Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐÔNG NAM Á CỦA NHẬT BẢN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:54

Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới có những biến động sâu sắc, tất cả các quốc gia, dân tộc, nhất là các cường quốc lớn, trong đó có Nhật Bản đã điều chỉnh đường lối, chính sách đối ngoại của mình phù hợp với tình hình mới của quốc tế và khu vực, đáp ứng lợi ích cao nhất của mỗi nước. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng có nhiều tầng, nấc, tầng bậc theo những thời điểm lịch sử khác nhau, có tác động lớn đến các nước Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương. Bài viết nghiên cứu sự thay đổi chính sách đối ngoại Châu Á - Đông Nam Á của Nhật Bản từ chú trọng kinh tế là chủ yếu sang quan tâm cả kinh tế lẫn chính trị. Mục tiêu của Nhật Bản là mở rộng từ cường quốc kinh tế sang cường quốc chính trị, tìm kiếm cho mình một vị thế mới trong hàng ngũ các cường quốc hàng đầu trên chính trường quốc tế trên cơ sở phát huy có hiệu quả chính sách đối ngoại ở khu vực.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

NỀN TÀI CHÍNH TRUNG QUỐC SAU HƠN 5 NĂM GIA NHẬP WTO

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:52

Hơn 5 năm gia nhập WTO là giai đoạn kinh tế Trung Quốc  phát triển nhanh nhất trong lịch sử, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Nền kinh tế Trung Quốc   tăng trưởng ổn định tạo cơ hội đầu tư và thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp toàn cầu, tạo động lực lớn thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển. Trong đó thành tựu của ngành tài chính Trung Quốc là không nhỏ. Năm 2002, GDP của Trung Quốc vượt qua ngưỡng 10.000 tỷ NDT, GDP bình quân đầu người năm 2003 hơn 1.000 USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2004 hơn 1.000 tỷ USD, thu thuế tài chính năm 2005 hơn 3.000 tỷ NDT, dự trữ ngoại tệ năm 2006 hơn 1.000  tỷ USD.  Từ năm 2001 - 2005, thu nhập bình quân đầu người từ 1.038 USD, tăng lên 1.700 USD. Năm 2005, Trung Quốc   trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

CÁC HÌNH THỨC CHỈ NGUYÊN NHÂN, LÝ DO TRONG CÂU TIẾNG NHẬT HIỆN ĐẠI

Đăng ngày: 28-09-2012, 12:49

Trong tiếng Nhật hiện đại có nhiều hình thức chỉ nguyên nhân, lý do. Ví dụ như hình thức thông thường ta hay gặp là hình thức dùng trợ từ “kara” hoặc “node”. Ngoài ra còn các hình thức khác như dùng các danh từ hình thức “tame”, “sei”, “okage” kết hợp với trợ từ “ni” hoăc “de”; hoặc là dùng các phó từ “naze”, “dooshite”, hoặc dùng các kết từ “dakara”, “soreyueni”, “sokode”, “sorede” v.v...

Nếu so sánh với các hình thức chỉ nguyên nhân, lý do trong câu tiếng Việt thì ta thấy tiếng Việt thường chỉ dùng các kết từ như “vì vậy”, “do đó”, “cho nên, nên” hoặc các kết từ chính phụ như “vì, vì vậy…nên, cho nên….”, “do…nên…”, “do vậy…mà…” v.v... Vì vậy chúng tôi thấy cần thiết phải so sánh về cách dùng từ loại giữa hai thứ tiếng Nhật và Việt để tìm ra sự khác nhau và phân biệt cách dùng giữa các từ loại tiếng Nhật có nghĩa gần giống nhau nhằm giúp cho người học dễ dàng biết cách sử dụng chính xác.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 6

NHÀ VĂN MURAKAMI HARUKI: CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Đăng ngày: 28-09-2012, 11:38

Murakami Haruki là một trong những tác giả nổi tiếng nhất của dòng văn học đương đại Nhật Bản, đồng thời là ứng cử viên sáng giá cho giải thưởng Noben Văn học sắp tới. Ông sinh năm 1949 tại Kyoto, hiện đang sống ở Boston, Mỹ. Murakami cũng là một trong những tiểu thuyết gia Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay ở cả trong nước lẫn ngoài nước. Ông bắt đầu sự nghiệp cầm bút từ năm 23 tuổi, tính đến nay hơn 30 năm có lẻ với rất nhiều tác phẩm có giá trị, được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Ông đã trở thành một hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mỹ danh như: “nhà văn được yêu thích nhất”, “nhà văn best - seller”, “nhà văn của giới trẻ”, “nhà văn Nhật Bản được yêu thích nhất ở nước ngoài”...

