại sứ quán và Lãnh sự quán Nhật Bản tại Trung Quốc còn tiến hành “viện trợ không hoàn lại qui mô nhỏ” với số tiền dưới 100 triệu Yên cho mỗi dự án liên quan đến giáo dục, môi trường sống, y tế của các địa phương.

Nếu xét về mặt kim ngạch thì hai khoản hợp tác này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong toàn thể hợp tác kinh tế giữa hai nước nhưng, nó được sử dụng vào việc xây dựng các công trình có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như: Vệ sinh, y tế; sự nghiệp giáo dục, các dự án nông nghiệp v.v...Tức là các công trình mang lại lợi ích trực tiếp hàng ngày đến cho người dân nên họ thấy rõ những đóng góp của Nhật Bản mà không cần phải tuyên truyền giải thích. Vì vậy xét trên góc độ nào đó, viện trợ không hoàn lại và hợp tác kĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.

Tuy nhiên, đối với khoản viện trợ không hoàn lại dành cho Trung Quốc còn có một vai trò có thể nói là “không tiền khoáng hậu” trong chính sách ODA của Nhật Bản. Đó là việc Nhật Bản đã sử dụng khoản viện trợ không hoàn lại như là công cụ để trừng phạt Trung Quốc khi nước này tiến hành thử nghiệm hạt nhân năm 1995 bất chấp sự phản đối của Nhật Bản. Ngoài ra, từ đầu những năm 2000, ở Nhật Bản cũng đã xuất hiện những ý kiến yêu cầu ngưng cả viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc. Nhưng với vai trò quan trọng của Trung Quốc đối với Nhật Bản nên chắc chắn khoản viện trợ không hoàn lại sẽ tiếp tục được thực hiện.

 

Bảng 2. Thành tích viện trợ ODA của Nhật Bản với Trung Quốc ([8])

Đơn vị tính: trăm triệu Yên

Năm

Viện trợ có hoàn lại

Viện trợ không hoàn lại

Hợp tác kĩ thuật

Tổng cộng đến năm 2001

2.829,275 tỉ Yên

129,683 tỉ Yên

132,219 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:12.654 người

Cử chuyên gia: 4.654 người

Cử đoàn điều tra: 11.631 người

Cung cấp máy móc: 2.370,69 triệu Yên

Thanh niên tình nguyện: 466 người

Năm 2002

12.121,4 tỉ Yên

( 9 dự án )

6,788 tỉ Yên

32,688 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:5922 người

Cử chuyên gia:530 người

Cử đoàn điều tra:360 người

Cung cấp máy móc:98,916 triệu Yên

Tiếp nhận lưu học sinh:58.496 người

Thanh niên tình nguyện: 42 người

Năm 2003

96,692 tỉ Yên

(7 dự án )

5,15 tỉ Yên

34,086 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:4.836 người

Cử chuyên gia:348 người

Cử đoàn điều tra:319 người

Cung cấp máy móc:103,28 tỉ Yên

Tiếp nhận lưu học sinh:70840 người

Thanh niên tình nguyện:34 người

Năm 2004

85,875 tỉ Yên

(7 dự án)

4,110 tỉ Yên

28,373 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:4521 người

Cử chuyên gia:447 người

Cử đoàn điều tra:354 người

Cung cấp máy móc:48,958 triệu Yên

Tiếp nhận lưu học sinh:77.105 người

Thanh niên tình nguyện:28

Năm 2005

Không có

1,440 tỉ Yên

37,348 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:4262 người

Cử chuyên gia:452 người

Cử đoàn điều tra: 340 người

Cung cấp máy móc:53,848 triệu Yên

Tiếp nhận lưu học sinh: 80.626 người

Thanh niên tình nguyện: 42

Năm 2006

137,128 tỉ Yên

(15 dự án)

2,402 tỉ Yên

4,324 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:1986 người

Cử chuyên gia:381 người

Cử đoàn điều tra:190 người

Cung cấp máy móc:56,721 triệu Yên

Thanh niên tình nguyện:44 người

Tổng cộng đến năm 2006

3.270,184 tỉ Yên

149,573 tỉ Yên

160,087 tỉ Yên

Thu nhận nghiên cứu sinh:20.132 người

Cử chuyên gia:6.075 người

Cử đoàn điều tra:13.147 người

Cung cấp máy móc:2.732,421 triệu Yên

Thanh niên tình nguyện:656 người


3. Một số đặc trưng ODA của Nhật Bản với Trung Quốc

Xét lượng ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc trong 30 năm qua có thể rút ra một vài đặc trưng như sau:

1. Trừ quãng thời gian từ năm 2001 về sau, trong quãng thời gian từ năm 1979 đến năm 2000, ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc được cung cấp theo phương thức cả gói thông báo trước cho từng đợt 5 hoặc 6 năm, kết hợp với kế hoạch 5 năm của Trung Quốc.

