Trang chủ

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN HƯỚNG TỚI XÂY DUNG MỘT NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:18 | Danh mục: Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

Trong vòng 30 năm qua, Đài Loan đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục đaị học và sau đại học, thực sự đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của nền kinh tế Đài Loan. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ mới, kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, họ đã nhận ra rằng đang phải đối mặt với những thách thức nhiều mặt ở giáo dục đại học và sau đại học. Một trong số đó là là yêu cầu ngày càng tăng số lượng người tham gia vào giáo dục đại học như là một kết quả của quá trình dân chủ hoá, đã giúp đưa số lượng các trường đại học ở Đài Loan từ 60 lên trên 150 trường trong vòng vài thập kỷ qua. Làm loãng đi một cách nghiêm trọng các nguồn cung cấp nhân lực và tài chính cho từng trường đại học riêng rẽ. Song mặt khác, kỷ nguyên kinh tế tri thức cũng giúp cho Đài Loan nắm giữ thế cạnh tranh trên thế giới, trong đó điều thiết yếu là phải bồi dưỡng được một khối lượng lớn công nhân có kiến thức và đầu óc sáng tạo, những người có thể tạo ra tri thức mới và và mong mỏi thực thi những thách thức trong việc phát triển nghề nghiệp của họ. Những người này chỉ có thể được bồi dưỡng ở các trường đại học nghiên cứu có tầm cỡ thế giới.

Do vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, để có thể xây dựng những trường đại học có tầm cỡ cao nhất, cần phải nghiêm túc xem xét mọi vấn đề. Từ việc vốn đầu tư cho giáo dục sau đại học ít hơn, hiển nhiên sẽ có những thách thức mới. Nhận thức rõ vấn đề này, các cố vấn của Viện nghiên cứu Chính phủ đã gợi ý cho các quan chức chính phủ từ năm 2002, thiết lập một Uỷ ban liên bộ để thực hiện một kế hoạch tổng thể cho giáo dục đại học và sau đại học Đài Loan trong thập kỷ tới và sau đó.

Một Uỷ ban gồm 9 thành viên do Chính phủ chỉ định, từ đầu năm 2002 đã hoàn thành và đệ trình một bản báo cáo cho Chính phủ. Những gợi ý chủ  yếu của bản báo cáo đã được Chính phủ thông qua và đang được thực hiện.

Nội dung chính của bản báo cáo gồm các vấn đề :

I. Việc phân loại các trường đại học

Sau những cuộc điều tra về các nguồn vốn chính phủ dành cho những trường đại học hàng đầu ở Châu Á, Uỷ ban đã khẳng định sự khác biệt gây sốc trong các Viện và các trường đại học với việc Đài Loan ở dưới đáy của bậc thang.

Với số lượng trường đại học vẫn ngày càng tăng lên, việc cắt giảm vốn đầu tư từ chính phủ ngày càng giảm đi đã dẫn tới vấn đề chủ chốt là tất cả các trường đại học tại Đài Loan đều mong muốn trở thành các trường đại học nghiên cứu. Họ mong muốn được chia sẻ các nguồn vốn giáo dục của chính phủ bằng nhau. Trong những năm gần đây, yêu cầu về sự bình đẳng vốn giữa các trường đại học tại Đài Loan ngày càng ít được sự quan tâm bởi chính sách vốn của Bộ giáo dục. Trong số các trường đại học công lập, phần lớn các trợ giúp của Chính phủ được phân phối dựa trên cơ sở đầu người. Việc tăng hàng năm của vốn cho giáo dục đại học và sau đại học bị giới hạn trong những năm gần đây nhưng vẫn bị chệch hướng bởi sự tăng lên của số lượng những sinh viên tham dự vào những trường đại học mới, thậm chí nếu như quỹ có tăng lên gấp đôi thì với hệ thống giáo dục hiện nay, Đại học Quốc gia Đài Loan cũng không có cơ may nào để bổ sung cho sự thiếu hụt như vậy.