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 5

MẤY SUY NGHĨ VỀ MÔ HÌNH VÀ CÁCH THỨC TỔ CHỨC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG BẮC Á

Đăng ngày: 20-09-2012, 11:06

Nhìn lại lịch sử phát triển của các quốc gia khu vực Đông Bắc Á chúng ta thấy, các hoạt động văn hoá, giáo dục luôn gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của mỗi nền văn hoá, văn minh. Là những thực thể gắn bó hữu cơ với đời sống chính trị đất nước, diện mạo văn hoá, giáo dục của mỗi quốc gia là tấm gương phản chiếu sự thịnh, suy của các vương triều. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong bất cứ thời đại nào, nhìn chung đội ngũ trí thức, những người có học luôn muốn được đóng góp trí tuệ, công sức cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Trong ý nghĩa đó, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao về học thuật không chỉ thể hiện những ý nguyện về giá trị cá nhân, giá trị nhóm mà còn phù hợp với giá trị giai cấp và giá trị dân tộc.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 5

ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC NHẬT Ở SHIZUOKA

Đăng ngày: 20-09-2012, 11:03

Shizuoka là vùng lãnh thổ mà ngoài những điểm chung của văn hóa Nhật Bản còn có nét độc đáo của địa phương này. Tìm hiểu ẩm thực truyền thống nơi đây (từ góc độ Nhân học - Văn hóa) sẽ góp phần hiểu biết đầy đủ hơn về văn hóa Nhật Bản truyền thống, đồng thời thấy được những sắc thái văn hóa mang tính địa phương của cộng đồng người Nhật ở Shizuoka. Hơn nữa, qua ẩm thực truyền thống còn cho thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa người với người được biểu hiện thông qua những yếu tố như nguyên liệu, cách chế biến, chế độ ăn uống, nghi lễ, phong tục, tập quán liên quan, sự biến đổi... Đương nhiên, yếu tố truyền thống của ẩm thực luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc tìm hiểu song không vì thế mà xem nhẹ sự biến đổi (tốt, xấu) theo thời gian bởi tất cả những điều đó luôn gắn với sự phát triển văn hóa - xã hội của một dân tộc.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 5

VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN HÀN QUỐC SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1997

Đăng ngày: 20-09-2012, 11:00

Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, song bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Hàn Quốc cũng phải đương đầu với nhiều vấn đề xã hội. Đặc biệt, kể từ sau khủng hoảng kinh tế 1997, thị trường lao động không ổn định, tình trạng thất nghiệp luôn là một trong những nỗi lo của chính phủ và vấn đề việc làm của thanh niên cũng không phải ngoại lệ. Bài viết này sẽ tìm hiểu thực trạng, những thay đổi trong vấn đề việc làm của thanh niên và các giải pháp của chính phủ Hàn Quốc.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 5

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÀI LOAN THỜI KỲ SAU 1970: KHÓ KHĂN VÀ ĐIỀU CHỈNH

Đăng ngày: 20-09-2012, 10:57

Việc Mỹ và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (PRC) khai thông quan hệ ngoại giao bằng sự kiện “ngoại giao bóng bàn” 1972 trên thực tế đặt dấu chấm hết cho quan hệ ngoại giao chính thức của Mỹ với Đài Loan với tư cách là một thực tế thể chính chị và hệ quả là Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn về đối ngoại. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không muốn và không thể bỏ rơi hoàn toàn Đài Loan bởi vị trí quan trọng của hòn đảo này trong mối tương tác lợi ích chiến lược của Mỹ và các đồng minh của họ ở Đông Á Thái Bình Dương. Thực tế đó đã buộc các nhà lãnh đạo Đài Loan tìm cách đối phó, vượt qua khó khăn và điều chỉnh chính sách để tồn tại. Bài viết sau đây bước đầu tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan qua hai giai đoạn, 1970-1979 và sau 1979.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 5

NGƯỜI GIÀU TRUNG QUỐC CÒN CÁCH NGƯỜI CÔNG DÂN CHÂN CHÍNH BAO XA

Đăng ngày: 20-09-2012, 10:44

Từ sau năm 1949, cùng với việc thực thi nền kinh tế kế hoạch, Trung Quốc đã tiến hành những cố gắng không mệt mỏi nhằm tiêu diệt kinh tế tư hữu. Vào năm 1949, Trung Quốc còn có 7 triệu hộ tiểu thưong và một số không nhiều xí nghiệp tư nhân; nhưng đến năm 1978, không còn xí nghiệp tư nhân nào nữa, số tiểu thương cũng giảm xuống còn 150.000 người, nhưng chủ yếu là những người lao động thủ công làm các việc như sửa vá giầy, sửa chữa xe đạp… Có thể nói, trên diện tích 9,6 triệu km2 với 1.000 triệu dân lúc đó hầu như không còn nhân tố kinh tế tư nhân nào. Thực tiễn bình quân chủ nghĩa với qui mô và độ sâu như trên là chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 5

TOÀN CẦU HOÁ VÀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC TRONG THẬP NIÊN CUỐI THẾ KỶ XX

Đăng ngày: 20-09-2012, 10:41

Toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt đáng kể về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa. Những nước và các nhóm xã hội yếu thế thường bị thua thiệt do tác động từ những mặt trái của toàn cầu hóa và luôn phản đối nó hoặc trong tâm thế thích ứng bị động. Trong khi đó, những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa lại coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Cho dù vậy, toàn cầu hóa vẫn đã và sẽ diễn ra, chi phối dưới hình thức này hay hình thức khác, với các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước.