Ngày 24 tháng 6 năm 2014, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức tọa đàm khoa học: Các giải pháp pháp triển kinh tế gần đây của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tham dự Tọa đàm có các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu chuyên ngành của Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao…
Ngày 21/03/2014 ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHDCND Triều Tiên tại Việt Nam Kim Chang Il cùng một số cán bộ Đại sứ quán đã đến thăm Viện nghiên cứu Đông Bắc Á và trao đổi về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Tham dự buổi sinh hoạt có toàn thể cán bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á.
Ngài Đại sứ chia sẻ tình hình gần đây trên Bán đảo Triều Tiên
Kể từ khi chuyên ngành Hàn Quốc học ra đời ở Việt Nam đến nay đã trải qua 20 năm. Trong thời gian qua, mặc dù là một chuyên ngành mới mẻ còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Hai mươi năm là thời điểm đánh dấu cho một sự trưởng thành và bắt đầu chuyển đổi sang một giai đoạn mới hứa hẹn nhiều bước phát triển vượt bậc. Đây chính là lúc mà những người có tâm huyết với chuyên ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam cần cùng nhau nhìn lại những thành quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và định hướng nghiên cứu thích hợp trong tương lai. Vì vậy, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam: Thành quả và phương hướng”.
Thực hiện công văn số 283/KHXH-TĐKT ngày 17 tháng 02 năm 2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ngày 19 tháng 02 năm 2014, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức buổi lễ phát động và ký giao ước thi đua giữa các tập thể, cá nhân trong đơn vị, gắn với việc tôn vinh, trao thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc năm 2013.
Mở đầu buổi lễ, TS. Trần Quang Minh – Viện trưởng, Bí thư Chi bộ Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổng kết quá trình phấn đấu của các tập thể và cá nhân Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á trong năm 2013. Dưới sự chỉ đạo của chi ủy, chi bộ, lãnh đạo Viện và được sự khuyến khích, động viên của Công đoàn Viện, năm 2013 Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á đã có tất cả 07 tập thể đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, 07 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 02 chiến sĩ thi đua cấp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và 39 lao động tiên tiến. TS. Trần Quang Minh đã biểu dương những cá nhân và tập thể đã đạt thành tích cao trong công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu, động viên mọi người tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ cũng như trách nhiệm đối với việc tạo dựng phong trào thi đua trong toàn Viện.
Ngày 13 tháng 09 năm 2013, tại Hội trường 3D – Trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (Tiền thân là Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (13/09/1993 – 13/09/2013).
Tới tham dự Lễ kỷ niệm có GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và đại diện các cơ quan nước ngoài như Đại sứ quán Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, CHDCND Triều Tiên, các Trung tâm Giao lưu quốc tế Nhật Bản và Hàn Quốc tại Việt Nam cùng hơn 100 nhà khoa học, cán bộ trong và ngoài Viện.
Được sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản và sự cộng tác của giáo sư Mizobata, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế, Trường Đại học Kyoto, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức đợt 2 của chương trìnhWorkshop Quốc tế " Những vấn đề Kinh tế Nhật Bản hiện đại - Liên hệ với Việt Nam". Mục đích của chương trình là cung cấp những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề kinh tế Nhật Bản hiện đại, giúp cho các nhà nghiên cứu có nền tảng kiến thức cơ bản để dễ dàng tiếp cận với những nghiên cứu sâu hơn về Nhật Bản học nói chung và kinh tế Nhật Bản nói riêng văn hóa, xã hội Nhật Bản nổi bật trong giai đoạn 10 năm gần đây, giúp cho các nhà Nghiên cứu có nền tảng kiến thức cơ bản để dễ dàng tiếp cận với những nghiên cứu sâu hơn về Nhật Bản học. Đồng thời, cung cấp cơ hội giao lưu, trao đổi ý kiến giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và giáo sư Nhật Bản. Nội dung cụ thể như sau:
Được sự đồng ý của Chủ tịch Viện KHXH Việt Nam và sự tài trợ của Quỹ giao lưu văn hóa Hàn Quốc (Korea Foundation), trong các ngày từ 18 đến 20 tháng 8 năm 2012, tại Thành phố Đà Nẵng, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á đã tổ chức “Chương trình tìm hiểu Hàn Quốc dành cho giáo viên các trường THCS tại Việt Nam” lần thứ 9.
Được sự tài trợ của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản và sự cộng tác của giáo sư Shimane Katsumi, khoa Xã hội học, trường Đại học Senshu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á tổ chức Workshop Quốc tế " Những vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay". Mục đích của chương trình là cung cấp những thông tin cơ bản nhất về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội Nhật Bản nổi bật trong giai đoạn 10 năm gần đây, giúp cho các nhà Nghiên cứu có nền tảng kiến thức cơ bản để dễ dàng tiếp cận với những nghiên cứu sâu hơn về Nhật Bản học. Đồng thời, cung cấp cơ hội giao lưu, trao đổi ý kiến giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản. Nội dung cụ thể như sau:
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam sẽ tổ chức " Chương trình tìm hiểu đất nước và con người Hàn Quốc " dành cho giáo viên THCS các tỉnh miền Trung trong thời gian từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 8 năm 2012 tại Thành phố Đà Nẵng với mục đích giới thiệu về đất nước và con người Hàn Quốc cho giáo viên để truyền đạt lại cho các lớp học sinh của mình. Sau đây là Công văn mời tham dự và bản đăng ký đại biểu của Chương trình.
Ngày 25 tháng 4 năm 2012 Nữ công Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á phối hợp cùng với Đoàn thanh niên tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề " cắt may cơ bản ". Buổi sinh hoạt diễn ra với gần ba tiếng đồng hồ dưới sự chia sẻ kinh nghiệm của đồng chí Đặng Thị Tuyết Dung với sự có mặt đông đủ của các nữ cán bộ và đoàn viên thanh niên trong Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, ngoài ra còn có sự tham gia của một đồng chí chi đoàn Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Buổi sinh hoạt đã để lại nhiều ý nghĩa và ấn tượng trong mỗi người, giúp mọi người bước đầu làm quen và có thể tự cắt may trang phục cho mình và bản thân.