Trang chủ

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch COVID-19

Đăng ngày: 19-06-2023, 09:55 | Danh mục: Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 3

Trần Hoàng Long1, Trần Thị Hải Yến2

 

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, “Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 cả hai nước cùng đối mặt với nhiều khó khăn, đại dịch đã tác động đến quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực. Hai quốc gia phải hủy/hoãn một số hoạt động đối ngoại, hợp tác lao động, du lịch chịu tác động mạnh mẽ hầu như bị ngưng trệ. Tuy nhiên, hai bên vẫn duy trì viếng thăm cấp cao bằng nhiều hình thức linh hoạt, quan hệ chính trị - ngoại giao, kinh tế giữa hai nước vẫn được củng cố và tăng cường. Bài viết xuất phát từ những tác động đại dịch COVID-19, sự biến đổi của môi trường quốc tế và khu vực và phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trên một số lĩnh vực chính, đưa ra một số đánh giá về mối quan hệ này.

Từ khóa: Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, chính trị - ngoại giao, đại dịch COVID-19

 

 

T

rong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhiều biến động, cùng với đó là sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 từ[1]cuối năm[2]2019, việc tăng cường hoạt động ngoại giao của Nhật Bản là vô cùng quan trọng nhằm khẳng định vai trò và vị thế của “đất nước Mặt trời mọc” đối với cộng đồng quốc tế. Những nỗ lực gần đây của Nhật Bản trong việc đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia, Philippines và đặc biệt là Việt Nam, đã minh chứng rõ quyết tâm nói trên của quốc gia này. Là một trong những nền kinh tế phát triển của khu vực, Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong khu vực có nền kinh tế năng động. Cùng với đó là “chính sách đối ngoại đa phương và cân bằng nước lớn” của Chính phủ Việt Nam, mà Nhật Bản chính là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Những nhân tố nói trên đã tạo ra “chất xúc tác” cho mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển đi vào chiều sâu và hiệu quả.

1. Những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Thứ nhất, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đòi hỏi sự đoàn kết tương trợ nhiều hơn giữa các quốc gia trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. COVID-19 hiện là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại hiện nay. Đại dịch này đã khẳng định sự phá bỏ giới hạn biên giới giữa các quốc gia trong việc phải nhận các tác động tiêu cực từ nó. Bối cảnh toàn cầu hóa và sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán - Trung Quốc, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về hoạt động tương trợ giữa các quốc gia để có thể giải quyết đại dịch một cách hiệu quả. Sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại, chuỗi cung ứng và du lịch đã tạo ra những lỗ hổng đối với sự phát triển của dịch bệnh. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng không thể tự đối phó với khủng hoảng thông qua mạng lưới sản xuất trong nước. Các chuỗi cung ứng tích hợp toàn cầu đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau trong nhập khẩu vật tư y tế, khẩu trang, dược phẩm, máy móc và thiết bị y tế. Do vậy, các quốc gia cần phải hợp tác, chia sẻ kiến thức và nguồn lực chống lại thảm họa mang tính toàn cầu. Trong bối cảnh như vậy, Nhật Bản và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hướng chung của thế giới. Trên nền tảng của mối quan hệ hữu nghị, lòng tin chiến lược, hai quốc gia cùng có trách nhiệm và nhu cầu trong việc thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, để đẩy lùi dịch bệnh, cùng duy trì và phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

Thứ hai, căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung đặt ra những yêu cầu mới về liên kết kinh tế. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã đặt ra một yêu cầu rất lớn đối với nhiều tập đoàn, công ty trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các địa điểm có chi phí thấp hơn, như: Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Mặc dù do tác động từ đại dịch COVID-19, hoạt động tái cấu trúc đang có những chuyển biến chậm, tuy nhiên khi khả năng miễn dịch cộng đồng tại khu vực này được đảm bảo thì xu hướng này sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do được thực hiện như RCEP, CPTPP, đều có sự tham gia của các nền kinh tế đầy triển vọng ở châu Á - Thái Bình Dương như: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia… đã càng tạo thêm động lực để thúc đẩy thương mại toàn cầu cũng như cung cấp thêm các điều kiện thuận lợi cho quá trình liên kết giữa các nền kinh tế. Đối với riêng Việt Nam, quốc gia này đang thể hiện được “sự hấp dẫn” đối với các công ty sản xuất đa quốc gia. Một nghiên cứu do Natixis SA thực hiện, dựa trên các yếu tố như nhân khẩu học, giá thành lao động, môi trường kinh doanh và khả năng hậu cần, đã đánh giá 7 nền kinh tế châu Á mới nổi là lựa chọn sản xuất thay thế cho Trung Quốc, trong đó Việt Nam được xếp ở vị trí số 1[3]. Vị trí gần Trung Quốc, lực lượng lao động có kỹ năng ngày càng tăng, chi phí lao động cạnh tranh và sự ổn định chính trị khiến Việt Nam trở thành một điểm đến lý tưởng. Bên cạnh đó là sự tham gia vô cùng tích cực của quốc gia này đối với các cơ chế kinh tế đa phương như CPTPP, RCEP hay EVFTA. Đối với Nhật Bản, quốc gia này cũng đang thực hiện xu hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. Năm 2021, Chính phủ Nhật Bản đã bổ sung thêm 222,5 tỷ yên (2,1 tỷ USD) để giúp tài trợ cho các dự án nâng cao sản xuất trong nước hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ở châu Á, trong đó nhấn mạnh vào khu vực Đông Nam Á[4]. Những “điểm gặp gỡ” trong nhu cầu liên kết kinh tế của Việt Nam và Nhật Bản đã tạo ra động lực mới cho sự hợp tác phát triển trong quan hệ hai nước.

