Trang chủ

ỨNG PHÓ CỦA NHẬT BẢN XUNG QUANH VẤN ĐỀ HẠT NHÂN CỦA CHDCND TRIỀU TIÊN (Tiếp theo kỳ trước)

Đăng ngày: 7-02-2013, 13:08 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 10

III. Thế tiến tới của Nhật Bản đối với vấn đề hạt nhân

1. Mỹ - Nhật - Hàn áp sát, CHDCND Triều Tiên bị o ép

Ngoại giao Nam Bắc càng tăng cường thì càng thúc đẩy CHDCND Triều Tiên mở cửa. Điều đó phải chăng mang ý nghĩa tạo ra một tình thế hiệp lực mới của một khu vực bao gồm Nga, Trung Quốc, Nam - Bắc Triều Tiên, Nhật Bản và giảm bớt căng thẳng của toàn thể khu vực Đông Bắc Á. Theo ý nghĩa như vậy, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, nếu tiến hành một cuộc thanh sát hạt nhân dựa vào IAEA sẽ làm sáng tỏ được mối hoài nghi của quốc tế về  CHDCND Triều Tiên xung quanh vấn đề hạt nhân do đó sẽ mở ra triển vọng phi thường cho quan hệ Nhật - Triều tiến lên phía trước(1). Tuy nhiên, vấn đề hạt nhân của Bán đảo Triều Tiên đã thể hiện những phức tạp hơn nhiều. Cụ thể là, về mặt địa lý thì vấn đề hạt nhân của Hàn Quốc đã xuất hiện nhưng lại thuộc quyền quản lí của Mỹ, theo nghĩa đó vấn đề hạt nhân của Hàn Quốc bất đắc dĩ trở thành vấn đề giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Tuy vậy, Hàn Quốc đã vận dụng sáng kiến giới hạn việc giải quyết vấn đề hạt nhân của hai miền. CHDCND Triều Tiên đã lí giải điều này như sau:

“Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên là vấn đề phát sinh do việc nước Mỹ đã đưa vũ khí hạt nhân vào Nam Triều Tiên (Hàn Quốc). Đất nước chúng ta là một quốc gia phi hạt nhân và chủ trương nhất quán Bán đảo Triều Tiên là một khu vực hoà bình và phi hạt nhân. Nếu nói về vấn đề thanh sát hạt nhân thì chỉ là vấn đề còn lại về mặt thủ tục. Trong cuộc họp của Quốc hội được khai mạc mấy ngày sau đó nếu Hiệp định bảo an kèm theo điều ước không phổ biến hạt nhân được phê chuẩn thì vấn đề này đã được giải quyết theo trình tự một cách êm thấm rồi. Về vấn đề thanh sát hạt nhân, lập trường của chúng ta là rõ ràng, không có chỗ để nghi ngờ về điều này. Mặc dù vậy, việc nêu vấn đề hạt nhân rồi làm ầm ĩ lên không có gì ngoài mục đích làm cho hình ảnh của nước cộng hoà của chúng ta mờ đi trong hình dung của dư luận quốc tế. Việc các cường quốc hạt nhân uy hiếp thực tế đến sinh tồn của nhân loại đang gia tăng sức ép một cách không thoả đáng lên các quốc gia phi hạt nhân mà trước hết là chúng ta. Đó là thể hiện sự ngạo mạn của những người luôn gán ý tưởng có tính một chiều ích kỷ của mình, không tính gì đến nguyên tắc bình đẳng và chính nghĩa trong các quan hệ quốc tế”. Từ lập luận này có thể nói, việc nghi ngờ hạt nhân của miền Bắc đã chuyển sang mối nghi ngờ hạt nhân ở miền Nam. Tuyên ngôn phi hạt nhân hoá ở cả hai miền trong năm trước không phải là tuyên ngôn mà là vấn đề thực tiễn.

Đến giai đoạn này thì việc trao đổi ý kiến Nhật - Triều đã kết thúc lần thứ 6 đã tập trung vào 4 vấn đề quan tâm là: vấn đề có tính cơ bản của quan hệ Nhật - Triều (mang tính tương lai), những vấn đề kinh tế (thanh toán quá khứ), vấn đề quốc tế (vấn đề hạt nhân), những vụ việc hai bên cùng quan tâm (vấn đề kết hôn với người Nhật....)(2).