2. Kim ngạch viện trợ cho Trung Quốc rất lớn và thường thuộc một trong ba nước nhận được ODA lớn nhất hàng năm. Tuy nhiên, so với ODA của Nhật Bản dành cho các nước khác, tỉ lệ viện trợ có hoàn lại trong ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc là rất lớn.

3. Trong 4 đợt cho vay, các dự án dành để thực hiện hoàn thiện hạ tầng của Trung Quốc chiếm đến 70%, nhưng những năm sau đó các dự án chủ yếu là bảo vệ môi trường và đời sống dân sinh. Ví dụ, trong đợt 1 không có dự án nào cho môi trường và vấn đề lương thực nhưng đến đợt 4 đã có 39,5% số dự án dành cho môi trường và từ năm 2001 trở đi số dự án môi trường lên tới 61% và 18% là cho các dự án lương thực, chống đói nghèo.

4. Các dự án cho vay của Nhật Bản lúc đầu chủ yếu dành để thực hiện các dự án ở khu vực duyên hải và các thành phố chính của Trung Quốc nhưng sau đó chủ yếu tập trung cho các khu vực nằm sâu trong đất liền, chiếm trên 90% số dự án.

5. Kim ngạch bình quân dành cho một dự án theo chiều hướng giảm dần. Nếu ở đợt I số tiền bình quân cho 1 dự án là 47,271 tỉ Yên thì số tiền cho các dự án từ năm 2001 trở đi còn khoảng 10 tỉ Yên.

6. ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc chiếm tỉ lớn trong tổng số ODA của các nước dành cho Trung Quốc. Như thấy ở bảng dưới, kim ngạch ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc trong những năm gần đây dù đã bị cắt giảm nhưng vẫn thường chiếm trên 50% tổng số ODA của Trung Quốc. (xem bảng dưới)

7. Kể từ năm tài chính 2004 trở đi, số tiền lãi Trung Quốc trả cho Nhật Bản đã lớn hơn số tiền Nhật Bản cho Trung Quốc vay trong năm đó.

 

Bảng 3:Viện trợ ODA của các nước cho Trung Quốc trong những năm gần đây([9])

Đơn vị: triệu USD

Năm

Vị trí thứ nhất

Vị trí thứ hai

Vị trí thứ ba

Vị trí thứ tư

Vị trí thứ năm

Trong đó của Nhật Bản

Tổng cộng

2001

Nhật Bản

686,13

Đức

163,82

Anh

50,72

Pháp

42,80

Úc

27,86

686,13

1.079,76

2002

Nhật Bản

828,71

Đức

149,87

Pháp

77,19

Anh

36,13

Canada

28,74

828,71

1.211,51

2003

Nhật Bản

759,72

Đức

152,18

Pháp

74,29

Anh

47,39

Úc

31,83

759,72

1.139,47

2004

Nhật Bản

964,69

Đức

260,46

Pháp

102,80

Anh

72,15

Úc

37,54

964,69

1.584,87

2005

Nhật Bản

1.064,27

Đức

255,11

Pháp

153,56

Anh

55,48

Úc

34,75

1.064,27

1.689,36


4. Những “khoảng tối” trong ODA của Nhật với Trung Quốc

Mặc dù là một trong những nước được Nhật Bản ưu ái nhất trong viện trợ ODA nhưng không có nghĩa là viện trợ ODA của Nhật Bản đối với Trung Quốc được thực hiện trơn tru từ đầu đến cuối. Trong khoảng 30 năm thực hiện viện trợ đối với Trung Quốc, ODA của Nhật Bản cũng đã từng bị ngưng trệ và cắt giảm bởi các vấn đề ở Trung Quốc. Dưới đây là các sự kiện đó.