Trong bối cảnh nói trên, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi phải “cân bằng” giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, nhằm đảm bảo chính sách không liên kết với nước này để chống lại nước kia. Chính vì vậy, việc chủ động tham gia hợp tác tích cực hơn với các thành viên khác như Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam định hình rõ hơn về kế hoạch hành động cụ thể của chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP). Năm 2019, ASEAN đã chính thức công bố “Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” nhằm củng cố quyền tự chủ chiến lược của khối[5]. Việc Việt Nam gia tăng hợp tác hơn nữa với các thành viên của Bộ tứ Kim cương như Nhật Bản sẽ giúp nước này tận dụng các lợi ích kinh tế, thương mại và đầu tư của FOIP bằng cách tham gia vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực quốc phòng - an ninh, đồng thời tích cực thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như tăng cường các diễn đàn đa phương để đạt được các lợi ích chiến lược chung. Hợp tác với Nhật Bản tích cực hơn nữa sẽ là một trong những “lựa chọn khôn khéo” để Việt Nam tham gia tích cực vào FOIP mà không làm suy yếu lợi ích địa chính trị của chính mình.

Thứ ba, vai trò của Nhật Bản và tầm quan trọng của Việt Nam trong chiến lược Ấn Độ-  Thái Bình Dương: tự do và rộng mở tạo thêm sự gắn kết cho quan hệ hai nước. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực vô cùng quan trọng cho hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Khi cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gia tăng, Nhật Bản là nhân tố được kì vọng lớn nhất để đảm nhận “vai trò trụ cột” dẫn dắt trong khu vực. Chính phủ Nhật Bản đã từng khẳng định rằng “Ý tưởng cốt lõi của khái niệm FOIP là thiết lập một trật tự thuân thủ luật pháp quốc tế và củng cố các nguyên tắc như thương mại tự do, tự do hàng hải và pháp quyền, vốn rất cần thiết cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực”[6]. Hiện tại, yêu cầu về việc Nhật Bản đảm nhận vai trò lãnh đạo tích cực hơn ở khu vực, đặc biệt là ở Đông Nam Á, một hành lang chiến lược quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, càng trở nên rõ ràng. Bởi Nhật Bản là quốc gia duy nhất có thể đóng vai trò là một điều phối viên tích cực, hiệu quả. Một nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) công bố vào tháng 1 năm 2020 cho thấy các quốc gia này ưu tiên mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản như một hàng rào chống lại sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc[7]. Một cuộc khảo sát khác của CSIS vào cuối năm 2019 cũng cho thấy kỳ vọng của ASEAN đối với Nhật Bản, đặc biệt là về kinh tế, cao gần bằng kỳ vọng của họ đối với Mỹ và Trung Quốc[8].

Thứ tư, Việt Nam và Nhật Bản đều chịu những áp lực an ninh từ những tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Rõ ràng, sự cứng rắn và phớt lờ luật pháp quốc tế ngày một gia tăng của Trung Quốc trong các vấn đề khu vực và các vùng biển tranh chấp, đã khiến cho các quốc gia trong khu vực thể hiện những quan ngại và bất an. Mối quan tâm chung về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam áp dụng chiến lược “cân bằng mềm” mà Nhật Bản là một trong những lựa chọn thích hợp để cân bằng. Trong khi đó Nhật Bản đã tích cực thực hiện một đường lối đối ngoại tự lực và chính sách quốc phòng chủ động bằng việc mở rộng mạng lưới chiến lược của mình tới Đông Nam Á, và Việt Nam là một điểm đến quan trọng. Việt Nam thực sự quan tâm đến việc duy trì một trật tự khu vực dựa trên tuân thủ luật pháp quốc tế và một cấu trúc an ninh khu vực không bị chi phối bởi bất kỳ cường quốc nào.

Thứ năm, Nhật Bản giai đoạn hậu Abe phần lớn đã thực hiện đường lối đối ngoại mang tính kế thừa. Trong quan hệ với Việt Nam, mục tiêu thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn và sâu sắc hơn cũng vẫn được tiếp tục triển khai bởi các xu hướng địa chiến lược, đặc biệt là cạnh tranh Mỹ - Trung. Về uy tín chính trị, rõ ràng Nhật Bản luôn được đánh giá là một trong những đối tác quan trọng không chỉ với Việt Nam mà còn với cả khu vực Đông Nam Á. Về sức mạnh kinh tế, việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Nhật Bản từ Trung Quốc đến Đông Nam Á cũng tiếp tục mở đường cho sự hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài ra, xã hội Nhật Bản là một xã hội “người cao tuổi”, với hơn 20% dân số trên 65 tuổi, cũng như dân số ngày càng giảm, gây ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế Nhật Bản trong tương lai. Dân số ngày càng thu hẹp đồng nghĩa với việc thị trường trong nước nhỏ hơn và lực lượng lao động giảm, tạo ra tác động đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Trong khi đó, dân số Việt Nam tương đối trẻ, điều này không chỉ hứa hẹn một nguồn cung lao động dồi dào mà còn là một thị trường mới đầy hứa hẹn cho các sản phẩm và công nghệ của Nhật Bản. Là một quốc gia đang phát triển cố định trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển, Việt Nam có thể hưởng lợi từ các dòng vốn đầu tư và công nghệ từ Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhờ vị trí nằm ở cửa ngõ Đông Nam Á, Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong đầu tư cơ sở hạ tầng của Nhật Bản. Trong những năm gần đây, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tại Việt Nam luôn đứng trước những nghi ngại về chất lượng và tiến độ. Những điều này đã tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho Nhật Bản trong việc cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, Nhật Bản đã luôn giữ vững vị trí số 1 về đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, với tổng giá trị là 208 tỷ USD so với 69 tỷ USD của Trung Quốc[9]. Sự hội tụ của những lợi ích chiến lược nói trên này đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ hai nước, hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển bền chặt hơn nữa của quan hệ Việt - Nhật trong tương lai còn nhiều biến động của thế giới, khu vực và tác động của đại dịch COVID-19.

2. Thực trạng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh đại dch COVID-19

Trong nhiệm kì thứ hai của Thủ tướng Abe Shinzo, quan hệ Việt - Nhật trở nên mật thiết và hiệu quả hơn trong quan hệ song phương, phối hợp và ủng hộ chặt chẽ với nhau trong các diễn đàn đa phương. Việt Nam và Nhật Bản cũng đã phối hợp chặt chẽ trong chương trình nghị sự ở Liên Hợp Quốc, ASEAN, hợp tác sông Mekong… Mối quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản vì thế đã có được cơ sở thuận lợi để đạt được những bước tiến dài trong thời gian qua:

2.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Hiện nay, quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và có sự tin cậy cao thông qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, cũng như các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành[10]. Nền tảng vững chắc cho quan hệ giữa hai quốc gia là lãnh đạo hai nước nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào thịnh vượng chung của khu vực và thế giới[11]. Sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện của quan hệ Việt - Nhật có thể coi là một trong những “di sản ngoại giao” của Thủ tướng Abe để lại sau khi ông từ chức. Người kế nhiệm, Thủ tướng Suga Yoshihide, cũng đã thể hiện sự tiếp tục trong định hướng đối ngoại này. Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga Yoshihide chính là tới Việt Nam và Indonesia vào tháng 10 năm 2020 đã khẳng định quyết tâm của Nhật Bản trong việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á nói chung và với Việt Nam nói riêng. Chuyến thăm đặt mục tiêu tăng cường quan hệ an ninh trong bối cảnh lo ngại về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, khiến Nhật Bản tìm kiếm sự “ủng hộ” từ các nước ở Đông Nam Á. Thủ tướng Suga Yoshihide đã trả lời phóng viên trước khi rời sân bay ở Tokyo rằng: “Tôi muốn thể hiện quyết tâm đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng trong khu vực, hướng tới hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở”[12]. Trong bài phát biểu tại Đại học Việt - Nhật, Thủ tướng Suga Yoshihide một lần nữa khẳng định “Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và nhất quán ủng hộ việc duy trì pháp quyền trên các vùng biển”[13]. Những tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản đã thể hiện rõ quyết tâm trong đảm bảo an ninh và hòa bình khu vực. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Suga Yoshihide đã chứng kiến lễ trao đổi 12 văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước với tổng trị giá gần 4 tỷ USD[14]. Các thỏa thuận giữa hai bên tập trung chủ yếu trong lĩnh vực: kinh tế, an  ninh - quốc phòng và y tế.

