Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỔNG GIÁO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHAEBOL HÀN QUỐC

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:23

Các tập đoàn kinh tế kiểu “chaebol” xuất hiện vào đầu những năm 60 theo chủ trương của Pak Jung-Hee. Pak Jung-Hee muốn biến đất nước Hàn Quốc – vốn không có tài nguyên gì ngoài nguồn nhân công rẻ và có kỷ luật (nhưng thiếu tay nghề) – thành một nhà máy nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Ông đã chọn ra vài chục xí nghiệp tốt căn cứ vào phẩm chất cá nhân của những người lãnh đạo, rồi tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho chúng phát triển (như cho vay vốn với lãi suất thấp, bảo lãnh cho các giao dịch quốc tế, v.v.), biến chúng thành các tập đoàn chaebol để làm đầu tàu kéo nền kinh tế của đất nước đi lên.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN Ở MÔNG CỔ

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:02

Quan hệ ngoại giao hiện nay giữa Mông Cổ và Nhật Bản là mối quan hệ tương tác tốt đẹp. Trong lịch sử, người Mông Cổ đã xây dựng được một đế chế trên khắp Châu Á và Châu Âu. Tài liệu đầu tiên ghi chép về  lịch sử giao lưu giữa Mông Cổ và Nhật Bản cho biết sự kiện năm 1268 chính là dấu mốc đầu tiên trong quan hệ hai nước. Tài liệu này cũng cho biết, người Mông Cổ đã nhiều lần cử sứ giả đến Nhật Bản và họ chính là cây cầu trung gian cung cấp thông tin trong rất nhiều lĩnh vực: phong tục, tập quán tín ngưỡng giữa hai bên. Ngoài ra, một tài liệu quý hiếm khác có thể làm rõ việc nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ. Đó là báo cáo trình lên Khan của sứ giả Triệu Lương Bật sau khi đi sứ từ Nhật trở về (ông được cử đi sứ Nhật Bản vào năm 1272 và lưu lại ở đó khoảng 1 năm). Báo cáo này được coi là tài liệu quý, nghiên cứu tương đối đầy đủ về phong tục tập quán, địa lý Nhật Bản. Như vậy, có thể nói rằng những cơ bản trong nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ đã được bắt đầu từ thế giữa thế kỷ thứ XIII dù chỉ là những nghiên cứu mang tính chất cá nhân. Nhưng thực tế, nghiên cứu Nhật Bản ở Mông Cổ chỉ thực sự khởi sắc và phát triển vững chắc từ những năm cuối thế kỷ 20, khi quan hệ ở cấp quốc gia giữa hai nhà nước bước vào giai đoạn phát triển bền vững.


 

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

NHỮNG YẾU TỐ KỲ ẢO VÀ GIẤC MƠ TRONG SÁNG TÁC CỦA Y.KAWABATA

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:59

Việc sử dụng các yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ lâu trong văn học nghệ thuật. Nhà văn sử dụng các yếu tố kỳ ảo như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực. Trong phương thức kỳ ảo, các nhà văn thường sử dụng các dạng thức khác nhau tạo nên các sắc màu phong phú đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng cốt truyện, nhân vật hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng tác phẩm. Chính cái kỳ ảo cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của tác phẩm văn học. Sáng tác của Y.Kawabata chứa đựng và đan cài nhiều yếu tố huyễn tưởng, cũ và mới, thực và ảo, sống và chết, tính hiện đại với phong cách haiku, tính siêu thực với tinh thần Thiền tông, cảm thức thẩm mỹ phương Đông với dòng ý thức... Có thể nói, trong một số tác phẩm của Y.Kawabata, nhà văn đã đưa vào và sử dụng các yếu tố kỳ ảo như một biện pháp đặc trưng mang tính nghệ thuật. Chính các sắc thái thẩm mỹ của cái kỳ ảo không hề làm giảm giá trị hiện thực của tác phẩm mà nó còn cung cấp cho chúng ta cách nhận diện về cuộc sống làm gia tăng điểm nhìn nghệ thuật và các chiều tiếp cận hiện thực.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVI – XVIII VÀ QUAN HỆ GIAO LƯU GỐM SỨ VIỆT – NHẬT

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:55

Trong tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không ít nhà nghiên cứu cho rằng đã có những thời đại huy hoàng, gắn liền với nền quân chủ thịnh trị. Các nhà sử học, nghiên cứu văn học, văn hóa học, lịch sử kinh tế, triết học v.v… từng có nhiều công trình khảo cứu công phu về các triều đại Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Lê sơ (1428-1527)(1)... Cùng với những thành tựu rực rỡ về xã hội, kinh tế và văn hóa, đây còn được coi là các “Thời đại anh hùng” bởi những chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến chống Tống (980-981, 1075-1077), 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287-1288) và kháng chiến chống Minh (1406-1427). Đó là một cách nhìn, một cách tiếp cận có phần “kinh điển” về lịch sử Việt Nam.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

HẬU CẦN (LOGISTICS) ĐÔNG BẮC Á - NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG THÚC ĐẨY NHANH DỊCH VỤ HẬU CẦN ASEAN