a. Trừng phạt kinh tế đối với sự kiện Thiên An Môn

Tháng 6/1989 ở Trung Quốc đã xảy ra cái gọi là “sự kiện Thiên An Môn”, Mĩ và các nước phương Tây đã phát động chiến dịch cấm vận kinh tế, chính trị đối với Trung Quốc. Là một thành viên phương Tây, hơn nữa trước sức ép của dư luận trong nước cũng như trên thế giới nên Nhật Bản cũng phải tuyên bố ngưng khoản viện trợ có hoàn lại của đợt 3 mà Thủ tướng Nhật Bản Takeshita vừa công bố trước đó hai tháng. Nhưng với lí do Nhật Bản coi trọng “mối quan hệ đặc thù về lịch sử và văn hóa giữa hai nước” nên đến tháng 8 năm đó Nhật Bản đã nối lại một phần ODA cho các dự án đang được thực hiện. Đến tháng 7 năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiuston, Thủ tướng Nhật Bản Kaifu đã tuyên bố sẽ khôi phục lại ODA cho Trung Quốc và đến tháng 11/1990, khoản vay đồng Yên đợt 3 của Trung Quốc chính thức được thực hiện. Do vậy trên thực tế ODA của Nhật đối với Trung Quốc hầu như không bị ảnh hưởng. Việc Nhật Bản bất chấp lệnh cấm vận của Mĩ và phương Tây tự động nối lại viện trợ cho Trung Quốc đã cho thấy sự tự chủ của Nhật Bản trong quan hệ quốc tế. Nhưng điều quan trọng hơn là, hành động này của Nhật Bản đã phá vỡ sự bao vây đối với Trung Quốc để Trung Quốc có thể tiếp tục nhận được viện trợ của chính các nước phương Tây cũng như của các tổ chức tài chính quốc tế, tiếp tục công cuộc hiện đại hóa của mình. Vì vậy người Trung Quốc nên biết ơn điều đó.

b.  Ngưng viện trợ không hoàn lại năm 1995

Từ cuối những năm 1980 đến đầu thập kỉ 1990, tình hình chính trị quốc tế đã có những diễn biến phức tạp như: sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc, sự sụp đổ của cơ cấu chiến tranh lạnh và tiếp đến là xảy ra cuộc Chiến tranh Vùng vịnh. Đặc biệt, sự sụp đổ của cơ cấu Chiến tranh Lạnh đã tạo ra cơ hội để Nhật Bản nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế bằng cách can dự vào các vấn đề quốc tế. Do đó, ODA được Nhật coi như là một phương tiện quan trọng để đạt được mục tiêu đó. Chính vì vậy, ngày 30/5/1992 nội các của Thủ tướng Miyazawa đã thông qua “Những nguyên tắc chung viện trợ ODA” bao gồm 4 điểm chính: (1) Bảo đảm môi trường và phát triển; (2) Tránh sử dụng vào mục đích quân sự và trợ giúp cho các cuộc xung đột quốc tế; (3) Khuynh hướng chi phí quốc phòng, phát triển chế tạo tên lửa và vũ khí hủy diệt; (4) Thúc đẩy dân chủ hóa, đảm bảo dân quyền cơ bản và nỗ lực đưa vào nền kinh tế thị trường. Trong 4 nguyên tắc trên có đến hai nguyên tắc liên quan tới vấn đề quốc phòng  và một nguyên tắc thúc đẩy dân chủ và đưa vào nền kinh tế thị trường vốn là những vấn đề “nhạy cảm” của các nước sau khi Liên Xô tan rã và Mĩ ngang nhiên tấn công Irắc.