Chuyến thăm Nhật Bản từ ngày 22 đến 25/11/2021 của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã trở thành chuyến thăm của lãnh đạo cao cấp nước ngoài đầu tiên tới Nhật Bản từ khi Thủ tướng Fumio Kishida lên cầm quyền. Trong bài phát biểu hội đàm giữa hai thủ tướng, Thủ tướng Kishida đã khẳng định rằng “Việt Nam là một đối tác quan trọng, người nắm giữ chìa khóa để đạt được “một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”[15]. Chiến lược này được coi là một tầm nhìn nhằm “kiềm chế” các yêu sách lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp. Trong cuộc hội đàm, các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Việt Nam đã bày tỏ quan ngại nghiêm túc về tình hình ở Biển Đông và bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng, đồng thời nhất trí hợp tác để duy trì các tuyến đường biển tự do và rộng mở khi căng thẳng leo thang. Mục đích chính chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhằm tăng cường, củng cố quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng” Việt Nam - Nhật Bản đi vào thực chất hơn, hiệu quả hơn, xứng tầm với quan hệ đối tác chiến lược trên các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh cả hai nước đều cần phục hồi kinh tế để khắc phục hậu quả tiêu cực của đại dịch COVID-19, chuyến thăm góp phần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thiết yếu, phù hợp với nhu cầu và khả năng của hai bên trên các lĩnh vực về chuyển đổi số, hợp tác y tế, hạ tầng giao thông, chống biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh… Nhật Bản cũng đã đồng ý hỗ trợ tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam bằng cách đẩy nhanh viện trợ đóng các tàu tuần tra. Đặc biệt, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 11 mà Nhật Bản ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng[16].

Hai chuyến thăm điển hình của lãnh đạo cấp cao hai nước đã thể hiện khá rõ nét quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh COVID-19 và những biến chuyển của tình hình khu vực. Sự coi trọng lẫn nhau trong thứ tự ưu tiên ngoại giao đã thể hiện rõ tầm quan trọng và lòng tin chiến lược mà hai bên dành cho nhau.

2.2. Trong lĩnh vực kinh tế

Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Suga Yoshihide đã trở thành bước đệm củng cố chiến lược của Nhật Bản trong việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng của mình tại châu Á. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một “điểm đến thay thế hấp dẫn cho các công ty Nhật Bản dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc”. Trong bối cảnh chịu tác động từ đại dịch COVID-19, Nhật Bản đã chủ động đưa ra gói kích thích tài chính trị giá 23,5 tỷ yên nhằm hỗ trợ các công ty của mình chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á[17]. Còn Việt Nam lại nổi lên như một điểm đến hấp dẫn với nguồn lao động giá rẻ, chính trị ổn định và khá thành công trong quá trình kiểm soát dịch COVID-19 đã bày tỏ sự sẵn sàng của Việt Nam trong việc hỗ trợ các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản[18]. Trong một cuộc khảo sát trực tuyến năm 2019, do Công ty NNA Japan thực hiện, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá Việt Nam là điểm đến được ưa thích nhất ở châu Á để đầu tư vào năm 2020[19]:

Về thương mại song phương, năm 2020, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam - Nhật Bản đạt 39,6 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6% so với 2019, trong đó xuất khẩu đạt 19,3 tỷ USD, giảm 5,2% và nhập khẩu 20,3 tỷ USD, tăng 4,1%[20]. Những sụt giảm này là do tác động đến từ đại dịch COVID-19 giai đoạn đầu đã làm ngưng trệ quá trình trao đổi thương mại giữa các quốc gia. Tuy nhiên, khi bước vào năm 2021, kim ngạch thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã ghi nhận kỷ lục mới với giá trị đạt 42,7 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,13 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2020, và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản đạt gần 22,65 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm 2020. Năm 2021, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc.

Đặc biệt, chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide đến Việt Nam đã mở ra hàng loạt thỏa thuận kinh tế mới giữa hai bên. Điển hình là các thỏa thuận năng lượng như MoU giữa Công ty Khí đốt Tokyo, Tập đoàn Marubeni và Tập đoàn Điện lực Dầu khí Việt Nam nhằm phát triển các dự án nhiệt điện khí tại tỉnh Quảng Ninh và thành phố Cần Thơ[21]. Hai dự án này khi đi vào hoạt động sẽ giúp tăng cường nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam đồng thời góp phần bù đắp sản lượng khí đốt suy giảm cùng những thách thức thăm dò ngoài khơi ở Biển Đông hiện nay trong bối cảnh vấn đề Biển Đông vẫn chưa có chiều hướng giảm căng thẳng.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật Bản với tâm điểm là hợp tác kinh tế đã chứng kiến ký kết những thỏa thuận quan trọng giữa hai nước. Trong hai năm qua, cùng với sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các chính sách kiểm soát dịch bệnh đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam. Để góp phần tháo gỡ khó khăn và tiếp tục thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) cũng như các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản trong lĩnh vực: năng lượng, giao thông, y tế và thương mại. Thủ tướng cũng tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt - Nhật tại Tokyo và hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Tochigi. Chuyến thăm cũng chứng kiến 44 văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp hai nước được ký kết; trong đó có các thỏa thuận hợp tác kinh tế với trị giá hàng tỷ USD như: đầu tư nhà máy điện Lạng Sơn trị giá 1,75 tỷ USD; dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối bò thịt tại Vĩnh Phúc trị giá 500 triệu USD; thỏa thuận hợp tác phát triển khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá 250 triệu USD… Những kết quả này đã cho thấy thực trạng và tiềm năng hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Về đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2019, hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư ở Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ 2 trong các quốc gia có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 59,3 tỷ USD, chiếm 16,7%[22]. Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến phức tạp vào năm 2020, vốn đầu tư trực tiếp từ các công ty Nhật Bản vào Việt Nam đã giảm 43% trong 3 quý đầu. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu chiến dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tình hình đầu tư của Nhật Bản tại đây đã có sự gia tăng rõ rệt. Đến tháng 11 năm 2021, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn FDI của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, và tăng 54% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, trong 11 tháng đầu năm 2021, Nhật Bản đã đầu tư 183 dự án mới vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký đạt 2,7 tỷ USD. Trong đó, có 2 dự án quy mô lớn, bao gồm: dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn II có tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD tại Cần Thơ và dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vinva công suất 800.000 tấn/năm có tổng vốn đăng ký 611,4 triệu USD đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc[23]. Một điểm nhấn khác, kết quả khảo sát của JETRO cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp dự báo có lãi trong năm 2021 là 54,3%, tăng 4,7 điểm so với năm trước. Trong khi tỷ lệ doanh nghiệp bị lỗ là 28,6%, giảm 1,5 điểm so với năm trước[24]. Có thể thấy, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng, tích cực, bất chấp khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch COVID-19, thể hiện niềm tin của doanh nghiệp Nhật Bản cũng như sức hút của thị trường Việt Nam.