Trong đó, đối với sự việc có liên quan đến vấn đề hạt nhân là việc được quan tâm nhất thì Chính phủ Nhật Bản cũng giải quyết tình hình từng bước một theo chiều hướng tốt lên và có thành ý(3). Nếu vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên được giải quyết trong phạm vi thanh sát và ký vào hiệp định thì tình hình sẽ tốt đẹp.

Ngày 14 tháng 4 năm 1992, lần đầu tiên  CHDCND Triều Tiên thuyết trình trước đoàn các nhà báo Nhật Bản về tình trạng kiến thiết các lò phản ứng hạt nhân tại khu vực trở thành tiêu điểm nghi ngờ của quốc tế và cho chiếu công khai một đoạn phim. Tại đây người ta đã xác nhận việc kiến thiết có liên quan đến một lò phản ứng nguyên tử cỡ lớn có công xuất 5 vạn kilowat được CHDCND Triều Tiên cho biết là đi vào hoạt động từ năm 1990. Trong 15 phút của đoạn phim ghi lại thì không thấy có hình ảnh nhà máy gia công nguyên liệu hạt nhân và cơ sở tái xử lí nhiên liệu hạt nhân được coi là tiêu điểm chú ý. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hàn Quốc đã không bỏ qua hình ảnh được chiếu thoáng qua về căn phòng dành cho phòng hộ phóng xạ. Vì đây là một cơ sở tất yếu đối với công việc tái xử lí nguyên liệu hạt nhân nên họ nghi ngờ “chắc chắn miền Bắc bắt đầu chuẩn bị cho việc tái xử lí nhiên liệu hạt nhân”(4) . Mặt khác, trong báo cáo ban đầu, Bộ Công nghiệp Năng lượng nguyên tử của  CHDCND Triều Tiên tại một cuộc hội kiến báo chí tại Bình Nhưỡng ngày 14 tháng 4 đã cho biết, ngoài 2 cơ sở đã tiếp nhận thanh sát của IAEA còn 3 lò nguyên tử đang trong quá trình kiến thiết và vận hành. Thực tế, trong báo cáo ban đầu, nếu tính cả những cơ sở tiếp nhận thanh sát thì có tất cả 16 cơ sở được công bố. Nói chung là những thông tin về những cơ sở phát triển hạt nhân cũng được đưa ra, tuy có muộn hơn so với báo cáo ban đầu, nhưng người phát ngôn của IAEA cũng đánh giá rằng: “CHDCND Triều Tiên đã hợp tác rất tích cực, họ đã báo cáo cả những vấn đề không thuộc nghĩa vụ”(5) . Cả Nhật Bản và IAEA đều không có gì bất mãn.

Trong lần thương lượng bình thường hoá quan hệ hai nước Nhật-Triều thứ 7, Nhật Bản đã đề nghị nhanh chóng xoá bỏ mối nghi ngờ và việc tiến hành thanh sát toàn diện của IAEA đối với CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, từ phía Mỹ và Hàn Quốc xuất hiện những lời chỉ trích về những cơ sở tái xử lí ở miền Bắc. Mặc dù Nhật Bản có nghi ngờ về vấn đề này song vẫn giữ lập trường uỷ thác việc điều tra cho IAEA(6). Trong lần thương lượng này, điều đáng chú ý là phía Nhật Bản đã thêm vào việc thực hiện thương lượng Nam - Bắc Triều Tiên để “Hai miền Nam - Bắc thanh sát lẫn nhau”. Về việc hai miền thanh sát lẫn nhau, Nhật Bản cho rằng họ muốn “thực hiện một cách kiên định tuyên ngôn cùng phi hạt nhân hoá cả hai miền Nam Bắc bao gồm việc không sở hữu cơ sở tái xử lí nhiên liệu hạt nhân và thanh sát lẫn nhau giữa hai miền”. Về việc này, Đại sứ CHDCND Triều Tiên trong một cuộc hội ý báo chí vào thời điểm đó đã cho rằng “Không thể chấp nhận được tuyên bố của Nhật Bản, không thể không tin tưởng vào sự thanh sát của IAEA cho nên không chấp nhận việc thanh sát lẫn nhau giữa hai miền Nam Bắc. Nhật Bản làm như vậy là đã tăng thêm một vật cản” và rằng họ nhận thức thấy phía Nhật Bản đang thêm việc thanh sát hai miền vào những điều kiện tiên quyết. Vốn có thái độ trân trọng cho đến lúc này, Nhật Bản đã thể hiện sự cứng rắn “chừng nào mối hoài nghi về hạt nhân chưa được làm tiêu tan thì chưa thể thúc đẩy việc đàm phán tiến lên phía trước”. Mặt khác, liên quan đến vấn đề những người phụ nữ làm nô lệ tình dục cho quân đội thì phía Nhật Bản cho rằng chỉ có thể đề cập đến trong một phạm vi nhất định, nói cách khác là Nhật Bản đáp lại một cách cự tuyệt(6). Từ đây trở đi thái độ của Nhật Bản đã trở nên cứng rắn.