Một điều hiển nhiên là phải thay đổi chính sách hỗ trợ tính theo đầu người, hướng tới một cơ sở dựa trên những đặc điểm tốt hơn, đánh giá tốt hơn khác. Song sự thật điều này rất khó thực hiện được, nó bộc lộ sự quan liêu nặng nề và những rào cản văn hoá trong hệ thống giáo dục Đài Loan hiện nay. Xuất phát từ đây, Uỷ ban đã gợi ý cần phải phân cấp các đại học thành bốn cấp độ  khác nhau, tuỳ thuộc theo chức năng của chúng, vốn dành cho mỗi cấp này là khác nhau và dựa trên những nhu cầu thực tiễn.

1. Các trường đại học nghiên cứu

Theo Uỷ ban này, một số lượng nhỏ trường đại học của Đài Loan có trách nhiệm nghiên cứu với ngân sách bị cắt giảm. Các thiết bị tân tiến được cung cấp cho  các nhà nghiên cứu hàng đầu ở các trường đại học này giúp họ tạo ra những kiến thức mới, tri thức mới, phát minh những công nghệ mới và đào tạo ra các sinh viên, những người sẽ là lãnh đạo tương lai trong chuyên ngành lựa chọn của họ. Đài Loan hiện đang hy vọng có những đại học đạt vị thế quốc tế. Những trường đại học này sẽ rất đắt, vì vậy tổng số các trường đại học này không được lớn. Người ta hy vọng, chỉ bằng một số vốn mới, đủ rót cho các trường đại học có đẳng cấp cao này, cùng sự trợ giúp của các nhà học giả độc lập nước ngoài có thể lựa chọn ra các trường xứng đáng là trường đại học nghiên cứu, dựa trên tập hợp đánh giá và những chỉ tiêu được lựa chọn.

2. Các trường đại học Sư  phạm

Một số trường đại học chủ chốt của Đài Loan được phân vào cấp này, nhiệm vụ chủ yếu là dạy cho các sinh viên những kiến thức hiện đại nhất trong trong lĩnh vực nghề nghiệp họ lựa chọn và cung cấp những khoá học chung, cơ sở cho các sinh viên đó lựa chọn, những người tốt nghiệp đại học này được hy vọng có thể suy nghĩ độc lập và tự học những kỹ thuật mới, để trở thành những công dân tốt, họ sẽ là những nhà lãnh đạo cao cấp, bác sĩ, chính trị gia, kỹ sư, các nhân viên ngân hàng, các nhà doanh nghiệp trong tương lai...Các giáo sư trong các trường đại học này cũng phải thực hiện các nghiên cứu để bảo đảm giữ cho bản thân mình cũng phải luôn có năng lực  hàng đầu để giáo dục sinh viên.

3. Các trường đại học dành cho các mục đích đặc biệt

Đây là một trong những tình huống đặc biệt nhất ở Đài Loan trong vài năm gần đây. Các trường dạy nghề cho kỹ thuật viên, y tá và các giáo viên tiểu học đã đóng góp một cách đáng kể cho giáo dục Đài Loan trong vòng hai thập kỷ qua. Được sự chỉ đạo của chính phủ, một số các trường dạy nghề này đã được nâng lên thành Trường Cao đẳng 4 năm và các trường đại học bách khoa,và thêm vào đó, là một số ít trường y khoa và và đại học nghệ thuật ...Đây là cấp thứ ba của đại học Đài Loan, chúng chiếm một số lượng lớn và đóng một vai trò tương đối quan trọng trong trong hệ thống giáo dục  dục đại học và sau đại học ở Đài Loan.

4. Đại học cộng đồng

Đó là những trường Cao đẳng địa phương 2 năm, thay thế cho những trường dạy nghề cũ được thiết lập trước đây của các chính quyền địa phương  như là một mạng lưới học suốt đời trên khắp đất nước. Các chỉ tiêu đánh giá cũng được thiết lập cho cấp này...

