Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CHỦ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ MÔNG CỔ

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:17

Mông Cổ là quốc gia có diện tích đất đai rộng lớn (khoảng 1,5 triệu km2), gấp 5 lần diện tích lãnh thổ của Việt Nam, song dân cư thưa thớt (khoảng 2,8 triệu người theo con số thống kê năm 2006) chưa bằng 1/30 dân số nước ta. Phần lớn dân cư sống tập trung ở thủ đô Ulanbato (tới hơn một triệu người). Các khu vực còn lại chủ yếu là sa mạc, thảo nguyên, và các vùng núi non hiểm trở, dân cư thưa thớt. Chỉ qua những số liệu này cũng có thể thấy được kinh tế Mông Cổ là một nền kinh tế nhỏ bé, ít nhất là về phương diện lao động và thị trường. Cho dù có diện tích đất đai rộng lớn, song do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và một quy mô dân số hết sức khiêm tốn, số lượng lao động ít ỏi Mông Cổ khó có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện có các ngành công nghiệp quy mô lớn, đa ngành và mức độ chuyên môn hoá cao. Vậy thì nền kinh tế Mông Cổ có những đặc trưng gì nổi bật? Bài viết này sẽ cố gắng trong một chừng mực nào đó đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi này.


Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ ĐỐI NỘI TỚI CHÍNH SÁCH ĐÔNG Á- THÁI BÌNH DƯƠNG CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:14

Lôgíc của các sự kiện chỉ ra rằng, xem xét vai trò quốc tế và lợi ích quốc gia của Nhật Bản không thể không đề cập tới ảnh hưởng của yếu tố chính trị đối nội. Nếu yếu tố quốc tế - yếu tố bên ngoài - có tác động to lớn thì yếu tố chính trị đối nội - yếu tố bên trong - giữ vai trò quyết định. Bởi như đã biết, tình hình chính trị Nhật Bản có tác động trực tiếp và quyết định đến chính sách đối ngoại của nước này. Tình hình chính trị của Nhật Bản được nhận diện thông qua xem xét vai trò và ảnh hưởng của tứ giác quyền lực: đảng chính trị, chính phủ, giới kinh doanh và công chúng. Thông thường người ta nói ở Nhật Bản, sức mạnh chính trị bị chi phối bởi tam giác quyền lực; nói như vậy là người ta đã bỏ quên một lực lượng rất quan trọng, đó là công chúng. Có lẽ khách quan hơn và thực tế hơn là xem xét sức mạnh chính trị của Nhật Bản thông qua cách tiếp cận tứ giác quyền lực.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

35 NĂM QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM-NHẬT BẢN: MỘT CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:11

Năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (21/9/1973-21/9/2008) trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước bước sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh của mỗi nước và của Châu Á. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam là thị trường ưu tiên trong chính sách của các nhà đầu tư Nhật Bản.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH AN NINH THẾ GIỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:09

Từ đầu năm 2008 đến nay, nhân loại đã và đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng chu kỳ của nền kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ. Tình hình lạm phát tăng cao; giá cả dầu mỏ, vàng, lương thực, thực phẩm leo thang; thị trường chứng khoán, địa ốc, tín dụng rối loạn. An ninh kinh tế dẫn đến an ninh xã hội bất ổn, thêm vào đó là hậu quả của thiên tai nặng nề ở một số nước. Để bảo vệ lợi ích của mình các nước lớn đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia và an ninh khu vực... làm cho dư luận quốc tế không khỏi lo ngại.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

NHO GIÁO LÀ MỘT TÔN GIÁO HAY MỘT HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI?

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:06

Nho giáo do Khổng Tử (551-475 trước CN) thời Xuân Thu - Chiến Quốc sáng lập, sau đó được các học trò phát triển theo những khuynh hướng khác nhau và có ảnh hưởng rộng lớn ra nhiều quốc gia ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Thế nhưng, sau 25 thế kỷ, những cuộc tranh luận xung quanh  Nho giáo vẫn hết sức sôi nổi và xem chừng vẫn chưa có hồi kết. Chẳng hạn, Nho giáo có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội? Hoặc Nho giáo là một tôn giáo hay thuần tuý là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội? Có ý kiến khẳng định. Có người lại phản bác quyết liệt. Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau xem xét Nho giáo được các nhà nghiên cứu coi là tôn giáo hay chỉ là một học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội mà thôi.



Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 8

TRẠNG THÁI HIỆN SINH CỦA CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MỘT NỖI ĐAU RIÊNG

Đăng ngày: 21-11-2012, 10:03

Là nhà văn hiện đại thực sự đầu tiên của Nhật Bản như đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, Oe Kenzaburo (1935-) chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhà văn lớn của văn học phương Tây thế kỉ XX, đặc biệt là triết gia, tiểu thuyết gia vĩ đại Jean Paul Sartre. Ông tiếp thu Sartre từ tinh thần hiện sinh, quan niệm nghệ thuật đến phong cách viết tiểu thuyết hiện đại, độc đáo. “Với Sartre, văn chương trở thành một tác động cứu rỗi của con người đã mất niềm tin nơi Thượng đế, trở thành câu giải đáp có tính cách siêu hình của con người trước cái phi lý của cuộc đời, nó trở thành cái tuyệt đối khi chính cái tuyệt đối không còn”. Thời đại hậu chiến của Oe quá nhiều cú sốc khiến con người ngày càng hoài nghi vào một trật tự do Thượng đế xác lập. Và con người ngày càng xác tín niềm tin Thượng đế đã chết, cuộc đời không có Thượng đế mà chỉ còn trơ lại sự hiện sinh, chỉ còn lại những con người trơ trọi, cô đơn, lơ ngơ đi tìm bản thể của chính mình.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY VĂN HỌC NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM – TỪ GÓC NHÌN TIẾP NHẬN VĂN HỌC