Sau đó Nhật Bản đã từ bỏ thái độ coi việc phải uỷ thác việc thanh sát cho cơ quan quốc tế và làm tiêu tan sự hoài nghi của quốc tế trên cơ sở sự thanh sát đó như một điều kiện tiết quyết cơ bản(7). Sở dĩ Nhật Bản làm như vậy là vì phát hiện ra rằng, trong khi thanh sát IAEA đang thực hiện công việc của mình thì phía Irắc đã bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Phải chăng so với việc uỷ thác việc thanh sát cho IAEA thì việc uỷ thác việc thanh sát lẫn nhau cho Hàn Quốc (mà thực chất là tin tưởng vào hiệu quả thanh sát dựa vào Mỹ-Nhật) thì mang ý nghĩa xác thực hơn. Đã có áp lực đối với CHDCND Triều Tiên đến mức Chính phủ Nhật-Mỹ-Hàn đã bí mật có sự hiệp tác. Nhật Bản cũng tỏ thái độ tấn công. Đến thời điểm này trở đi có thể thấy Nhật Bản đã không có ý định hợp tác với CHDCND Triều Tiên nữa.

2. Nhật - Hàn dồn ép và CHDCND Triều Tiên rút lui

Trong cuộc thương lượng Nhật-Triều lần thứ 8, Nhật Bản tỏ thái độ không hưởng ứng việc bình thường hoá quan hệ hai nước cho đến khi CHDCND Triều Tiên chịu sự thanh sát của IAEA và thông qua việc thanh sát lẫn nhau giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên mà vấn đề hoài nghi hạt nhân được làm mất đi. Về thái độ tiêu cực của Nhật Bản trong buổi mở đầu thương lượng lấy việc đình trệ của vấn đề hạt nhân làm lí do, CHDCND Triều Tiên đã phản bác rằng: “Nhật Bản đã thể hiện việc đem những vấn đề không có liên quan đến hội đàm Nhật-Triều làm điều kiện tiên quyết cho hội đàm, tạo ra những khó khăn giả tạo”. Đối lại, Nhật Bản thấy rằng: “cho dù CHDCND Triều Tiên có chính thức nói rằng họ đang hướng tới phía trước đi chăng nữa thì cũng khó mà quyết định xem cần phải đối ứng như thế nào”(8). Tuy nhiên, trong phạm vi thanh sát đặc biệt ở giai đoạn 1 do IAEA tiến hành thì chưa đưa ra thông báo này và cuộc thương lượng với CHDCND Triều Tiên xung quanh thanh sát tương hỗ hai miền Nam Bắc cũng phải vượt qua tảng đá ngầm nên chủ trương của Nhật Bản là không có sức thuyết phục. Do việc thanh sát của IAEA có vấn đề quốc tế và Nhật Bản cũng đưa ra lập trường của mình, nhưng Nhật Bản đã không đưa ra lập trường trong vấn đề thanh sát tương hỗ hai mìên Nam Bắc.

Trái lại, CHDCND Triều Tiên cho rằng, vấn đề nghi vấn đã được giải trừ trong cuộc thanh sát đặc biệt của IAEA, đã yêu cầu thanh sát có tính chất đơn phương đối với các cơ sở quân sự của Mỹ đóng tại Hàn Quốc. Đối lập lại, phía Hàn Quốc cho rằng việc thanh sát của IAEA là chưa đầy đủ và chủ trương thanh sát song phương các cơ địa quân sự của cả hai phía. Trong cuộc gặp gỡ phía CHDCND Triều Tiên ở Bàn Môn Điếm ngày 15, phía Hàn Quốc đã nhấn mạnh lập trường: “Phương châm của Chính phủ Hàn Quốc trong vấn đề thanh sát hạt nhân song phương là không thay đổi. Chừng nào chưa giải được mối nghi ngờ về hạt nhân thì chưa thể có sự tiến triển nào về sự hợp tác và giao lưu kinh tế”(9).