Đăng ngày: 28-10-2013, 14:49

ASEAN đang phải đối mặt với một môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh quyết liệt. Đó là sự cạnh tranh không chỉ giữa các công ty trong cùng một quốc gia, mà còn giữa ngành công nghiệp của các nước khác nhau. Đặc biệt sự cạnh tranh ngày càng mạnh giữa các khu vực trong lĩnh vực hậu cần - lĩnh vực mà lợi ích kinh tế có được rất lớn nhờ kết qủa gia tăng của khối lượng thương mại và đầu tư của các nước. Những nhân tố đóng góp vào mức tăng thương mại và đầu tư quốc tế bao gồm: mức tăng trưởng và sự mở cửa của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mức tăng toàn cầu hóa và tái điều chỉnh của các nước, qúa trình công nghiệp hóa vẫn tiếp tục của các nền kinh tế mới nổi lên và sự đổi mới công nghệ trong giao thông vận tải và thông tin viễn thông.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ CHẾ ĐA PHƯƠNG TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Đăng ngày: 28-10-2013, 10:31

Cơ chế đa phương là giải pháp cho các vấn đề giữa các nước, với một nhóm hành động sẵn sàng và có thể thực hiện các hoạt động có tính xây dựng cùng nhau. Lòng tin là cơ hội và cũng là nhu cầu. Có thể nói, các cơ chế đa phương “đang rơi vào khủng hoảng bởi thế giới vẫn lệ thuộc vào các quyết định của một vài người trong khi các vấn đề của thế giới cần sự can thiệp dưới dạng hành động tập thể”.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

CẢI CÁCH GIÁO DỤC NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ MINH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

Đăng ngày: 28-10-2013, 10:14

Có thể nói, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi một quốc gia.  Nhật Bản, vào những năm cuối thế kỷ XIX, là nước đã thực hiện thành công cải cách Minh Trị (1868 - 1912)) - một sự kiện trọng đại, có tính bước ngoặt làm rạng danh đất nước này. Nhờ thế, Nhật Bản đã phát triển đất nước theo con đường hiện đại hoá và tránh được sự xâm lược của các nước phương Tây vào thời Cận đại. Thành quả vĩ đại ấy là sự cộng hưởng của rất nhiều tác tố, trong đó không thể không kể đến công cuộc “cải cách giáo dục” “vai trò” to lớn của nó. Cải cách giáo dục ở Nhật Bản trong thời kỳ Minh Trị đã làm chấn động, lung lay mô hình giáo dục xưa cũ và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc Duy Tân của quốc gia này. Hơn thế, cho đến ngày nay, những tư tưởng cải cách đó vẫn còn có giá trị chiến lược có ý nghĩa thực tiễn rất sâu sắc. Không chỉ với Nhật Bản, ở Việt Nam để tăng cường những yếu tố nội lực, việc tìm hiểu cải cách giáo dục ở các nước trên thế giới là điều hết sức cần thiết trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐẶC BIỆT ASEAN - HÀN QUỐC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:38

Năm nay là năm thứ 20 Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN. Kỷ niệm quan hệ hợp tác giữa ASEAN – Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc chính thức mời lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN tới đảo Jeju từ 1/6~2/6 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc. Buổi họp báo hôm nay nhằm giới thiệu rộng rãi tới người dân Việt Nam về chương trình có ý nghĩa sâu sắc này của Hàn Quốc, chúc mừng và cùng chia sẻ ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc lần này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN: CẢI CÁCH VÀ THÀNH TỰU

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:34

Trước đây, Đài Loan phải dựa vào kỹ thuật nước ngoài để nâng cao sức sản xuất của mình. Thiết kế sản phẩm cũng do nước ngoài cung ứng, Đài Loan không có nguồn phát minh và sáng kiến nâng cao sức sản xuất. Nhưng từ cuối thế kỷ XX, nền công nghiệp Đài Loan đã chuyển hướng sang kỹ thuật cao. Vì vậy, chính phủ đã ra sức cổ vũ cho việc tăng cường thiết bị trường học và cải tiến tư liệu dạy học để phát triển mô thức giáo dục mở rộng, bồi dưỡng năng lực phát minh cải tiến, suy nghĩ độc lập của học sinh để có thể ứng phó với nhu cầu phát triển của công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN Ở AUSTRALIA

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:30

Cuối năm 2007, Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Sydney đã tiến hành một cuộc điều tra dư luận với quy mô lớn nhằm tìm hiểu về thế giới quan, ý thức về quan hệ quốc tế và suy nghĩ về chính sách của các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới. Kết quả của cuộc điều tra đã khiến giới truyền thông và các chuyên gia  trong lĩnh vực quan hệ quốc tế bất ngờ. Đặc biệt, mặc dù người Australia coi trọng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ song lại không đánh giá cao năng lực lãnh đạo của nước Mỹ. 59% người dân cho rằng có thể tin cậy vào Hoa Kỳ. Trong khi đó, những người có ấn tượng tốt về khả năng lãnh đạo của Trung Quốc là 56%, có nghĩa là mức độ gần như tương đương. Những người ủng hộ chính sách đối ngoại của Tổng thống Bush chỉ chiếm 4%, 42% người được hỏi phản đối.  Trong khi đó, 75% người dân Australia cho rằng Nhật Bản là nước có thể tin cậy nhất.