2.3. Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng

Việt Nam và Nhật Bản đều chia sẻ những lo ngại sâu sắc đối với những hành động cứng rắn và áp đặt ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là với các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Chính vì vậy, nhận thức về “mối đe dọa Trung Quốc” đã trở thành “động lực vô hình” thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản trở nên mật thiết hơn. Ngoài ra, một yếu tố khác có thể thúc đẩy quan hệ an ninh Việt Nam - Nhật Bản là chiến lược FOIP của Nhật Bản. Trong chiến lược này, Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN - trung tâm trong cấu trúc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: tự do và rộng mở cũng như cam kết quốc phòng của Nhật Bản đối với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trên thực tế, Nhật Bản và Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực an ninh, đặc biệt là an ninh hàng hải. Tháng 10 năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã ký một bản ghi nhớ “hợp tác và trao đổi quốc phòng” khác “quy định các cuộc đàm phán cấp thứ trưởng thường xuyên” và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tàu chiến Nhật Bản ghé thăm các cảng và tiến hành các hoạt động chung tại Việt Nam[25]. Tháng 3 năm 2020, Nhật Bản đồng ý chuyển giao công nghệ đóng tàu quân sự cho Việt Nam, tiếp tục tăng cường quan hệ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Tháng 7 năm 2020, JICA đã ký một thỏa thuận cho vay, cung cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần tra bảo vệ bờ biển trị giá 345 triệu USD. Dự án là “hợp đồng tàu tuần tra hàng hải đầu tiên” giữa hai nước, cung cấp tài chính cho Cảnh sát biển Việt Nam trong việc mua sắm tàu, hỗ trợ cải thiện hoạt động cứu nạn hàng hải và thực thi pháp luật hàng hải”[26]. Chuyến thăm của Thủ tướng Suga Yoshihide tới Việt Nam cũng đánh dấu việc chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng cho Việt Nam, bao gồm cả máy bay tuần tra và radar[27].

Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 9 năm 2021, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã thăm chính thức Việt Nam, tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang. Hai người đồng cấp đã đánh giá cao hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia trong thời gian qua; trao đổi về tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm, trong đó có tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông và biển Hoa Đông, hai bên tái khẳng định sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế[28]. Hai bộ trưởng cũng trao đổi về phương hướng hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản trên cơ sở quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đã bước vào giai đoạn phát triển mới; xác nhận việc hai nước ký kết “Thỏa thuận chuyển giao trang bị, công nghệ quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản”[29]. Hai bên sẽ tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đặc biệt là các chương trình giao lưu cấp cao và hợp tác đa phương, nhằm đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới[30]. Chuyến thăm góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước đi vào hiệu quả hơn.

2.4. Trong lĩnh vực viện trợ y tế

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động trao tặng khẩu trang đối với chính phủ và nhân dân Nhật Bản. Ngày 16/4/2020, tại trụ sở Chính phủ diễn ra lễ trao tặng vật tư y tế của Chính phủ và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Chính phủ, nhân dân Nhật Bản (với tổng trị giá 100.000 USD, bao gồm khẩu trang và các vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam)[31]; ngày 18/05/2020, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trao tặng 140.000 khẩu trang y tế cho Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio[32]. Ngày 20/5,  tại Cục Đối ngoại, Bộ Công an đã diễn ra lễ trao tặng 10.000 khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Công an Việt Nam cho Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản”[33]...