Tóm lại, lập trường của Nhật Bản về mối liên hệ giữa quan hệ Nam Bắc và vấn đề hạt nhân và lập trường của Hàn Quốc về mối liên hệ giữa thanh sát lẫn nhau giữa miền Nam và miền Bắc và việc giao thiệp bình thường hoá quan hệ là đối lập với lập trường của CHDCND Triều Tiên. Về vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản luôn luôn cho rằng “việc thực hiện một cách triệt để cộng đồng tuyên ngôn về phi hạt nhân hoá Nam Bắc là trọng yếu. Tuy rằng không nói đây là điều kiện, nhưng trong việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao Nhật-Triều thì không thể lẫn tránh vấn đề quan trọng này được”(10). Trên thực tế thì đây chính là điều kiện.

Thông qua cuộc hội đàm nguyên thủ Trung–Hàn, Hàn Quốc yêu cầu Trung Quốc hợp tác đối với vấn đề hạt nhân, Trung Quốc giữ thái độ trân trọng(11). Tuy nhiên, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tái diễn tập cuộc tập trận “Tinh thần đồng đội” với Mỹ nên hiệp nghị về hạt nhân hai miền Nam Bắc đã bị chậm lại(12). Chính quyền Hàn Quốc mới của Tổng thống Kim Vĩnh Nam đã thể hiện thái độ mềm dẻo đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên(13). Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã chuẩn bị rút lui khỏi hiệp ước. Thời kỳ này, Nhật Bản đã thể hiện sự không tin tưởng đối với Bắc Triều Tiên một cách mạnh mẽ như sau: “Vẫn còn quá nhiều vấn đề nghi ngờ đối với Bắc Triều Tiên, vẫn còn nhiều vấn đề không rõ ràng, bị che đạy. Chính vì thế, nếu tình hình này không còn nữa thì một cách tự nhiên là sẽ thay đổi. Vấn đề hiện nay là Bắc Triều Tiên không nỗ lực làm sáng rõ những mối nghi ngờ đó”(14).

Ngày 12 tháng 3 năm 1993, nhận được quyết định của CHDCND Triều Tiên về việc rút khỏi NPT, Chính phủ Nhật Bản đã cho rằng đây là một thách thức cực kỳ to lớn đối với thể chế NPT, và tỏ thái độ lo lắng trong đối thoại với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và kêu gọi CHDCND Triểu Tiên từ bỏ quyết định rút lui và quay lại tham gia NPT. Vào ngày 22 tại New York, một hiệp nghị giữa chính phủ ba nước Nhật-Mỹ-Hàn đã được tiến hành. Về lí do rút lui khỏi NPT của CHDCND Triều Tiên trong thời kỳ này, Chính phủ Nhật Bản chỉ nêu ra mà không đưa ra lời bình luận nào về những thuyết minh của CHDCND Triều Tiên cho rằng, việc tập trận “Tinh thần đồng đội năm nay ra là một hành động không thoả đáng, yêu cầu thanh sát đặc biệt của IAEA, cuộc tập trận này là sự xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của CHCND Triều Tiên. Tuy nhiên, điều mà Nhật Bản quan tâm đặc biệt là một nước có vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, và điều đó dù thế nào cũng dẫn tới việc xuất hiện một đất nước không hữu hảo với Nhật Bản(15). Và Nhật Bản nhận thức rằng điều này bao hàm sự ảnh hưởng căn bản đối với cách nghĩ về an ninh cho đến lúc này của Nhật Bản. Đây là điểm bắt đầu chuyển biến nhận thức rằng, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên không chỉ có liên quan đến chiến lược an ninh thế giới mà còn là vấn đề an ninh của Nhật Bản.

Mặt khác, nếu nhìn từ phía CHDCND Triều Tiên thì do có cuộc tập trận Tinh thần đồng đội năm ngoái giữa Mỹ và Hàn Quốc và năm nay tiến hành trở lại là cái khiêu khích CHDCND Triều Tiên. Hơn nữa, nếu nhìn vào động thái của Chính phủ Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ thì việc dồn CHDCND Triều Tiên vào đường cùng là một sự thực. Theo đó, trong giới hạn hồi đáp đối với yêu cầu tiếp thu thanh sát đặc biệt của IAEA vào ngày 25, theo con mắt của CHDCND Triều Tiên thì không còn cách nào khác là phải chọn con đường rút khỏi Hiệp ước. Như vậy, để tránh thanh sát thì việc rút khỏi NPT là cách duy nhất. Đó chính là hành động có tính toán của CHDCND Triều Tiên.