Theo Uỷ ban, ngoài việc trợ giúp các nguồn vốn mới cho các trường đại học nghiên cứu, chính phủ cũng nên cung cấp thêm tiền mới cho các cấp đại học khác tuỳ theo các nhu cầu thực tế của cấp này, để cho các trường đaị học có cơ hội cạnh tranh nhằm đạt được các trợ giúp vốn mới, để theo đuổi sự hoàn thiện tốt nhất trong cấp đã được phân của mình.

Để thực hiện kế hoạch đó, Uỷ ban cũng đã đề nghị cụ thể rằng chính phủ nên tăng ngân sách cho giáo dục đại học và sau đại học thêm 5 tỉ USD một năm trong vòng 10 năm tới, và ngân sách này sẽ được đưa vào luật.

II. Cải cách sửa đổi các quy tắc luật lệ

Việc cung cấp vốn tài chính đầy đủ là rất quan trọng, là điều kiện cần thiết cho các trường đại học Đài Loan trở lên hoàn thiện. Nhưng các thủ tục nhân sự và kế toán cũng ảnh hưởng không ít tới việc phát triển giáo dục bậc cao. Báo cáo của Uỷ ban đã đề nghị cần xem xét lại và thay thế những điều luật mới trong nỗ lực nâng cao mức học thuật trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay,đưa ra những chương trình và giải pháp cụ thể:

1. Đào tạo hệ thống giáo dục học thuật

Hiện nay có sự khác biệt trong việc bù trừ cho mỗi giáo sư trong cùng một bậc, sự khác nhau nhỏ này là là do tình hình các giáo sư giỏi hơn ở mức độ cao hơn. Uỷ ban cũng đã đề nghị thiết lập các mức phân chia cho các giáo sư ở tất cả mọi cấp bậc, bao gồm cả việc thiết lập Hội đồng giáo sư chủ toạ, nhờ đó lương bổng có thể cạnh tranh trên thị trường học thuật thế giới. Việc tăng cường đánh giá này sẽ trở nên thực tiễn thông thường, tạo nên sự tranh đua, phấn đấu để đạt được những giải thưởng và cấp bậc nghiên cứu tại Uỷ ban Khoa học Quốc gia, làm cho việc nâng cao chất lượng của các giải thưởng trở thành nhiệm vụ khẩn cấp trong các trường đại học.

2. Giảm thiểu sự cách biệt giữa các quy định của Đại học Quốc gia và các luật lệ của Chính phủ

Theo truyền thống, các trường đại học Đài Loan nằm dưới sự điều khiển của Bộ Giáo dục và một phần của Chính phủ. Trong những năm gần đây, các trường đại học đã được phép thành lập Quỹ vận hành đại học, đó là một sự tự trị về tài chính đạt được bởi quyền vận hành và sử dụng quỹ. Tuy nhiên, hệ thống nhân sự đại học vẫn liên quan chặt chẽ với Chính phủ trong kế hoạch lương và các phúc lợi hưu trí. Do đó, các trường đại học phụ thuộc vào Bộ giáo dục thông qua các đơn đặt hàng về thuê người, sự uyển chuyển trong vấn đề nhân sự chỉ có thể thiết lập phụ thuộc vào các luật lệ nhân sự của Chính phủ...Do vậy, Uỷ ban đã gợi ý Chính phủ nên nhanh chóng bỏ những luật lệ này.

III. Tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các trường đại học và  ngành công nghiệp

1. Hiện trạng của mối quan hệ giữa công nghiệp và các trường đại  học ở Đài Loan

Tại Đài Loan, một phần lớn các tài năng có thể giúp cho các ngành công nghiệp tiến hành nghiên cứu công nghệ cao và phát triển sản xuất, đang sống và làm vệc tại các trường đại học. Tuy nhiên, cho đến nay, các ngành công nghiệp vẫn chưa chú ý nuôi dưỡng những nhân tài này, mặc dù có nhiều công ty đã được các giáo sư trợ giúp về những vấn đề cụ thể, nhưng một số các tương tác này là dưới dạng tư vấn cá nhân, Có một số công ty liên kết với các giáo sư đại học bằng các hợp đồng nghiên cứu, tiến hành cho những dự án xác định nào đó, các hợp đồng này chỉ có tầm cỡ giới hạn và thường là ngắn hạn. Hầu như không có một công ty nào ở Đài Loan đề xuất các học bổng tương tác cho các sinh viên đại học hoặc đề xuất các chương trình đồng phối hợp. Để cải thiện tình trạng này, Uỷ ban Khoa học Quốc gia đã khởi động một chương trình hợp tác đặc biệt giữa các trường đại học và các cơ sở công nghiệp. Các công ty tham dự có thể tạo nên một mối quan hệ thân thiết với các giáo sư của trường đại học để làm việc về những nghiên cứu cụ thể và những vấn đề về phát triển sản phẩm phụ thuộc vào đề xuất. Uỷ ban Khoa học Quốc gia sẽ cung cấp tới 75% vốn cho các dự án này. Tuy nhiên trách nhiệm cho khởi thảo này xuất phát  từ cả các nhà công nghiệp và các nhà học thuật. Trong quá khứ, công ty ITRI đã được trợ giúp bằng việc được cung cấp những kết quả nghiên cứuvề phát triển công nghệ mới và nhân lực đào tạo cho công nghiệp. Những công ty có lợi nhuận từ ITRI đã đóng một vai trò quan trọng trong công nghiệp kỹ thuật cao của Đài Loan. Nhưng công năng nghiên cứu và phát triển của ITRI còn xa mới cung cấp đủ cho toàn bộ đất nước. Công năng này chỉ tồn tại trong các trường đại học, do đó trong kỷ nguyên tri thức, công nghiệp Đài Loan không chỉ dựa vào sự nỗ lực mà còn phải cộng tác chặt chẽ hơn nữa với các trường đại học.

2. Thay đổi các biệt lệ trong các trường đại học nhằm cải tổ phát triển mối quan hệ công nghiệp - đại học

Có hàng loạt các lý do chủ chốt về việc thiếu sự thành công trong nỗ lực tạo ra mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa đại học và các công ty. Đầu tiên là vấn đề khích lệ vật chất cho người lao động. Các hệ thống giải thưởng đang tồn tại không cổ vũ các thành viên của các khoa đang làm việc với ngành công nghiệp, trừ phi thành quả hợp tác liên kết này được các công ty đánh giá cao.

Thứ hai, các luật lệ của một số trường đại học chỉ giới hạn ở việc cho thuê mướn các giáo sư đã từng làm việc trong các ngành công nghiệp, có kinh nghiệm thực tiễn giúp cho sinh viên có những kiến thức tốt hơn.

Uỷ ban đã gợi ý rằng các luật lệ của trường đại học cũng như của Chính phủ có liên quan tới việc hợp tác giữa hai bên phải được nới rộng và có khuôn khổ giúp cho việc chuyển giao kỹ thuật thành công. Cũng như việc tư vấn có thể giúp cho tăng lợi nhuận cùng cấp bậc và danh dự cho mỗi cá nhân. Các trường đại học được thúc đẩy thiết lập các chương trình với cấp độ mới với sự tham gia của các thành viên từ các ngành công nghiệp,các công ty cũng được nhấn mạnh cần cung cấp học bổng cho các sinh viên và bắt đầu các chương trình phối hợp mà trong đó các sinh viên có thể học 1 năm, hoặc làm việc cho các công ty trong thời gian đang theo học tại trường.Các trường đại học cũng nên cho phép sinh viên tham dự vào các chương trình phối hợp này.

