Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN HƯỚNG TỚI XÂY DUNG MỘT NỀN KINH TẾ TRI THỨC

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:18

Trong vòng 30 năm qua, Đài Loan đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục đaị học và sau đại học, thực sự đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của nền kinh tế Đài Loan. Tuy nhiên, khi bước sang thế kỷ mới, kỷ nguyên của kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, họ đã nhận ra rằng đang phải đối mặt với những thách thức nhiều mặt ở giáo dục đại học và sau đại học. Một trong số đó là là yêu cầu ngày càng tăng số lượng người tham gia vào giáo dục đại học như là một kết quả của quá trình dân chủ hoá, đã giúp đưa số lượng các trường đại học ở Đài Loan từ 60 lên trên 150 trường trong vòng vài thập kỷ qua.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

KỊCH NO VÀ NGƯỜI ĐẸP SAY NGỦ CỦA YASUNARI KAWABATA

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:16

Là bộ môn sân khấu, kịch No Nhật Bản được thế giới biết đến như một nét văn hóa truyền thống độc đáo của xứ Phù Tang. Ban đầu, kịch No có nguồn gốc bình dân, kết hợp giữa ca múa dân gian với các buổi tế lễ, đến thế kỉ XIV, được các nghệ sĩ cải biến, phát triển dần thành một bộ môn nghệ thuật bác học. Người phương Tây thường rất ngạc nhiên khi đến Nhật Bản tham dự một buổi biểu diễn kịch No vì thời gian công diễn quá dài, thường là từ bốn đến sáu tiếng đồng hồ. Đó là vì một buổi diễn truyền thống thường phải có đầy đủ năm vở liên quan đến năm đề tài cốt yếu của No là người đẹp, yêu ma, thần linh, kẻ điên quân sĩ. Ngày nay, thời gian công chiếu đã được rút gọn lại, thường là hai vở kịch No, xen giữa là một vở hài kịch gọi là Kyogen.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

HỆ TƯ TƯỞNG THỜI CHIẾN CỦA XÃ HỘI NHẬT BẢN TRONG CUỘC XUNG ĐỘT THÁI BÌNH DƯƠNG

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:14

Sau vụ khủng bố 11/9 ở Hoa Kỳ và những cuộc đánh bom liều chết ở Trung Đông, nhiều nhà xã hội học và nhà nghiên cứu tâm lý chiến tranh đã nhớ lại chiến thuật kamikaze của phi công cảm tử Nhật Bản trong các phi đội Thần phong thời kỳ Chiến tranh Thế giới hai, những người được huấn luyện để lái máy bay lao vào tàu chiến Mỹ. Thật ra, hành động tấn công tự sát đã từng được thực hiện ở mọi cuộc xung đột quân sự trong lịch sử loài người, tuy nó không được trù tính và tổ chức tỉ mỉ như các phi vụ kamikaze. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, tấn công tự sát là một nét nổi bật của kiểu chiến tranh đường hào, và trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó cũng thường được thực hiện. Gương hy sinh của các chiến sĩ lấy thân mình lấp lỗ châu mai địch ở Việt Nam cũng như ở Liên Xô có thể được coi là trường hợp tấn công tự sát, nhưng đấy không phải là một chiến thuật như ở Nhật Bản.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ SAU BÌNH THƯỜNG HOÁ QUAN HỆ ĐẾN NAY

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:13

Có thể thấy, kể từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ năm 1991 đến nay, tuy chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi trong quan hệ hàng nghìn năm giữa hai nước, nhưng cũng đủ  để chứng kiến những thay đổi thật lớn lao. Từ chỗ chỉ là sự bắt đầu lại các mối quan hệ, thăm dò sau một thời gian căng thẳng, hai nước đã nhanh chóng tiến tới quá trình tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, hiểu biết nhau hơn và đã đạt được những thay đổi rõ ràng trong những năm đầu thế kỷ 21 nhằm tiến tới góp phần duy trì ổn định lâu dài giữa hai nước trong tương lai.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI Ở TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM HIỆN NAY

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:10

Chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích phỏt triển sang sản xuất công nghiệp (CN) và đô thị hoá là một việc làm cần thiết đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta hiện nay. Tuy quá trỡnh thực hiện chuyển đổi này đó đạt được những kết quả quan trong góp phần tích cực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhưng cũn nhiều bất cập nảy sinh, trong đó có vấn đê làm như thế nào để giải quyết tốt hơn việc làm của người có đất bị thu hồi. Để góp phần vào lời giải này. Bài viết hướng vào nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong những năm gần đây mà chúng ta có thể tham khảo.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN: THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:08