Nhật Bản cũng đã dành cho Việt Nam sự hỗ trợ lớn như: khoản viện trợ phi dự án “Cung cấp trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện cấp trung ương”. Mục tiêu là nhằm hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp các trang thiết bị y tế đối với 4 bệnh viện gồm: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện C Đà Nẵng và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, nhằm hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do COVID-19. Tổng giá trị khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 2 tỷ yên Nhật, tương đương gần 500 tỷ đồng, được thực hiện trong khoảng thời gian 18 tháng, từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2022[34].  Trong năm 2020, Nhật Bản cũng đã hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 19 triệu USD cùng các bộ xét nghiệm, quần áo bảo hộ, khẩu trang... Tính đến hết năm 2021, chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã hỗ trợ cho Việt Nam 5,6 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 và nhiều trang thiết bị, vật tư y tế khác[35]. Đặc biệt, trong suốt thời gian ứng phó với đại dịch, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có nhiều cuộc điện đàm trao đổi, tăng cường hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam cũng như giữa Nhật Bản - Việt Nam và các nước trong đối phó với đại dịch COVID-19. Đây thực sự là một minh chứng cho sự hợp tác bền chặt giữa hai chính phủ trong lĩnh vực viện trợ y tế nói chung và ứng phó với đại dịch nói riêng.

Kết luận

Tuy gặp rất nhiều khó khăn do tác động bởi đại dịch COVID-19, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua đã có những bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh – quốc phòng, phòng chống dịch COVID-19. Quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang đứng trước những vận hội phát triển mới đầy triển vọng. Những nền tảng tốt đẹp của lịch sử hợp tác và tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai bên sẽ là động lực để quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới tươi sáng hơn nữa, nhằm tạo ra sự gắn kết giữa hai dân tộc, hai đất nước ngày càng bền chặt, sâu sắc, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới[36].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. “Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm thị trường Việt Nam”, Báo điện tử Đảng Cộng sản, https://dangcongsan.vn/kinh-te/nhieu-doanh-nghiep-nhat-ban-quan-tam-thi-truong-viet-nam-563184.html.
  2. “Thủ tướng Nhật Bản kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam”, Báo điện tử Chính phủ, https://baochinhphu.vn/thu-tuong-nhat-ban-ket-thuc-tot-dep-chuyen-tham-viet-nam-102281036.htm.
  3. Bộ Y tế (2021), “Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp nhận hơn 1,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Nhật Bản viện trợ Việt Nam”, https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/bo-truong-bo-y-te-tiep-nhan-hon-1-5-trieu-lieu-vaccine-phong-covid-19-cua-nhat-ban-vien-tro-viet-nam.
  4. Bảo hiểm xã hội (2020), “Nhật Bản viện trợ gần 500 tỷ đồng giúp Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19”, https://www.bao hiemxahoi.gov.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=15421&IsTA=False.
  5. “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, tin cậy của nhà đầu tư Nhật Bản”, Báo Thái Nguyên, https://baothainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/viet-nam-van-la-diem-den-hap-dan-tin-cay-cua-nha-dau-tu-nhat-ban-297308-108.html.
  6. Tỉnh ủy Quảng Trị (2020), “Thủ tướng Abe Shinzo và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ Việt-Nhật”, https://tinhuyquangtri.vn/ thu-tuong-abe-shinzo-va-mong-muon-lam-sau-sac-hon-quan-he-viet-nhat.
  7. “Vietnam, Japan to maintain strategic ties after Abe”, Asia Times, https://asiatimes. com/2020/09/vietnam-japan-to-maintain-strategic-ties-after-abe/.
  8. “Powers, Norms, and Institutions, The Future of the Indo-Pacific from a Southeast Asia Perspective”, CSIS, https://csis-website-prod.s3. amazonaws.com/s3fs-public/publication/20624_Green_PowersNormsandInstitutions_WEB%20FINAL%20UPDATED.pdf.
  9. Department of ASEAN Affairs, Ministry of Foreign Affairs of Thailand (2019), “ASEAN Outlook on the Indo-Pacific”, https://asean2019. go.th/en/news/asean-outlook-on-the-indo-pacific/
  10. Cabinet Public Affairs Office (2020), “Building together the future of Indo-Pacific: Speech by the Prime Minister at the Vietnam - Japan University”, https://japan.kantei.go.jp/ 99_suga/statement/202010/_00002.htmlIsabel Reynolds, Emi
  11. Isabel Reynolds (2020), “Vietnam lands defence deal with Japan amid China tension”, The Sydney Morning Herald, https://www. smh.com.au/world/asia/vietnam-lands-defence-deal-with-japan-amid-china-tension-20201019-p566kp.html.
  12. “The State of Southeast Asia: 2020 Survey Report”, ISEAS, https://www.iseas. edu.sg/wp-content/uploads/pdfs/TheStateo fSEASurveyReport_2020.pdf.
  13. “Japan, Vietnam leaders affirm defense, economic cooperation”,  Kyodo News, https:// english.kyodonews.net/news/2020/10/f8536e95c87d-update2-japan-vietnam-leaders-affirm-cooperation-in-s-china-sea.html.
  14. Kyssha Mah (2019), “Supply Chain Shifts from China to Vietnam”, Vietnam Briefing, https://www.vietnam-briefing.com/ news/supply-chain-shifts-china-vietnam.html/.
  15. “Japan Boosts Incentives to Counter China’s Factory Dominance”, Bloomberg, https://www.bloomberg.com/news/newsletters/2021-02-03/supply-chains-latest-japan-adds-incentives-to-counter-china-inc.
  16. MOFA (2020), Diplomatic Bluebook, Tokyo, pp. 8.
  17. “Japan, Vietnam express serious concern about South China Sea”, The Asahi Shimbun, https://www.asahi.com/ajw/articles/ 14488350.
  18. Vietnam Government News (2020), Japanese PM Suga arrives in Ha Noi for three-day official visit, https://en.baochinhphu. vn/print/japanese-pm-suga-arrives-in-ha-noi-for-three-day-official-visit-11139526.htm.
  19. Xavier Vavasseur (2020), “Japan to Build Six Patrol Vessels For Vietnam’s Coast Guard,” Naval News, https://www.Nava lnews.com/naval-news/2020/08/japan-to-build-six-patrol-ships-for-vietnams-coast-guard/.