3. Chuyển giao công nghệ và các vấn đề về Luật sở hữu trí tuệ (IPI)

Một lý do khác cho việc thiếu mối quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học và công nghiệp ở Đài Loan là do sự thiếu kinh nghiệm trong việc thực thi IPI và chuyển giao công nghệ từ hai phía. Để khắc phục điều này, gần đây Ủy ban Khoa học Quốc gia đã phát hành một hướng dẫn về quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu từ những nghiên cứu của các giáo sư và sinh viên đại học do Ủy ban tài trợ. Cũng như vậy, bộ phận hành chính cho công nghiệp vừa và nhỏ của Bộ kinh tế đối ngoại đã cung cấp vốn cho một số trường đại học nhằm thiết lập các trung tâm nuôi cấy tài năng. Các trung tâm này được tổ chức để giúp doanh nghiệp với cơ sở thích hợp,kết hợp với nguồn nghiên cứu và phát triển của các trường đại học nhằm khởi lập các công ty mới dựa trên các công nghệ mới.

Về việc thiết lập các công ty có lợi nhuận phụ trội do các giáo sư hoặc các trường đại học quốc gia sử dụng các nguồn vốn của đại học đã được đưa ra thảo luận nghiêm túc giữa các bên tham gia và bao gồm cả chính phủ để tìm ra giải pháp hợp lý. Hơn nữa, các giáo sư của trường đại học đã được cổ vũ để tiến hành các cuộc nghiên cứu nhằm giúp cho công nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật cơ sở, trong nỗ lực nhằm phát triển những sản phẩm mới.

Các chương trình nghiên cứu có định hướng này rất mới với các giáo sư, và chúng đòi hỏi các quy định và thời hạn  rất khắt khe.

Gần đây, Bộ kinh tế Đài Loan đã thiết lập một chương trình mới để đánh giá những thành tựu to lớn trong nhiều năm của các trung tâm nghiên cứu của trường đại học nhằm mục đích khuyến khích phát triển những chương trình nghiên cứu như vậy trong ngành học thuật và hy vọng ngày càng có nhiều chuyển giao công nghệ được trông đợi từ nỗ lực này.

Những gợi ý và giải pháp mà Uỷ ban kế hoạch giáo dục Đài Loan đưa ra nhằm giữ cho họ có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế tri thức ở kỷ nguyên mới đã và đang được chính phủ thực thi, và đang được nuôi dưỡng cùng với hy vọng trong những năm sắp tới có thể thiết lập nên những trường đại học có tầm cỡ thế giới.

 

tµi liÖu tham kh¶o

1. Robert Elegant, Vận mệnh Châu Á – Thái Bình Dương, Nội cảnh Châu Á ngày nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1994.

2. Cao Huy Quân, Lý Thành (chủ biên), 40 năm kinh nghiệm Đài Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1992.

3. Hồ Vũ, Vài suy ngẫm về thế giới trong thế kỷ 20 và 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 2000.

4. Nguyễn Huy Quý, Kỳ tích kinh tế Đài Loan, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1999.

5. Nhiều tác giả, Thời đại Châu Á trỗi dậy, Nxb Thống kê, Hà Nội – 1997.

6. The Story of Taiwan – Education Development and Prensent Situation, 4/7/2007, Ministry of Education Republic of China (Tăiwan) July 12.2007.

tiết��n�.]�Y để Shite - Eguchi nhớ về cả quãng đời trai trẻ trong quá khứ. Mặc dù ông Eguchi không đeo mặt nạ, người kể chuyện cũng chỉ đứng ở vị trí ngôi thứ ba giấu mặt nhưng trong tác phẩm rõ ràng đã có sự phân vai: một người nhắc và một người nhớ. Trong Người đẹp say ngủ, hơn mười lần ông Eguchi chìm đắm trong suy tư, hồi tưởng thì có tới chín lần, những dòng hồi tưởng dài dằng dặc ấy là kết quả của việc gợi nhắc từ hiện tại.

 

Lần đầu tiên đến ngủ tại “ngôi nhà bí mật”, cơ thể của người đẹp say ngủ ở đây toát ra mùi sữa khiến ông nhớ tới đứa cháu nội đang thời kì bú mẹ và các con gái ông khi đang còn bú sữa và cả “kỉ niệm không vui và làm ông hối tiếc liên quan đến mùi sữa đàn bà”.