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử quan hệ hai nước. Trong suốt chặng đường 35 năm qua, với bao biến cố và sự kiện trong nước và quốc tế, quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia đã vượt lên tất cả, đơm hoa kết trái, đóng góp vào hoà bình, ổn định và phát triển vì lợi ích của hai quốc gia, hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, bài viết này sẽ điểm lại một số thành tựu chủ yếu trong tiến trình xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị toàn diện giữa hai nước, những dấu mốc quan trọng trên con đường vươn tới một tầm cao mới như hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 2

VẤN ĐỀ QUY CHẾ HOÁ NGÔN NGỮ XOAY QUANH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH “QUỐC NGỮ” CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 17-08-2012, 11:06

Việc tạo ra khái niệm “quốc dân” nhất thiết không thể thiếu trong quá trình hình thành nhà nước hiện đại. Hơn nữa, khái niệm này còn giúp cho những người không quen biết nhau thấy được tính đồng nhất với tư cách là một “quốc dân”, và kết quả là (góp phần) đi đến việc tạo ra một nhà nước quốc dân.<!--EndFragment--> Tại những nhà nước quốc dân tiến tới hiện đại hoá thì việc lựa chọn một hoặc hai, ba ngôn ngữ quốc gia thông dụng là điều rất cần thiết. Những thành viên của nhà nước quốc dân cận-hiện đại đều có tư tưởng cho rằng họ phải có quan hệ với nhà nước. Cái mà mục tiêu của cận đại hoá được đặt vào việc thống nhất, đưa các cá nhân vào các chế độ khác nhau cũng là nhằm tới mục đích như vậy. Một trong những công cụ làm cho mọi người hiểu được tính thống nhất là ngôn ngữ. Vì vậy, tầm quan trọng rất to lớn trong chính sách ngôn ngữ là nhà nước cần sử dụng ngôn ngữ như thế nào.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 1

CÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ TRỌNG YẾU TẠI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á NĂM 2007

Đăng ngày: 8-08-2012, 11:24

Năm 2007, các mối quan hệ song phương trọng yếu ở khu vực Đông Bắc Á, tuy chưa hết bất đồng nhưng đã nổi lên những gam màu sáng của xu thế hoà bình, hợp tác. Vấn đề hạt nhân trong quan hệ sáu bên ở Bán đảo Triều Tiên đã mở ra triển vọng sáng hơn trong năm 2007, cho dù gần đây vấn đề này lại gặp bế tắc mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ Washingtơn và Bình Nhưỡng. Tuy còn nan giải trước nhiều diễn biến phức tạp của thế giới năm 2007, nhưng chiếm vị thế siêu cường vẫn là Mỹ.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 1

QUAN HỆ CHÍNH TRỊ GIỮA VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ SAU BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY

Đăng ngày: 8-08-2012, 11:21

Có thể thấy, kể từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 1991 đến nay, tuy chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi trong quan hệ hàng nghìn năm giữa hai nước, nhưng cũng đủ để chứng kiến những thay đổi thật lớn lao. Từ chỗ chỉ là sự bắt đầu lại các mối quan hệ, thăm dò sau một thời gian căng thẳng, hai nước đã nhanh chóng tiến tới quá trình tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, hiểu biết nhau hơn và đã đạt được những thay đổi rõ ràng trong những năm đầu thế kỷ 21 nhằm tiến tới góp phần duy trì ổn định lâu dài giữa hai nước trong tương lai.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 1

CẢM QUAN VỀ KHÔNG GIAN TRONG TIỂU THUYẾT MỘT NỖI ĐAU RIÊNG CỦA OE KENZABURO

Đăng ngày: 8-08-2012, 11:16

Một nỗi đau riêng (1964) là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của nhà văn Nhật Bản nổi tiếng - Oe Kenzaburo. Đây chính là tác phẩm góp phần làm nên tên tuổi của Oe trên văn đàn thế giới. Trong Một nỗi đau riêng, nhà văn bộc lộ một cảm quan đặc biệt về không gian: ngột ngạt, u ám, bạo lực và chết chóc. Cảm quan về không gian ấy thể hiện cách nhìn của Oe Kenzaburo về xã hội Nhật Bản nói riêng, thế giới nói chung trong thời đại hậu chiến và kĩ trị.