 




[1] TS., Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[2] TS., Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

[3] Kyssha Mah (2019), “Supply Chain Shifts from China to Vietnam”, Vietnam Briefing, https://www.vietnam-briefing.com/news/supply-chain-shifts-china-vietnam. html/,truy cập ngày 05/02/2022.

[4] Bloomberg (2021), “Japan Boosts Incentives to Counter China’s Factory Dominance”, https://www.bloomberg. com/news/newsletters/2021-02-03/supply-chains-latest-japan-adds-incentives-to-counter-china-inc, truy cập ngày 05/02/2022.

[5] Department of ASEAN Affairs, Ministry of Foreign Affairs of Thailand (2019), “Asean Outlook on the Indo-Pacific”, https://asean2019.go.th/en/news/asean-outlook-on-the-indo-pacific/,  truy cập ngày 05/02/2022.

[6] MOFA (2020), Diplomatic Bluebook, Tokyo, pp. 8.

[7] ISEAS (2020), “The State of Southeast Asia: 2020 Survey Report”, https://www.iseas.edu.sg/wp-content/ uploads/pdfs/TheStateofSEASurveyReport_2020.pdf, truy cập ngày 06/02/2022.

[8] CSIS (2020), Powers, Norms, and Institutions, “The Future of the Indo-Pacific from a Southeast Asia Perspective”, https://csis-website-prod.s3.amazonaws. com/s3fspublic/publication/20624_Green_PowersNormsandInstitutions_WEB%20FINAL%20UPDATED.pdf, truy cập ngày 06/02/2022.

 

[9] Asia Times (2020), Vietnam, Japan to maintain strategic ties after Abe, https://asiatimes.com/2020/09/vietnam-japan-to-maintain-strategic-ties-after-abe/, truy cập ngày 06/02/2022.

[10] Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam- Nhật Bản: Kết quả ấn tượng và triển vọng tươi sáng, https://www. tapchicongsan.org.vn/web/guest/-oi-ngoai2/-/2018/ 504460/doi-tac-chien-luoc-sau-rong-viet-nam---nhat-ban--ket-qua-an-tuong-va-trien-vong-tuoi-sang.aspx

[12] Vietnam Government News (2020), Japanese PM Suga arrives in Ha Noi for three-day official visit, https://en. baochinhphu.vn/print/japanese-pm-suga-arrives-in-ha-noi-for-three-day-official-visit-11139526.htm,  , truy cập ngày 05/02/2022.

[13] Cabinet Public Affairs Office (2020), “Building together the" future of Indo-Pacific: Speech by the Prime Minister at the Vietnam-Japan University”, https://japan. kantei.go.jp/99_suga/statement/202010/_00002.html, truy cập ngày 05/02/2022.

[14] Báo điện tử Chính phủ (2020), “Thủ tướng Nhật Bản kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam”, https://bao chinhphu.vn/thu-tuong-nhat-ban-ket-thuc-tot-dep-chuyen-tham-viet-nam-102281036.htm, truy cập ngày 07/02/2022.

[15] The Asahi Shimbun (2021), “Japan, Vietnam express serious concern about South China Sea”, https://www. asahi.com/ajw/articles/14488350, truy cập ngày 06/02/2022.

[16] The Asahi Shimbun (2021), “Japan, Vietnam express serious concern about South China Sea”, Tlđd.

 

[17] Isabel Reynolds, Emi Urabe (2020), “Japan to Fund Firms to Shift Production Out of China”, Bloomberghttps://www.bloomberg.com/news/articles/2020-04-08/japan-to-fund-firms-to-shift-production-out-of-china, truy cập ngày 05/02/2022.