IV. Thay lời kết luận

Trước hết, theo cách nhìn của chủ nghĩa hiện thực cấu trúc của Kenneth N.Waltz, Nhật Bản với tư cách là một nước tuyển lựa chính sách ngoại giao lấy kinh tế làm trung tâm coi đó như một chiến lược nhất quán kể từ sau chiến tranh. Đó là một quốc gia không bình thường. Trong tương lai gần có thể thấy Nhật Bản trở thành một nước lớn về quân sự, là nước cân bằng với Mỹ với tư cách quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân(16). Mặt khác, trong khi đưa ra đề án về sự phân li tất yếu giữa chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa hiện thực hậu cổ điển từ chủ nghĩa hiện thực cấu trúc đã chủ trương rằng, so với việc Nhật Bản sẽ trở thành một nước lớn về quân sự tương ứng với tiềm lực kinh tế và cân bằng thế lực với Mỹ thì nên tiếp tục là một cường quốc kinh tế(17). Hai chủ trương này được kiến giải theo hai cách tương phản nên cần có sự trao đổi để làm rõ. Tuy nhiên, việc dự đoán tương lai của một nước là một vấn đề khó. Liên quan đến tới vấn đề này, bài viết muốn nói rằng, (a) Đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản luôn luôn đối ứng trên cơ sở ưu tiên tối cao vấn đề an ninh của Nhật Bản. Từ đó tuỳ thuộc vào chiến lược của Mỹ, nhưng phải chăng là không chịu khuất phục trước áp lực của Mỹ. Hơn nữa, liên quan đến hiến pháp hoà bình và ba nguyên tắc phi hạt nhân, Nhật Bản không tham gia một cách vô điều kiện. Vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên đây chỉ là câu chuyện giới hạn trong trường hợp vấn đề an ninh của Nhật Bản bị uy hiếp.

Thứ hai, Alexan der Wolts cho rằng tuy vai trò của cấu tạo có tính vật chất trong quan hệ quốc tế mà Volts đã chủ trương là quan trọng, nhưng chúng ta cũng không được xem thường việc cấu tạo có tính xã hội cũng như cấu tạo có tính quan niệm có một ảnh hưởng tương tự. Với tư cách một ví dụ, Volts đã nêu ý kiến, phải chăng Mỹ cho rằng so với nước Anh có 500 đầu đạn hạt nhân thì CHDCND Triều Tiên có 5 đầu đạn hạt nhân là có tính uy hiếp hơn và ông rất trọng thị cấu tạo có tính xã hội và tính quan niệm. Về vấn đề này, từ bài viết có thể nói (b) hình dung của Nhật Bản về CHDCND Triều Tiên là mang tính không tin tưởng. Coi CHDCND Triều Tiên là nước đối địch nên đối với Nhật Bản, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là nguyên nhân chính tạo nên nguy cơ uy hiếp.

Thứ ba, đối với vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thì  trong giai đoạn đầu (1989-1991.12), Nhật Bản thể hiện sự hợp tác, nhưng nửa giai đoạn sau (1992-1993.2) thì thái độ của Nhật Bản dần dần thay đổi. Điều này có nguyên nhân là với Mỹ thì vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là một mắt xích trong chiến lược thế giới. Còn với Nhật Bản thì đây là vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng của nước này. Về điều, bài viết muốn nói là (c) Nhật Bản đã nắm lấy việc vấn đề hạt nhân của Bán đảo Triều Tiên có liên quan đến an ninh của nước mình. Khu vực phi hạt nhân của Bán đảo Triều Tiên và Ba nguyên tắc phi hạt nhân của Nhật Bản là có tính toàn vẹn chỉnh thể cho nên việc phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, không còn nghi ngờ gì nữa, đã làm tăng cường khả năng Nhật Bản vũ trang bằng vũ khí hạt nhân. Vấn đề vũ trang hạt nhân của Nhật Bản chẳng những là vấn đề quan hệ Nhật-Mỹ mà còn là vấn đề có liên quan đến chiến lược thế giới. Theo nghĩa như vậy, vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên cũng chính là vấn đề hạt nhân của Nhật và Mỹ. Do vấn đề (c) mà (a) và (b) có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, (b) đóng vai trò trung gian ảnh hưởng đến (a) và (c ).