Mặc dù vậy, các nguyên tắc ODA như trên của Nhật Bản có vẻ không có ý nghĩa với Trung Quốc bởi trong những năm sau đó, Trung Quốc vẫn tăng cường chi phí quốc phòng, xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là tiến hành thử nghiệm nổ hạt nhân bất chấp Nhật Bản kháng nghị. Nhưng, việc Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành thực nghiệm hạt nhân trong năm 1995 đã khiến cho dư luận Nhật Bản, nhiều nghị sĩ và thành viên chính phủ yêu cầu Thủ tướng Murayama ngưng viện trợ cho Trung Quốc. Vì vậy, cuối cùng Nhật Bản phải ra tuyên bố ngưng khoản viện trợ không hoàn lại của năm 1995 đối với Trung Quốc. Qua hành động trên của Nhật Bản có thể rút ra mấy điểm sau: Thứ nhất, xét về kim ngạch thì, khoản viện trợ không hoàn lại cho Trung Quốc trong năm đó chỉ chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc trong năm đó. Do đó, cái gọi là “trừng phạt” của Nhật Bản chỉ có tính chất tượng trưng, nó trái ngược hoàn toàn với việc Nhật Bản áp dụng biện pháp trừng phạt Ấn Độ và Pakistan khi hai nước này tiến hành thử nghiệm hạt nhân vào năm 1998. Thứ hai, cho dù chỉ là sự trừng phạt mang tính tượng trưng, nhưng nếu xét trong bối cảnh chỉ có một mình Nhật Bản thực hiện chính sách này đối với Trung Quốc thì cũng có thể xem rằng đây là hành động “dũng cảm” của Nhật Bản. Ngoài ra hành động của Nhật Bản cũng không phải không có tác dụng đối với Trung Quốc vì “trong năm 1996, trước khi tiến hành thử hạt nhân, Trung Quốc đã cử đại sứ lâm thời sang thông báo trước và cũng thông báo chỉ thử một lần nữa là chấm dứt hẳn”([10]).

5. Từ cắt giảm đến ngừng viện trợ đối với Trung Quốc

a. Quá trình đi tới ngừng viện trợ với Trung Quốc

Với lợi thế của một thị trường khổng lồ, giá nhân công rẻ, Trung Quốc đã và đang là một trong những nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới. Trên cơ sở tiếp nhận được vốn và kĩ thuật tiên tiến của các nước, Trung Quốc đã đạt được sự phát triển kinh tế vượt bậc. Điều này đã giúp Trung Quốc tăng cường được tiềm lực quốc phòng, khai thác vũ trụ cũng như tiến hành viện trợ cho các nước trên thế giới. Tuy chưa thể trở thành một cực có thể đối trọng với Mỹ nhưng có thể khẳng định rằng Trung Quốc đã nâng cao địa vị và vai trò trên trường quốc tế.

Trái lại, với tư cách là cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Nhật Bản đang là nước tiến hành viện trợ lớn nhất cho các nước trên thế giới cũng như đóng góp nhiều nhất cho các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc nền kinh tế Nhật Bản bị trì trệ kéo dài hàng chục năm kể từ nửa cuối thập niên 1990 đã buộc Nhật Bản phải xem xét lại viện trợ ODA cho các nước. Và Trung Quốc nước nhận được nhiều viện trợ nhất của Nhật Bản và cũng là nước đạt được sự phát triển kinh tế nhanh nhất trong số các nước nhận ODA Nhật Bản là đối tượng cần phải cắt giảm. Nhưng ngoài ra còn có một nguyên nhân quan trọng nữa khiến Nhật Bản cần xem xét lại viện trợ kinh tế đối với Trung Quốc, đó là sự “sứt mẻ” trong quan hệ giữa hai nước. Do đó, trong chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền hồi tháng 5/2000, Ngoại trưởng Nhật Bản Uno cùng với việc bày tỏ sự lo ngại về vấn đề Trung Quốc gia tăng chi phí quốc phòng thì đã thông báo rằng, do ở Nhật Bản đang có cái nhìn khắt khe đối với ODA dành cho Trung Quốc nên Nhật Bản sẽ xem xét lại khoản vay đồng yên từ năm 2001 trở đi([11]).

Tháng 5/2000, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã tổ chức “Cuộc thảo luận thân mật về phương thức hợp tác kinh tế với Trung Quốc hướng tới thế kỉ 21” nhằm tập hợp ý kiến của các nhà học giả, các nhà chính trị và các tầng lớp nhân dân. Căn cứ vào đề xuất của “Cuộc thảo luận thân mật” trên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã đưa ra “Kế hoạch hợp tác kinh tế với Trung Quốc” bao gồm những điểm sau:

1. Thay đổi khoản vay đồng Yên từ phương thức cung cấp theo nhiều năm như từ trước tới nay sang phương thức cung cấp từng năm một.

2. Thực hiện thẩm tra các dự án viện trợ hàng năm, thực hiện phương thức cộng dồn các dự án, bàn bạc với phía Trung Quốc để quyết định mà không lấy các khoản viện trợ từ trước tới nay làm điều kiện tiền đề. Ngoài ra, để nâng cao tính minh bạch, sẽ đưa vào phương thức công bố trước các dự án ứng cử vay vốn đồng Yên.