[18] Kyodo News (2020), “Japan, Vietnam leaders affirm defense, economic cooperation”,  https://english. kyodonews.net/news/2020/10/f8536e95c87d-update2-japan-vietnam-leaders-affirm-cooperation-in-s-china-sea.html, truy cập ngày 05/02/2022.

[19] NNA Business News (2020), “Vietnam most promising Asian investment destination in 2020: survey”, https:// english.nna.jp/articles/3703, truy cập ngày 05/02/2022.

[20] Thế Hoàng (2021), “Thương mại Việt Nam-Nhật Bản năm 2021 đạt 42,7 tỷ USD, nhập siêu 2,52 tỷ USD”, Báo Đầu tư, https://baodautu.vn/thuong-mai-viet-nam-nhat-ban-nam-2021-dat-427-ty-usd-nhap-sieu-252-ty-usd-d159562.html#:~:text=N%C4%83m%202020%2C%20th%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A1i%202,Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n%20trong%20n%C4%83m%202021, truy cập ngày 07/02/2022.

[21] Michael Marray (2020), “Japanese companies sign up for Vietnam gas-fired power projects,” The Assethttps:// www.theasset.com/article/42031/japanese-companies-sign-up-for-vietnam-gas-fired-power-projects, truy cập ngày 08/02/2022.

[22] Báo điện tử Đảng Cộng sản (2020), “Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm thị trường Việt Nam”, https://dangcongsan.vn/kinh-te/nhieu-doanh-nghiep-nhat-ban-quan-tam-thi-truong-viet-nam-563184.html, truy cập ngày 05/02/2022.

[23] Báo Thái Nguyên (2022), “Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn, tin cậy của nhà đầu tư Nhật Bản”, https://bao thainguyen.vn/tin-tuc/kinh-te/viet-nam-van-la-diem-den-hap-dan-tin-cay-cua-nha-dau-tu-nhat-ban-297308-108. html, truy cập ngày 06/02/2022.

[24] Anh Nhi (2022), “Gần 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có lãi trong năm 2021”, Vn Economy, https://vneconomy.vn/gan-55-doanh-nghiep-nhat-ban-tai-viet-nam-co-lai-trong-nam-2021.htm, truy cập ngày 05/02/2022.

[25] Xavier Vavasseur (2020), “Japan to Build Six Patrol Vessels for Vietnam’s Coast Guard”, Naval News, https://www.navalnews.com/naval-news/2020/08/japan-to-build-six-patrol-ships-for-vietnams-coast-guard/, truy cập ngày 05/02/2022.

[26] Japan International Cooperation Agency (2020), “Signing of Japanese ODA Loan Agreement with Viet Nam: Strengthening the maritime security and safety capability of the Vietnam Coast Guard”,  https://www. jica.go.jp/english/news/press/2020/20200730_31_en.html, truy cập ngày 05/02/2022.

[27] Isabel Reynolds (2020), “Vietnam lands defence deal with Japan amid China tension”, The Sydney Morning Herald, https://www.smh.com.au/world/asia/vietnam-lands-defence-deal-with-japan-amid-china-tension-20201019-p566kp.html

[28]日越協力、新たな段階に」岸防衛相 装備品の移転協定 (Hợp tác Việt – Nhật bước vào giai đoạn mới, Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo thỏa thuận chuyển giao thiết bi quân sự) https://www.asahi.com/articles/ASP9C6SG 7P9CUTFK009.html, truy cập ngày 12/12/2022.

[29]日越協力、新たな段階に」岸防衛相 装備品の移転協定 (Hợp tác Việt – Nhật bước vào giai đoạn mới, Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo thỏa thuận chuyển giao thiết bi quân sự), Tlđd.

[30] “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản thăm chính thức Việt Nam”, https://vtv.vn/chinh-tri/bo-truong-bo-quoc-phong-nhat-ban-tham-chinh-thuc-viet-nam-20210912104317848.htm, truy cập ngày 10/02/2022.

[31] “Trao tặng vật tư y tế hỗ trợ nhân dân Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên bang Nga”, https://vpcp.chinhphu.vn/trao-tang-vat-tu-y-te-ho-tro-nhan-dan-nhat-ban-hoa-ky-va-lien-bang-nga-11523744.htm, truy cập ngày 10/02/2022.

[32] ベトナム政府から日本政府に向けた医療用マスクの贈与式 (Lễ trao khẩu trang y tế Chính phủ Việt Nam tặng Chính phủ Nhật Bản), https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Iryouyoumasukuzouyoshiki.html, truy cập ngày 08/02/2022.

[33] “Lễ trao tặng khẩu trang vải kháng khuẩn phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Công an Việt Nam cho Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản” , https://www.vn.emb-japan.go.jp/itpr_ja/Letraotangkhautrangchongcovid19.html, truy cập ngày 08/02/2022.

[34] Bảo hiểm xã hội (2020), “Nhật Bản viện trợ gần 500 tỷ đồng giúp Việt Nam phòng, chống dịch COVID-19”, https://www.baohiemxahoi.gov.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFo

0thảo luận