Thứ tư, điều muốn nói từ bài viết này là: (d) việc ô hạt nhân của Mỹ có tác dụng tốt là Nhật-Mỹ-Hàn cần phải hối thúc CHDCND Triều Tiên để họ tiếp nhận sự thanh sát hạt nhân. Sau đó, Mỹ cần phải có thái độ thể hiện vai trò về sau đối với IAEA và Hàn Quốc. Tại đó, Nhật-Hàn có liên hệ vấn đề hạt nhân với vấn đề của bản thân Nhật Bản và của Hàn Quốc nên thúc ép CHCND Triều Tiên. Trong thời gian này Nhật Bản và Hàn Quốc đã lĩnh hội vấn đề hạt nhân của CHCND Triều Tiên từ phương diện an ninh và ổn định của khu vực và trong thâm tâm có ý phản ứng lại chiến lược tiêu giải mối nghi ngờ về hạt nhân của nước Mỹ. Nói cách khác, từ quan điểm chiến lược quốc tế xung quanh nghi vấn về vấn đề hạt nhân, Nhật-Mỹ-Hàn đã có sự điều chỉnh. Trên phương diện chiến lược khu vực và an ninh của mỗi nước đã nảy sinh những khác biệt. Tại đây CHCND Triều Tiên phản ứng lại thái độ cứng rắn của Nhật Bản và Hàn Quốc và tìm con đường rút khỏi Hiệp ước là một sự lựa chọn không có cách nào khác. Cái ô hạt nhân của Mỹ nếu không phát huy hiệu quả tốt thì an ninh của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ không được bảo đảm và sự ma sát này đã này sinh khác biệt. Thời kỳ này, CHCND Triều Tiên đã thông qua Tokyo mà tiếp xúc được với Wasington. Vậy nên một khi cự tuyệt Tokyo thì CHCND Triều Tiên cũng rơi vào tình trạng bị cắt liên hệ với Washinton. Kết quả của việc mất liên hệ đó đã dẫn tới việc CHCND Triều Tiên rút lui khỏi hiệp định về hạt nhân.

Người dịch: Phạm Hồng Thái

Nguyên bản tiếng Nhật do tác giả gửi đến Tạp chí 北朝鮮の核問題をめぐる日本の対応―NPT加入から脱退まで(1989-1993)”.

 



(1) 参議院、外務委員会123-2,p.8(谷野政府委員、1992/03/26)。

(2) 参議院、外務委員会123-3,p.4(谷野政府委員、1992/04/07)。

(3) 衆議院、外務委員会123-7,p.12(谷野政府委員、1992/04/22)。

(4) 朝日新聞朝刊、1992年4月24日5面。

(5) 朝日新聞夕刊、1992年5月6日1面。

(6) 参議院、外務委員会123-9,pp.5-6(谷野政府委員、1992/05/14)。

(6) 朝日新聞朝刊、1992年5月16日2面。

(7) 参議院、外務委員会123-9,p.6(渡辺美智雄外務大臣、1992/05/14)。

(8) 朝日新聞朝刊、1992年8月2日2面。

(9) 朝日新聞朝刊、1992年9月16日6面。

(10) 参議院、外務委員会125-1,p.3(池田維政府委員、1992/12/07)。

(11) 朝日新聞朝刊、1992年9月29日1面。

(12) 朝日新聞朝刊、1993年1月27日6面。

(13) 朝日新聞朝刊、1993年3月7日5面。

(14) 参議院、外務委員会125-1,p.4(渡辺美智雄外務大臣、1992/12/07)。

(15参議院、外務委員会126-1,p.11(池田維政府委員、1993/03/26)。)

(16) 李明賛「日本の安全保障戦略に関するネオリアリズム主張の批判的考察」pp.294-295。これに関する詳しいことは、Kenneth N. Waltz, “The Emerging Structure of International Politics”, International Security, Vol.18, No.2(Fall, 1993),pp.44-79.

(17) Stephen G. Brooks, “Dueling Realisms”, International Organization, Vol.51, No.3(Summer, 1997),pp.445-477。

0thảo luận