Trang chủ

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 1

Mục tiêu “cùng giàu có” của Trung Quốc – Quan điểm và các biện pháp thúc đẩy

Đăng ngày: 3-04-2023, 09:58

Hội nghị lần thứ 10 Ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc (ngày 17/8/2021) đã chính thức đưa mục tiêu “cùng giàu có” trở thành ưu tiên chính của Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định ưu tiên chính sách này của Bắc Kinh ngay lập tức đã tác động thay đổi nhận thức và hành động của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và thương nhân

Bài viết tạp chí, Năm 2022, Số 1

Liên minh Nhật - Mỹ giai đoạn 2000-2021 và những tác động đối với Nhật Bản

Đăng ngày: 3-04-2023, 09:56

Liên minh Nhật - Mỹ được hình thành từ năm 1951. Sau khi thành lập, liên minh đã mang lại lợi ích cho cả hai phía Nhật Bản và Mỹ. Với Mỹ, Nhật Bản như cánh tay nối dài ở khu vực châu Á. Sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ ở Nhật Bản tạo điều kiện cho Mỹ có thể can thiệp kịp thời vào các vấn đề trong khu vực. Với Nhật Bản đó là một sự đảm bảo an ninh vững chắc, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều bất ổn trong khu vực trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Tổ chức xã hội ở Trung Quốc: Thực trạng và định hướng phát triển

Đăng ngày: 24-03-2023, 11:21

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVII (10/2007) đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc rất coi trọng việc phát triển các tổ chức xã hội cũng như phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong quản trị quốc gia. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII (11/2013) khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra chủ trương hiện đại hóa hệ thống quản trị quốc gia, thì việc phát triển các tổ chức xã hội được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Trên cơ sở khái lược nhận thức lý luận tổ chức xã hội và thực trạng tổ chức xã hội ở Trung Quốc, bài viết nêu lên nhiệm vụ và giải pháp phát triển tổ chức xã hội ở Trung Quốc hiện nay.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Quá trình phát triển của xã hội dân sự Hàn Quốc từ cuối những năm 1990 đến nay

Đăng ngày: 22-03-2023, 11:19

Sự phát triển của xã hội dân sự liên quan mật thiết đến quá trình dân chủ hóa của Hàn Quốc. Những năm 1970-1980, sự phát triển của các tổ chức dân sự Hàn Quốc gặp rào cản nhất định do đặc trưng văn hóa của một quốc gia đơn dân tộc, chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo. Việc thành lập một chính quyền dân chủ thông qua cuộc bầu cử tự do năm 1987 là mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời và phát triển của xã hội dân sự ở Hàn Quốc.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Quá trình hợp tác giáo dục và đào tạo Hàn Quốc - Việt Nam (2001-2017)

Đăng ngày: 20-03-2023, 11:15

Sau gần 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ năm 1992, quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam không ngừng được duy trì, củng cố và phát triển, đi từ đối tác toàn diện (2001) đến đối tác chiến lược (2009) và thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hợp tác giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở khái quát tiến trình hợp tác giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2001-2017* giữa Hàn Quốc và Việt Nam, bài viết tập trung phân tích, luận giải các nhân tố tác động đến sự hợp tác, các khía cạnh hợp tác chủ yếu với những thành tựu và vấn đề đặt ra, đồng thời đề cập các giải pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Xây dựng khung sinh kế bền vững cho cư dân ven biển nhằm thích ứng biến đổi khí hậu của Đài Loan

Đăng ngày: 17-03-2023, 11:10

Đài Loan được bao bọc bởi biển, đường bờ biển dài tới 1.600 km với cảnh quan đa dạng, kinh tế ven biển có vai trò quan trọng đối với tổng thể nền kinh tế của hòn đảo này. Cùng với tác động của biến đổi khí hậu, sự khai thác quá mức của con người và sự thiếu quan tâm của chính quyền Đài Loan trong một thời gian dài đã khiến môi trường ven biển bị ảnh hưởng nặng nề, tác động trực tiếp đến sinh kế của cư dân ven biển...

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Chiến lược 3T ứng phó với đại dịch COVID-19 của Hàn Quốc

Đăng ngày: 17-03-2023, 11:02

Tháng 2/2020, đợt dịch COVID-19 đầu tiên đã bùng phát mạnh mẽ ở tỉnh Daegu (Hàn Quốc), liên quan đến “ca siêu lây nhiễm” – bệnh nhân số 31 – một tín đồ của giáo phái Shincheonji. Khi đó, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chỉ sau Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, sau đó, Hàn Quốc lại nổi lên như là một điểm sáng của công cuộc khống chế dịch, trong khi chưa cần áp dụng các biện pháp cứng rắn, như phong tỏa thành phố hay đóng cửa biên giới.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do ở Nhật Bản và định hướng chính sách của Thủ tướng Kishida

Đăng ngày: 13-03-2023, 10:57

Cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) là một sự kiện quan trọng trong chính trường Nhật Bản năm 2021. Ngày 3/9/2021, tại phiên họp bất thường của LDP, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tuyên bố sẽ không tham gia tái tranh cử chức vụ Chủ tịch LDP và chính thức rời khỏi cương vị thủ tướng sau khi nhiệm kỳ lãnh đạo kết thúc vào ngày 30/9. Cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida đã chính thức trở thành thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản sau chiến thắng từ cuộc bầu cử Chủ tịch LDP ngày 4/10/2021, do ưu thế chiếm đa số ghế của đảng này tại Hạ viện Nhật Bản

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 12

Triển vọng vị thế của Hàn Quốc trong khu vực và tác động đến Việt Nam

Đăng ngày: 13-03-2023, 10:54

Dựa vào việc phân tích các tiêu chí như nguồn lực vật chất, tham vọng chính sách, ảnh hưởng quốc tế và sự công nhận của các nước khác, bài viết góp phần khẳng định vị thế cường quốc khu vực của Hàn Quốc, đánh giá triển vọng gia tăng vị thế của Hàn Quốc tại khu vực Đông Á, nhất là tại ASEAN trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Trong phần cuối, bài viết phân tích xu hướng quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam từ góc độ triển khai chính sách của Hàn Quốc trong thời gian 10 năm tới và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới.

Bài viết tạp chí, Năm 2021, Số 11

Trung Quốc và Đài Loan xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Đăng ngày: 10-03-2023, 10:48

Ngày 16/9/2021, Trung Quốc chính thức đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây được xem là một trong những bước đi quan trọng của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Chưa đầy một tuần sau đó, Đài Loan cũng chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP. Đài Loan thực chất đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia hiệp định này ngay từ khi nó còn là TPP với sự dẫn dắt của Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định, Đài Loan gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gia nhập vì thiếu đi nhân tố ủng hộ có ảnh hưởng nhất.