Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

VIỆT NAM HƯỚNG TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TẠI NHẬT BẢN

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:29

Chính phủ Nhật Bản từ trước đến nay vẫn không chấp nhận nhập khẩu lao động người nước ngoài đặc biệt là đối với những công việc giản đơn. Giai đoạn từ nửa cuối những năm 60 khi có hiện tượng thiếu hụt nhân lực lao động, đã từng có ý kiến đề xuất việc nhập khẩu lao động người nước ngoài, song vấn đề này không được đưa vào chương trình nghị sự quốc gia mà mới chỉ tồn tại ở dạng đề xuất ý kiến. Thời điểm này đã có một số người Đài Loan làm việc tại Nhật Bản dưới dạng hợp đồng lao động tại Okinawa, song đó đơn giản chỉ là trường hợp ngoại lệ chưa trở thành vấn đề xã hội đáng quan tâm. Trong khi đó, tại các nước tây Âu người nước ngoài làm công ăn lương đã trở thành một bộ phận không nhỏ trong lực lượng lao động của các nước này. Cho đến những năm 70, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sử dụng lao động người nước ngoài.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

VỀ CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:26

Ở Nhật Bản, nói đến công nghiệp văn hoá trước hết là nói đến các lĩnh vực như âm nhạc, truyền hình, phim ảnh, game, xuất bản, hàng thủ công, thiết kế. Trong một số trường hợp, công nghiệp văn hoá còn được hiểu gồm các lĩnh vực như kiến trúc, nghệ thuật nghe nhìn, nghệ thuật biểu diễn, thể dục thể thao, quảng cáo và văn hoá du lịch. Những ngành này có tính chất tập trung lao động dựa trên cơ sở tri thức, tạo ra việc làm và nguồn thu nhập cao. Từ chỗ nuôi dưỡng tính sáng tạo và làm nảy sinh những đổi mới, công nghiệp văn hoá có tác dụng duy trì sự đa dạng văn hoá và nâng cao hiệu quả giá trị kinh tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

Đăng ngày: 2-12-2013, 15:20

Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển với tốc độ cao. Xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản tăng trung bình 15 - 20%/ năm và xuất siêu hàng năm  khoảng 1 tỷ USD. Trong số hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, sau dệt may là mặt hàng thủy sản. Tuy nhiên, những năm tới, sau khi Việt Nam gia nhập WTO tình hình sẽ thay đổi. Bài viết này xuất phát từ những đặc điểm của thị trường Nhật Bản về hàng thủy sản sẽ đề cập các giải pháp  tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

TRUNG QUỐC VÀ TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:50

Hai thập kỷ qua Trung Quốc cùng với các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng hải (SCO) đã trải qua chặng đường dài phát triển và củng cố quan hệ. Năm 1989-1997 là thời kỳ của 22 phiên đàm phán phức tạp nhằm tạo lập sự tin tưởng cần thiết và kết quả là các nhà lãnh đạo Nga, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Kưrơgưstan, Cadăcstan và Tadgikistan đã ký kết Hiệp định Hạn chế các lực lượng vũ trang tại vùng biên giới và Về các giải pháp tin tưởng quân sự. Vào cuối thế kỷ XX đã hình thành một cơ chế cộng tác có tên gọi là “Bộ năm Thượng Hải” và năm 2001 đổi tên thành Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với việc kết nạp thêm Udơbêkistan. Theo nhận xét chung, tổ chức này mở ra giai đoạn mới trong phát triển tình hình quốc tế tại Châu Á, tạo ra trong khu vực mối quan hệ mới mang tính nguyên tắc.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

TỪ CHÍNH SÁCH “NHÌN VỀ PHƯƠNG ĐÔNG” CỦA MALAYSIA THỜI THỦ TƯỚNG MAHATHIR MOHAMAD

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:47

Trong khi giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc từng xảy ra những va chạm ngoại giao do cách nhìn quá khứ lịch sử, thì quan hệ Malaysia-Nhật Bản vẫn được miêu tả là mật thiết và hữu nghị, trừ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Mã Lai từ tháng Hai năm 1941 đến tháng Tám năm 1945, trong đó chế độ quân phiệt thống trị đã gây ra nhiều đau khổ cho đất nước và con người ở đây

