Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

30 NĂM CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC VÀ ODA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:22

Năm 2008 là năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa được tròn 30 năm. Trong 30 năm đó, những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong tăng cường sức mạnh đất nước, cải thiện dân sinh đã gắn bó chặt chẽ với môi trường bên ngoài có chuyển biến tốt. Trong đó hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản lấy viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Nhật Bản làm trung tâm đã là một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc phát triển tốc độ nhanh.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN - NGA

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:18

Từ trong quá khứ, mối quan hệ Nhật Bản – Nga đã là một mối quan hệ phức tạp. Cho đến ngày nay, cho dù đã được cải thiện song tính phức tạp đó vẫn còn hiện diện. Có lẽ tranh chấp lãnh thổ vẫn là nguyên nhân chính. Các quan hệ ngoại giao, chính trị, an ninh và kinh tế giữa hai quốc gia luôn xoay quanh vấn đề nhạy cảm đó. Bài viết sau đây tìm hiểu một số khía cạnh nhất định của quan hệ này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHÍNH SÁCH "HOA VẬN" TRÍ THỨC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:09

Thông qua lăng kính “cách ứng xử của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đối với Hoa kiều”, hy vọng những nghiên cứu ban đầu này sẽ dần  sáng tỏ những vấn đề sau:  Trung Quốc đang khai thác hiệu quả “vũ khí bí mật” của mình và bài học kinh nghiệm về các chính sách “Hoa vận” trí thức.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:05

Ở các nước công nghiệp phát triển, hiện nay hầu hết các ngành, kể cả công nghiệp nặng, đều đã duy trì một tỉ lệ quan trọng cả về lượng và chất các xí nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Trong nhiều ngành nghề, các xí nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh đạt hiệu quả cao như công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, thương nghiệp. Sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải kể đến trường hợp Nhật Bản. Bài viết này sẽ đề cập đến một số kinh nghiệm trong phát triển loại hình DNVVN ở Nhật Bản. Từ đó có một số gợi ý vận dụng vào thực tiễn của nước ta hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

LAO ĐỘNG KHÔNG CHÍNH THỨC Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:03

Sau chiến tranh, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, nguồn nhân lực trở nên thiếu hụt và các công ty Nhật Bản phải tuyển dụng những phụ nữ vốn chỉ tập trung vào nội trợ gia đình làm lao động bán thời gian. Tiếp đó, khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào năm 1991, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến nhiều công ty phải cắt giảm chi phí lao động bằng cách tuyển dụng lao động không chính thức (非正社員). Đến nay, lao động chính thức và không chính thức dường như đã trở thành hai khái niệm phổ biến trong xã hội Nhật Bản. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về lao động không chính thức ở Nhật Bản hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO HẢI PHÒNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LỢI THẾ

Đăng ngày: 20-09-2013, 15:59

Hải Phòng là thành phố loại một cấp quốc gia, được xác định là một cực trong tam giác tăng trưởng của đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều lợi thế để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, dù là so với tiềm năng hay trong tương quan với các thành phố lớn khác, FDI vào Hải Phòng chưa tương xứng. Bởi vậy, cần thiết phải tìm giải pháp phát huy các nhân tố thuận lợi để đẩy mạnh thu hút FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ SÁCH, TẠP CHÍ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ HÓA Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 15:57

Trong sự phát triển số hoá dữ liệu, sử dụng vi tính và nối mạng, vai trò của các thư viện ở Nhật Bản cũng được nhìn nhận ở mức độ cao hơn. Cụm từ “phương thức quản lý sách, tạp chí” được sử dụng với nghĩa “sao chép mục lục”. Với hình thức nối mạng, việc phân biệt các hệ thống lưu thông xuất bản, hệ thống sách, tạp chí và các hệ thống phức hợp và đơn lẻ trong việc quản lý sách, tạp chí sẽ rất mơ hồ. Vì thế, để giải quyết tình trạng này, cần thiết phải xây dựng một phương thức quản lý sách, tạp chí mới, hiện đại. Dựa vào việc phát triển số hoá dữ liệu, kết hợp với máy vi tính và nối mạng, vai trò của việc xây dựng thư mục sách trong thư viện sẽ có nhiều sự biến đổi. Các thư viện Nhật Bản phải có phương án như thế nào để đối phó với sự biến đổi đó? Phải chăng giữa các thư viện có liên quan đến kỹ thuật mới cần có sự trao đổi thông tin về hiện trạng môi trường sử dụng dữ liệu số hoá, hoặc cần có các cuộc hội thảo nhằm tìm ra đường lối của phương thức quản lý sách, tạp chí trong tương lai .

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

HỢP TÁC GIỮA CÁC TRƯỜNG, VIỆN VÀ CÔNG TY Ở NHẬT BẢN – NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 20-09-2013, 15:55

Nhật Bản không chỉ là nước có số lượng khá lớn các trường đại học (với 500 trường) mà còn là một trong những quốc gia có chất lượng đào tạo khá tốt. Hiện đã có 6 trường trong số 100 trường đại học hàng đầu thế giới, 32 trường trong số 500 trường đại học hàng đầu của thế  giới. Trước những thách thức mới trong nước và quốc tế lĩnh vực giáo dục đại học ở Nhật đang tiến hành cải cách khá mạnh mẽ, trong đó tăng cường liên kết đào tạo nghiên cứu giữa các trường, viện và các công ty được coi như một trong hướng ưu tiên nhằm tạo ra động lực mới cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Bài viết này sẽ phân tích một số kinh nghiệm về vấn đề này ở Nhật Bản hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

QUAN HỆ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ LIÊN TRIỀU

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:58

Sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia riêng biệt: Triều Tiên và Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã làm cắt đứt mọi mối liên hệ giữa hai miền Triều Tiên.  Sau 35 năm chia cắt, mối quan hệ về kinh tế mới thực sự bắt đầu và nhờ những nỗ lực hòa giải của các chính phủ trước đây, quan hệ hợp tác kinh tế thực sự được cải thiện và đã đạt được những thành tựu nhất định.  Tuy nhiên, những diễn biến trong quan hệ Liên Triều ngày càng xấu đi đã ảnh hưởng đến các quan hệ kinh tế, gây tổn hại đến nền kinh tế của cả hai nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 5

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỐI NỘI NHẬT BẢN THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Đăng ngày: 17-07-2013, 11:56

Việc thành lập một liên minh giữa Đảng Dân chủ Tự do (LDP) và Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản là một minh hoạ sinh động các rạn nứt  trong kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh trước đây đã bị tiêu tan. Và đây được coi là điểm mốc đánh dấu tính cạnh tranh giữa hai đảng. Bằng việc tham gia vào các liên minh cầm quyền, các đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội đã bị buộc phải từ bỏ nền tảng chính trị duy tâm  của mình trước đây và gánh trách nhiệm lãnh đạo Chính phủ. Đảng Dân chủ Xã hội Nhật Bản đã thay đổi các chính sách của mình theo hướng ngược lại hoàn toàn so với những gì mà họ làm trước đó.