Rồi sau đó là những hồi ức, những kỉ niệm triền miên về quá khứ, về những người đàn bà mà ông đã từng trải qua trong cuộc đời và những kỉ niệm, những khoảng thời gian dài, có khi là hàng mấy chục năm về trước ấy đều liên quan đến hiện tại, do hiện tại khơi gợi ra. Cũng tại “ngôi nhà bí mật”, khi nhìn thấy cô gái với núm vú màu trái đào ông liền nhớ tới người yêu đầu tiên, người mà Eguchi đã choáng váng trước vẻ đẹp kì diệu của tấm thân nàng, nhớ tới lúc cùng nàng trốn lên Kyoto dạo chơi trong rừng trúc, lúc gặp lại ở hồ Shinobasu khi nàng đã có chồng, và nhớ tới những giây phút ân ái bên nhau ông đã làm vú nàng rướm máu. Chi tiết này chính là mối liên hệ với thực tại khiến tâm hồn ông ngập tràn những kỉ niệm cũ và cả những suy tư trong hiện tại. Mùi hương và tấm thân đầy sức sống của cô gái khiến ông nghĩ tới “cây trà hoa quắt” ở Subakidera, tới hoa thược dược ở tu viện Yamato, tới hoa trà mi trong dải vườn bao quanh đền thi ca... Nhớ tới “cây trà hoa quắt” ông lại nhớ đến ba cô con gái của mình đặc biệt là cô út với những vướng mắc trong tình yêu và hôn nhân. Nằm bên một người đẹp say ngủ ông cũng muốn được ngủ say như chết và chính ý nghĩ đó đã đưa ông trở về những ngày ở thành phố Kobe với một người đàn bà đã có chồng, có con nhưng thân thể vẫn tuyệt đẹp và khi thức giấc nàng đã kêu lên “đêm qua em ngủ say như chết”. Đối mặt với hiện tại trong “ngôi nhà bí mật”, nhiều lúc ông Eguchi đã có những ý nghĩ quái gở: “Nếu như ông bóp vào cổ họng cô, liệu cái lưỡi kia có giãy giụa không?” và ông liền “nhớ ngày xưa đã có lần ông gặp một cô gái điếm còn nhỏ tuổi hơn cô bé này... Cô bé ấy rất giỏi sử dụng cái lưỡi mỏng và dài”(1), tới việc cô còn rất trẻ con mới mười bốn tuổi – đã xin ông cho đi chơi hội với chúng bạn. Lần cuối cùng đến ngủ tại ngôi nhà này, ông ngủ cùng với một cô gái có đánh son môi, nhìn đôi môi được phủ một lớp son, “bỗng nhiên ông nhớ lại kỉ niệm về một cái hôn”. Và khi có ý định xâm hại đến thân thể cô gái da ngăm đen ngủ cùng với cô gái môi son này với ý nghĩ đó là “người đàn bà cuối cùng trong cuộc đời ta” thì ông Eguchi lại tự hỏi “người đàn bà đầu tiên trong cuộc đời ta là ai nhỉ?... – Chính là mẹ ta” và ông nhớ tới giây phút ông cùng bố ở bên giường mẹ lúc bà hấp hối...

Sự dẫn dắt của người kể chuyện từ những hình ảnh trong hiện tại luôn khiến nhân vật chính trải lòng mình ra với quá khứ. Như vậy sự tương đồng trong cách phân vai giữa Người đẹp say ngủ với kịch No đều được sử dụng như những phương thức khai thác tâm lí nhân vật. Riêng với Người đẹp say ngủ, sự phân vai này còn như một yếu tố dung hòa giữa kĩ thuật dòng ý thức phương Tây hiện đại với sự kế thừa văn hóa truyền thống dân tộc.

