Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 12

MỘT SỐ LUẬN BÀN VỀ MÔ HÌNH THỐNG NHẤT BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 3-08-2012, 10:05

Khi luận bàn về mô hình thống nhất hai miền Triều Tiên người ta thường nghĩ đến trường hợp của nước Đức thống nhất 10/1990. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình thống nhất kiểu Đức không áp dụng được cho Bán đảo Triều Tiên do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử chiến tranh, các điều kiện về kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội … mà cụ thể là: Chiến tranh Triều tiên (1950-1953), Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên có lực lượng quân sự hùng mạnh và thậm chí có cả vũ khí hạt nhân, người dân CHDCND Triều Tiên ít được tiếp cận với các phương tiện thông tin từ bên ngoài, dân số Hàn Quốc chỉ gấp đôi dân số CHDCND Triều Tiên trong khi dân số Tây Đức gấp những 3 lần dân số Đông Đức và Hàn Quốc cũng chưa đủ mạnh để có thể đảm bảo nâng mức sống của CHDCND Triều Tiên lên ngang bằng với Hàn Quốc trong vòng 5 năm, vv…

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 12

GIÁO SƯ FURUTA MOTOO: NHÀ KHOA HỌC NHẬT BẢN LUÔN PHẤN ĐẤU VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM

Đăng ngày: 3-08-2012, 10:01

Ngày 26/11/2007, trên trang nhất Báo Hà Nội mới có đăng bức ảnh của phóng viên TTXVN về cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản chiều ngày 25/11/2007 tại Tokyo. Bức ảnh đó đã khiến tôi xúc động, bồi hồi nhớ về một nhà khoa học Nhật Bản luôn phấn đấu vì sự phát triển bộ môn Nhật Bản học ở Việt Nam và là cầu nối tình hữu nghị Nhật - Việt. Đó là Giáo sư, Tiến sĩ Furuta Motoo.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

XU HƯỚNG CƠ BẢN CHO KINH TẾ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á HIỆN NAY

Đăng ngày: 17-07-2012, 11:23

Nền kinh tế thế giới ngày nay chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, bởi vậy, sự vận động của nó cũng diễn ra với nhiều xu hướng khác nhau. Ở đây xin đề cập đến những xu hướng cơ bản chi phối chính sách kinh tế đối ngoại của khu vực Đông Bắc Á, nhưng chỉ phân tích ở một số xu hướng có tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách thương mại quốc tế và chính sách đầu tư quốc tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

QUAN HỆ NHẬT – TRUNG: HOÀ GIẢI VÀ THÁCH THỨC

Đăng ngày: 17-07-2012, 11:20

Với chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Abe vào tháng 4 năm 2006 và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong tháng 4/2007, quan hệ Nhật-Trung có vẻ như đã được bình thường hóa sau một thời gian khá dài ở trong tình trạng “nóng về kinh tế, lạnh về chính trị”. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa hai nước cho đến nay, không chỉ có vấn đề chính trị mà còn đang ẩn chứa nhiều xung đột lợi ích về kinh tế, quân sự v.v...Vì vậy, tại sao hai nước lại phải hòa giải với nhau và liệu quan hệ giữa hai nước có thực sự phát triển một cách êm ấm hay không đang là câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng. Do đó, bài viết này sẽ điểm lại quan hệ Nhật-Trung trong vài năm gần đây cũng như dự báo mối quan hệ này trong tương lai gần.



Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

THỊ TRƯỜNG NHÀ ĐẤT HÀN QUỐC: CÓ HAY KHÔNG MỘT SỰ TĂNG TRƯỞNG “BONG BÓNG”?

