Trang chủ

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Ở DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NHÂN VIỆT NAM

Đăng ngày: 20-04-2012, 13:32 | Danh mục: Ấn Phẩm

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Ở DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NHÂN VIỆT NAM

 

Tác giả: T.S Phạm Quý Long

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008, 320 trang

Kí hiệu: Vv1726

Ngày nay, Nhật Bản vẫn là một cường quốc về kinh tế và đứng thứ hai thế giới về quy mô và trình độ phát triển. Trong nhiều kết quả nghiên cứu về nền kinh tế Nhật Bản cho thấy, một trong nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên sự thành công về kinh tế của Nhật Bản là nhờ có mô hình quản lý nguồn nhân lực độc đáo, hiện hữu ở trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Mô hình quản lý này đã phát huy được tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi và hoàn thiện hơn theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đối với tiến trình cổ phần hoá và đổi mới quản lý ở doanh nghiệp nhà nước. Việc học hỏi các hình thức quản lý khác nhau trên thế giới, trong đó có quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Nhật Bản, là vô cùng cần thiết và hữu ích. Nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với sự chuyển đổi mô hình quản lý nguồn nhân lực Nhật Bản và những bài học cho Việt Nam, T.S Phạm Quý Long đã cho ra đời cuốn “Quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam” gồm 3 chương với nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành mô hình quản lý nguồn nhân lực trong doanh nhân Nhật Bản. Trong đó tác giả trình bày khái niệm, bản chất và vai trò quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Tư tưởng và lý thuyết quản lý lao động. Cơ sở hình thành mô hình quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhật Bản.

Chương 2: Những nội dung chủ yếu trong mô hình quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản. Trong chương này, tác giả trình bày đặc điểm truyền thống trong mô hình quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản. Những nhân tố cơ bản tác động tới xu hướng biến đổi trong mô hình quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản. Một số xu hướng biến đổi chủ yếu trong nội dung quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1990 đến nay.

Chương 3: Khả năng và điều kiện vận dụng kinh nghiệm Nhật Bản trong quản lý nguồn nhân lực ở doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó tác giả trình bày một số bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu mô hình Nhật Bản. Hiện trạng hoạt động của doanh nghiệp và đặc điểm quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam. Khả năng và điều kiện vận dụng kinh nghiệm Nhật Bản trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Với 320 trang, lối trình bày khoa học, dễ hiểu, tác giả đã hệ thống hoá và lý giải một cách hoàn chỉnh các nội dung cốt lõi của quản lý nguồn nhân lực trong các daong nghiệp Nhật Bản. Đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm của Nhật Bản có thể vận dụng trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Cuốn sách là tài liệu thực sự bổ ích dành cho các nhà quản lý nói chung và các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực. Đặc biệt cuốn sách đã cung cấp những bài học kinh nghiệm sát thực và quý báu cho Việt Nam.

Thực hiện Hà Thị Hậu

0thảo luận