4. Ngoài ba yếu tố trên, kịch No và Người đẹp say ngủ còn có thêm một điểm chung nữa là đều có kết cấu năm hồi. Trong một buổi biểu diễn kịch No truyền thống thường có năm vở với các đề tài cốt yếu: người đẹp, yêu ma, thần linh, kẻ điên quân sĩ xen giữa là các vở hài kịch kyogen. Do vậy, một buổi diễn mất khá nhiều thời gian (khoảng bốn đến sáu tiếng đồng hồ) nên ngày nay một buổi diễn No đã được lược bớt chỉ còn hai đến ba vở. Năm hồi của kịch No đề cập đến năm yếu tố khác nhau nhưng vẫn có sự liên hệ mật thiết. Dù là thần linh, yêu ma hay người đẹp, quân sĩ hoặc thậm chí kẻ điên thì họ cũng đều là những linh hồn của cuộc sống, thuộc về bản chất nhiều chiều của con người. Ai dám phủ nhận thẳm sâu trong tâm hồn mình lại không có một chút dáng nét nào của kẻ điên hay người hùng?

Kết cấu năm hồi cũng hiện diện trong Người đẹp say ngủ dù đây chỉ là một tiểu thuyết ngắn. Hơn một trăm trang sách được chia làm năm phần tương ứng với năm lần ông Eguchi đến ngôi nhà bí mật để ngủ với các mĩ nhân khỏa thân đã bị đánh thuốc mê. Nếu trong cùng một vở diễn nhưng mỗi kịch bản No lại có một đề tài khác nhau thì chuyện ông Eguchi đến ngủ ngôi nhà bí mật cũng vậy, năm đêm là năm sự kiện riêng biệt với những nhân vật không trùng lặp. Năm lần đến lữ điếm, ông lão được thưởng thức những tòa thiên nhiên lộng lẫy, mỗi tối một cô, thậm chí lần cuối cùng ông được ngủ cùng lúc với hai cô gái. Họ ngủ say, không quần áo, trang sức để có thể phân biệt người này với người kia nhưng những đường nét trên cơ thể, trên khuôn mặt họ lại gây ấn tượng mạnh với ông Eguchi, thúc đẩy dòng liên tưởng, nối liền giữa quá khứ và hiện tại của cuộc đời ông già sáu mươi bảy tuổi. Năm hồi này quả thực có quan hệ hết sức mật thiết.

Ngoài các yếu tố về mặt kết cấu như đã kể trên, thì Người đẹp say ngủ cũng mang đậm Thiền vị dù là một tác phẩm viết về hành trình tìm kiếm thanh xuân. Vị khách già đến lữ điếm, yên lặng thưởng thức, đắm chìm vào suy nghĩ trước các người đẹp được ví là “Phật sống”. Cuối cùng Eguchi (hay các ông già nói chung) có đạt ngộ để thoát khỏi khát khao “kéo dài tuổi xuân đã mất” hay vẫn tiếp tục vòng tìm kiếm luân hồi ? Điều này không có câu trả lời chính xác. Đó là một cái kết mở, cái kết để phân biệt giữa Kawabata và No.

Sức sống của No quả là bất diệt. No để lại dấu ấn mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Kế thừa văn hóa truyền thống không hề làm giảm đi bản sắc sáng tạo cá nhân của người nghệ sĩ nói chung và Kawabata nói riêng, ngược lại, chính từ sự kế thừa đó, nhà văn đã để lại cho độc giả những tác phẩm bất hủ. Những di sản ấy không chỉ đại diện cho cái đương thời hay cá nhân mà còn mang tính cộng đồng và vĩnh viễn bởi phạm vi phản ánh luôn là những vấn đề muôn thuở của con người.

 

CUNG HỮU KHÁNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Shuichi Kato, A history of Japanese Literature, 3 vols, Kodansha International, Tokyo, New York, London 1990.

2. Donald Keene, Dawn to the West, Henry Holt and Co., New York, 1984.

3. Bentino Ortolani, The Japanese theatre, Princeton University press, New Jersey, 1995.

4. Tuyển tập Y. Kawabata, Nhiều người dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2001.

5. Nhật Chiêu, Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Khoa ngữ văn và Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh, 1997.



(1) Xin xem Donald Keene, Dawn to the West, Henry Holt and Co., New York 1984.

(1) Yasunary Kawabata, Tuyển tập Y. Kawabata, Nhiều người dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2001, tr. 453.

0thảo luận