Đăng ngày: 17-07-2012, 11:18

Thị trường bất động sản có tác động khá lớn tới nền kinh tế Hàn Quốc. Trong hơn 30 năm qua, giá cả nhà đất trên thị trường bất động sản tại Hàn Quốc có sự gia tăng nhanh chóng và trải qua ít nhất là 3 lần “nhảy vọt”: cuối những năm 1970, đầu những năm 1990 và đầu những năm 2000. Đã và đang có những lo ngại rằng thị trường nhà đất Hàn Quốc hiện đang rơi vào trạng thái “bong bóng” và có thể “nổ” bất cứ lúc nào, kéo theo nó là giảm phát và sự bất ổn định trên thị trường tài chính, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế. Chính vì vậy, mục đích của bài viết này là nhằm phân tích xem có hay không tình trạng “bong bóng” trong thị trường nhà đất Hàn Quốc, trên cơ sở đó rút ra một số kết luận có ý nghĩa tham khảo cho công tác quản lý thị trường nhà đất ở Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

ARIRANG - BIỂU TƯỢNG TÂM HỒN HÀN QUỐC

Đăng ngày: 17-07-2012, 11:07

Một buổi lang thang trên mạng, tôi đọc được một bài giới thiệu về điệu Arirang, một loại dân ca của Hàn Quốc. Bỗng trong tôi cháy bỏng niềm khát khao muốn tìm hiểu thể loại dân ca này. Như Biêlinxki (nhà mỹ học Nga thế kỷ 19) từng nói: Dân ca Nga, đó là lịch sử của tâm hồn Nga. Liệu tôi cũng có thể nói, Arirang, đó là lịch sử tâm hồn Hàn Quốc, được chăng?

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

NHỮNG XU HƯỚNG NỔI BẬT TRONG CHÍNH SÁCH AN NINH CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 17-07-2012, 10:57

Cuộc khủng hoảng hạt nhân của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Triều Tiên đã bước vào một giai đoạn mới khi Bình Nhưỡng cho nổ một tên lửa hạt nhân vào ngày 9/10/2006. Cộng đồng quốc tế đã phản ứng một cách mau lẹ và cứng rắn trước vụ thử nghiệm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. 5 nước khác tham gia vào các cuộc đàm phán 6 bên đã lên án CHDCND Triều Tiên ngay sau sự kiện này và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết áp đặt những biện pháp trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên vào 5 ngày sau đó.

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ CỦA YASUNARI KAWABATA

Đăng ngày: 17-07-2012, 10:53

Yasunari Kawabata (1899 – 1972) là một nhà văn lớn của Nhật Bản, người Châu Á thứ hai sau R.Tagore nhận giải thưởng Nobel văn chương vào năm 1968, đúng 100 năm sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) khởi đầu. Những sáng tác của Y.Kawabata phản ánh và khẳng định những nét đẹp truyền thống của con người và thiên nhiên Nhật Bản bằng “nghệ thuật viết văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất và cách tư duy Nhật Bản” (Đánh giá của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển khi trao giải).

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

NHÌN LẠI CHÍNH SÁCH CHÂU Á CỦA MỸ TỪ NỬA SAU NHỮNG NĂM 50 THẾ KỶ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

Đăng ngày: 17-07-2012, 10:42

Lịch sử lập quốc của Mỹ được tính từ ngày 04/7/1776, tức là ngày nước Mỹ công khai tuyên bố trước toàn thế giới về nền độc lập của mình. Vì vậy, so với các cường quốc tư bản Anh, Pháp thì Mỹ là một quốc gia còn rất non trẻ. Để có thể xác lập được vị thế của mình trên trường quốc tế, nước Mỹ tự nhận thấy không thể đi theo lối mòn của các cường quốc tư bản Châu Âu mà phải tìm cho mình một hướng đi mới. Đó là việc Mỹ sử dụng lợi thế của một nước đi tiên phong trong việc giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa thực dân để khuếch trương, mở rộng vị thế của mình đối với các nước Châu Mỹ Latinh nói riêng và đối với thế giới nói chung trong đó có các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2007 » Số 11

TỔNG THỐNG ROH MOO-HYUN TRƯỚC SÁNG KIẾN HỢP TÁC ĐÔNG BẮC Á VÀ NỖ LỰC CẢI THIỆN QUAN HỆ VỚI CHDCND TRIỀU TIÊN

Đăng ngày: 17-07-2012, 10:22

Sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hàn Quốc, ông Roh Moo-hyun đã đề xuất Sáng kiến Hợp tác Đông Bắc Á. Sáng kiến đó có thể được coi là chiến lược lâu dài  nhằm kiến tạo hòa bình và thịnh vượng chung ở khu vực này. Đấy cũng là lộ trình gồm ba giai đoạn tiến tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.