3. Điều tra tỉ mỉ từng dự án trên quan điểm lợi ích quốc gia để có thể giành được sự thông cảm và ủng hộ của nhân dân.

4.  Lĩnh vực trọng điểm của ODA đối với Trung Quốc được xem như là để đối phó với những vấn đề mang tính toàn cầu như là vấn đề môi trường v.v..., nâng cao đời sống của người dân sống ở vùng sâu trong đất liền, phát triển xã hội, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.Việc hoàn thiện hạ tầng kinh tế ở vùng duyên hải về cơ bản sẽ được thực hiện bằng nỗ lực của bản thân Trung Quốc.

5. Về “nguyên tắc” trong “Đại cương viện trợ ODA”, Nhật Bản sẽ sử dụng mọi cơ hội và dốc hết sức mình nhằm tăng cường sự nhận thức và thông cảm của Trung Quốc.

6. Thực hiện việc đánh giá đúng lúc, kịp thời và phản ánh nhanh chóng trong viện trợ.

Theo những nguyên tắc này, từ năm 2001 trở đi ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc được thực hiện theo từng năm, với các dự án về môi trường là chính. Song, trong những năm sau đó quan hệ Nhật-Trung rơi vào tình trạng được cho là “đóng băng về quan hệ chính trị” bởi những lí do như “vấn đề nhận thức lịch sử, tàu ngầm của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật, các cuộc biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc v.v... Vì vậy, ở Nhật Bản ngày càng xuất hiện nhiều tiếng nói yêu cầu chính phủ ngừng viện trợ ODA đối với Trung Quốc, trong đó có nhiều ý kiến của các nghị sĩ quốc hội và các thành viên trong Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật. Song, việc có ngừng viện trợ cho Trung Quốc hay không là một việc không hề dễ dàng với Chính phủ Nhật do ở Nhật hình thành hai luồng ý kiến yêu cầu ngừng viện trợ và tán thành tiếp tục viện trợ. Theo tập hợp của các học giả Nhật Bản, hai luồng ý kiến đó tập trung tại mấy điểm sau([12]):

Về Lí do yêu cầu ngừng viện trợ

1. Nhật Bản đang phải mang khoản thâm hụt tài chính cũng như không còn dư dật về tài chính. Trong điều kiện tài chính như vậy, viện trợ ODA với Trung Quốc không còn là thánh địa nữa.

2. Trung Quốc đang tăng cường khả năng quốc phòng, điều này e rằng đụng chạm đến  nguyên tắc “hết sức chú ý đến động thái chi tiêu quân sự” được nêu ra trong “Đại cương ODA”.

3. Trung Quốc không cảm ơn đối với ODA của nước ta, Trung Quốc không hữu nghị bởi cứ phàn nàn việc các nhà lãnh đạo Nhật viếng đền thờ Yasukuni.

4. Kinh tế Trung Quốc phát triển nổi bật nên không cần đến viện trợ nữa.

5. Mặc dù là nước được nhận viện trợ nhưng, Trung Quốc lại tiến hành viện trợ kinh tế với lượng kim ngạch khá lớn bao gồm cả viện trợ quân sự cho những nước có vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc mà trước hết là CHDCND Triều Tiên.