Đăng ngày: 1-11-2012, 11:41

Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc. Nghiên cứu quá trình tiếp nhận văn học, những tác phẩm văn chương đối với độc giả trong những thập niên vừa qua cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề hãy còn mới mẻ và hấp dẫn ở nước ta. Tuy nhiên, khi nói đến tiếp nhận văn học, chúng ta không chỉ nghiên cứu sự tiếp nhận của độc giả Việt Nam đối với văn học dân tộc qua các thời kỳ mà còn phải nghiên cứu quá trình tiếp nhận những tinh hoa của văn học thế giới nhằm bổ sung, làm phong phú, đa dạng nền văn học nước nhà. Văn học Nhật Bản được phổ biến ở nước ta trong khoảng một thế kỷ (từ những năm đầu thế kỷ XX đến nay), nhưng việc nghiên cứu và giảng dạy nền văn học này mới bắt đầu hơn 50 năm mà đặc biệt là vào những thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

KINH NGHIỆM TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HOÁ PHƯƠNG TÂY Ở TRUNG QUỐC TỪ KHI CẢI CÁCH – MỞ CỬA ĐẾN NAY (12/1978-2008)

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:59

Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Nếu tính từ thế kỷ thứ XXI trước công nguyên khi nhà Hạ thành lập đến nay, Trung Quốc đã có bề dày gần 5000 năm lịch sử. Với chiều dài lịch sử, diện tích rộng lớn (9,6 triệu km), với dân số đông đúc (1,3 tỷ người) như vậy, lại mang trong mình một kho tàng văn hoá vô cùng đồ sộ, phong phú và thần bí, Trung Quốc trong 30 năm tiến hành cải cách - mở cửa vừa qua, đã phát huy hết mọi tiềm năng về lịch sử, đất nước, con người, văn hoá và đã trở thành một cường quốc kinh tế, ngày càng có vai trò to lớn về mọi mặt trên trường quốc tế, được cả thế giới chú ý theo dõi. Kinh nghiệm  cải cách - mở cửa, phát triển kinh tế đất nước đã quá rõ ràng, chúng tôi không trình bày ở đây, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ muốn phân tích những kinh nghiệm tiếp thu các giá trị văn hoá phương Tây trong 30 năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa vừa qua. Hy vọng nó sẽ góp phần nhỏ bé cho việc nghiên cứu và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam chúng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước hội nhập quốc tế, vừa tiếp thu các giá trị văn hoá nước ngoài, vừa bảo tồn và giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

MÔ HÌNH ĐÀN NHẠN BAY VÀ VỊ TRÍ CỦA NHẬT BẢN TRONG MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT VÙNG ĐÔNG Á

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:52

Khu vực Đông Á có sự đa dạng về các thể chế chính trị, kinh tế – xã hội và văn hoá và có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế rất lớn. Do vậy, mạng lưới sản xuất của khu vực này cũng khác biệt về cơ bản so với các khu vực khác trên thế giới như EU ở Châu Âu và NAFTA ở Bắc Mỹ. Đó chính là sự hợp tác dựa trên mạng lưới sản xuất phi chính thức (Informal economic networks) giữa các nước, đặc biệt là giữa Nhật Bản với các nước khác trong khu vực. Từ đầu những năm 1970 đến nay, mạng lưới sản xuất này đã tạo nên sự hợp tác và gắn kết một cách hết sức chặt chẽ thông qua đầu tư trực tiếp và hoạt động thương mại và đã góp phần tạo nên sự thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay, mạng sản xuất vùng trên vẫn được xem như là cơ sở cho hợp tác và liên kết khu vực đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế hết sức năng động của khu vực này. Do vậy, việc khảo sát và phõn tớch mạng sản xuất Đông Á cũng như vị trớ, vai trò của các nước lớn, đặc biệt là Nhật Bản trong khu vực là có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự tham gia một cách có hiệu quả của các nước đang phát triển như Việt Nam vào phân công lao động và liên kết khu vực hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2008 » Số 7

FTA NHẬT BẢN – HÀN QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG

Đăng ngày: 30-10-2012, 10:46

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và công nghệ diễn ra rộng khắp từ cuối những năm 1990 và đặc biệt là sau khi WTO ra đời vào năm 1995 thì làn sóng hội nhập kinh tế đã bùng phát mạnh mẽ với nhiều biểu hiện mới về quy mô, mức độ và phạm vi trong đó có việc hình thành các FTA khu vực hay song phương trên thế giới. So với Tây Âu và Bắc Mĩ, Đông Á được coi là khu vực đi sau trong làn sóng hội nhập kinh tế. Nhưng trong những năm gần đây cũng đang có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ theo hướng tăng cường liên kết kinh tế khu vực với hàng loạt các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song phương đã ra đời hoặc đang trong quá trình đàm phán. Một trong những hiệp định đầu tiên và quan trọng nhất của khu vực Đông Á đó là Hiệp định thương mại tự do giữa Nhật Bản và Hàn Quốc (JKFTA). Đây là một cuộc đua mang tính chính trị và nó cũng là phương tiện để hai nước láng giềng Đông Bắc Á thiết lập nên một cơ chế thể chế hóa hợp tác kinh tế và cải thiện mối quan hệ chính trị căng thẳng bấy lâu nay.