Đối với ý kiến “Trung Quốc không cảm ơn ODA của Nhật Bản, không tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết” thì ở Trung Quốc, thậm chí ngay cả ở Nhật Bản cũng có những ý kiến cho rằng ngay từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã đưa tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Đề cập đến vấn đề này, một học giả Trung Quốc đã viết rằng “Nếu căn cứ vào nội dung các tin được đưa để xem xét thì, trong những năm 1980 Trung Quốc đưa tin nhiều về viện trợ không hoàn lại còn đối với khoản vay đồng Yên thì chỉ mới dừng lại ở việc đưa tin hai nước trao đổi công hàm. Từ năm 1989 trở đi, số bài viết và đưa tin về vay vốn đồng Yên không chỉ nhiều hơn trước mà còn nhấn mạnh và đánh giá cao về vai trò của nó”. Nhưng đến phần sau tác giả lại viết “Đối với những tiếng nói không vừa ý và những cuộc tranh luận về ‘quảng bá không đầy đủ đối với ODA của Nhật tại Trung Quốc’ của phía Trung Quốc nổ ra ở Nhật Bản trong thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã rất coi trọng và đã thể hiện những hành động đáp ứng đòi hỏi của phía Nhật Bản. Tháng 12/2000, tại cuộc họp báo trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ lòng cảm ơn đối với ODA của Nhật Bản. Cuối năm 2000, Trung Quốc đã tổ chức “Lễ kỉ niệm 20 năm hợp tác kinh tế Trung-Nhật” để biểu thị sự cảm ơn đối với Nhật”([13]). Như vậy, theo học giả Trung Quốc này viết thì có thể thấy rằng, chính sau khi ở Nhật Bản nổ ra những ý kiến phàn nàn thì Trung Quốc mới có những động thái trên. Điều này cho thấy phàn nàn của phía Nhật Bản là có cơ sở.

Về lí do ủng hộ tiếp tục viện trợ

1. Phần lớn ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc là hợp tác vốn có hoàn lại, tức là chỉ cho vay vốn với lãi xuất thấp.

2. Trung Quốc thanh toán nghiêm chỉnh khoản vay đồng Yên của Nhật Bản. Hơn nữa, vì thanh toán bằng đồng Yên nên đây là khoản cho vay sạch mà cả gốc và lãi đang quay về một cách chắc chắn.

3. 70% vốn vay đồng Yên dành cho Trung Quốc được thực hiện ở lĩnh vực môi trường. Việc ngăn ngừa phá hoại môi trường ở các nước lân cận cũng có ích đối với Nhật Bản.

4. Nếu xét mặt vĩ mô thì có thể nói rằng, Trung Quốc không còn cần đến vốn nữa và thời kì viện trợ theo hình thức từ trước đến nay đã kết thúc. Tuy nhiên, trong những lĩnh vực khó khăn nếu dựa vào nguồn vốn tư nhân như là lĩnh vực môi trường, vấn đề nghèo đói v.v...thì vẫn cần đến viện trợ vốn.

Để giải quyết bài toán nan giải này, thượng viện Nhật Bản đã quyết định cử phái đoàn điều tra tới 6 nước (Trung Quốc, Thái Lan, Phi-Lip-Pin, In-Đô-Nê-Xia, Mê-Hi-Cô, Bra-Xin) để điều tra tình hình thực hiện ODA của Nhật Bản. Đối với Trung Quốc, mặc dù bản báo cáo đánh giá khá tốt việc thực hiện vốn ODA song với những lí do như: “Người lao động Nhật Bản đang mang nỗi lo đối với việc biên chế lại xí nghiệp, các xí nghiệp vừa và nhỏ và nông dân đang phải đối mặt với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc” hoặc “ Nếu qui đổi 1.409,8 tỉ USD tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa của Trung Quốc sang ngang giá sức mua đã được điều chỉnh với mức giá chuẩn thì con số này lên tới 6.435,8 tỉ USD. Vì vậy, về thực chất Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới” nên có thể nói Trung Quốc đã tốt nghiệp ODA([14]).

Căn cứ vào bản báo cáo này, cuối tháng 11/2004 tại hội nghị chính của thượng viện Nhật Bản, Ngoại trưởng Machimura đã đề cập đến việc ngừng viện trợ ODA đối với Trung Quốc. Tiếp đến, trước cuộc họp cấp cao Nhật-Trung tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN tổ chức tại Viên-Chăn tháng 12/2004, Thủ tướng Nhật Bản Koizumi đã trả lời câu hỏi của đoàn phóng viên đi cùng về ODA đối với Trung Quốc rằng “Chẳng phải đang bước vào thời kì tốt nghiệp hay sao, tôi hi vọng đạt được sự phát triển kinh tế thuận lợi và nhanh chóng trở thành sinh viên đã tốt nghiệp ODA”([15]). Đây được coi như là thông điệp gửi tới Trung Quốc về tương lai của ODA Nhật Bản.

Cho dù lúc đầu phía Trung Quốc phản ứng tiêu cực với quyết định sẽ ngừng viện trợ của Nhật Bản nhưng cuối cùng Trung Quốc cũng đồng ý với phương án của Nhật Bản. Tháng 3/2005, tại cuộc trao đổi qua điện thoại, ngoại trưởng Nhật Bản Machimura và ngoại trưởng Trung Quốc Lí Khởi Tinh đã đồng ý tiến hành đàm phán theo hướng ngừng việc cung cấp khoản vay đồng yên mới trước năm 2008. Sau đó, tại cuộc hội đàm chính thức giữa hai ngoại trưởng tại Bắc-Kinh vào tháng 4/2005, hai ngoại trưởng đã xác nhận lại điều này. Căn cứ vào thỏa thuận trên, hai bên đã tiến hành các cuộc thảo luận ở cấp chuyên viên để kết thúc một cách tốt đẹp khoản vay đồng Yên với Trung Quốc theo hình thức cả hai bên đều phấn khởi. Và như trên đã đề cập, hai bên đã lấy Thế vận hội Bắc-Kinh làm mốc để Nhật Bản ngừng khoản vay vốn đồng Yên. Riêng về khoản hợp tác kinh tế ngoài khoản vay đồng Yên ra như hợp tác kĩ thuật, giao lưu văn hóa thì Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục thực hiện căn cứ vào lợi ích của Nhật Bản([16]).

b. Phản ứng của Trung Quốc

Trước khi xem xét phản ứng của Trung Quốc đối với việc Nhật Bản ngừng viện trợ, ta hãy tìm hiểu xem viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Trung Quốc mang tính chất gì? Như mọi người đều biết, tại Tuyên bố chung Nhật-Trung năm 1972, phía Trung Quốc đã tuyên bố “từ bỏ yêu cầu bồi thường chiến tranh đối với Nhật Bản vì tình hữu nghị nhân dân hai nước Nhật-Trung” nên có thể hiểu rằng, viện trợ ODA của Nhật Bản không phải là khoản bồi thường chiến tranh. Điều này cũng được thủ tướng Nhật Bản Ohira khẳng định trong cuộc trả lời chất vấn tại quốc hội Nhật Bản năm 1979 “Về bồi thường, Trung Quốc đã quyết định không yêu cầu bồi thường, do đó, tôi cho rằng cách suy nghĩ quan hệ Nhật-Trung đứng trên quan điểm bồi thường hoặc liên quan đến bồi thường là không đúng, hơn nữa cũng không phải là ý đồ của Trung Quốc”([17]).

Tuy nhiên, những diễn biến trong quá trình viện trợ của Nhật Bản dành cho Trung Quốc có vẻ không phù hợp với những phát ngôn trên. Việc Nhật Bản tiến hành viện trợ theo phương thức đặc biệt như đề cập ở trên đối với riêng Trung Quốc,  hoặc mỗi khi quan hệ giữa hai nước có “vấn đề” và Nhật Bản tuyên bố những khoản vay mới với kim ngạch viện trợ lớn hơn lần trước là quan hệ hai nước trở nên êm ả. Hoặc qua việc vào đầu những năm 2000, chỉ có thay đổi hình thức viện trợ đối với Trung Quốc, Nhật Bản cũng phải tổ chức ra “cuộc trao đổi ý kiến thân mật” để lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân trước khi đưa ra quyết định. Hay nói cách khác, phải chăng đây là phương thức đá “quả bóng trách nhiệm” sang người dân để chính phủ Nhật Bản dễ né tránh phản ứng của Trung Quốc. Do vậy có thể khẳng định rằng, dù không tuyên bố chính thức nhưng có vẻ như Nhật Bản coi ODA như là khoản thay thế cho bồi thường cho chiến tranh. Với phía Trung Quốc cũng vậy, dù không nói thẳng ra nhưng với Trung Quốc, ODA của Nhật Bản chính là bồi thường chiến tranh. Điều này đã được báo chí Nhật Bản nhắc đến nhiều lần sau những phát ngôn của lãnh đạo Trung Quốc. Ví dụ, ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền đề cập đến trong bài diễn văn tại Câu lạc bộ báo chí Nhật Bản trong chuyến thăm Nhật hồi tháng 5/2000 rằng “ODA của Nhật Bản với Trung Quốc là hành động thay thế cho bồi thường chiến tranh”([18]). Ngoài ra, tại cuộc hội đàm song phương tại Hội nghị Thượng đỉnh các nước ASEAN năm 2004 tại Viên-Chăn, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia B

0thảo luận