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN HÀN QUỐC NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:45

Trong những thập kỷ qua, nông nghiệp Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể thông qua việc thu hẹp khoảng cách giữa năng suất lao động và mức thu nhập giữa khu vực nông thôn và thành thị, tăng cường tính cạnh tranh quốc tế thông qua tăng năng suất lao động và tích tụ ruộng đất cũng như cơ giới hoá và hiện đại hoá quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua “chính sách điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp” chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư những nguồn lực tài chính khổng lồ vào một loạt các dự án tái cơ cấu nông nghiệp. Điều này cũng đã góp phần củng cố và tăng cường về cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống canh tác cũng mang tính thương mại có hàm lượng công nghệ và vốn cao. Đồng thời, cơ cấu phân phối nông sản cũng được cải thiện trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 8

KIM-MAN-CHUNG VÀ NHỮNG TÁC PHẨM ĐỂ ĐỜI

Đăng ngày: 2-12-2013, 13:43

Kim-Man-Chung (Kim Vạn Trọng: 1637 – 1692) tự Trọng Thúc, hiệu là Tây Phố, xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi thế phiệt trâm anh. Cụ nội là Kim-Chang-Seng, một nhà nho nổi tiếng, từng là sư phụ của Sông-Si-Son, một nhân vật nổi tiếng về Lễ học thời Joseon. Ông nội là Kim-Ban, từng giữ chức Tham phán Bộ Lại. Cha là Kim-Ích-Kiêm, năm 23 tuổi (tức năm 1635) đi thi đỗ đầu sinh đồ. Sau này, con gái của anh trai Kim-Chông được phong làm Nhân kính Hoàng hậu, bởi thế, Kim-Man-Chung là thúc phụ của Hoàng hậu.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:31

Chính sách ngoại giao văn hoá của Nhật Bản được ban hành nhằm cải thiện hình ảnh và uy tín dân tộc thông qua các hoạt động văn hoá. Chính sách đó đã trải qua nhiều giai đoạn: Trong những năm 1950 và 1960, mục tiêu đặt ra là chuyển đổi hình ảnh của Nhật Bản trước chiến tranh vốn là một nước quân phiệt sang một hình ảnh mới, một quốc gia yêu hoà bình. Do đó, chính quyền Nhật Bản tập trung vào các hoạt động văn hóa như trà đạo và cắm hoa với hy vọng chúng sẽ chuyển tải được hình ảnh về một vùng trời yêu hoà bình của Nhật Bản ra thế giới. Nhiều cuốn sách của Nhật Bản đã được phân phát, trong đó đề cập đất nước Nhật Bản đương đại với những bức tranh hoa anh đào và ngọn núi Fuji phủ đầy tuyết trắng. Đó là những thông điệp với thế giới về sự thanh bình yên ả của Nhật Bản. Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, chính sách ngoại giao văn hoá tập trung vào việc tạo ra hình ảnh về một nước Nhật Bản hoà bình có nền kinh tế phát triển. Trong những năm 1970, Nhật Bản bắt đầu triển khai thêm các chính sách ngoại giao văn hoá tích cực. Sự thay đổi này được minh chứng bằng việc thiết lập Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản vào năm 1972 với số tiền tài trợ là 20 tỷ yên Nhật (sau này tăng thêm 50 tỷ). Các hoạt động chính của Quỹ là; (1) Hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật ở nước ngoài; (2) Trao đổi văn hoá, bao gồm trao đổi các diễn viên, nhạc sĩ; (3) Khuyến khích du học. Trong thời gian này cũng tạo được ấn tượng sâu sắc của sân khấu Kabuki và Noh ra cộng đồng quốc tế.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

CỘNG ĐỒNG ĐÔNG Á: ĐÁNH GIÁ TỪ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ TẠI CÁC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐÔNG Á

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:28

Thực tế cho thấy, câu chuyện chúng ta bàn luận xoay quanh chủ đề tương lai cái gọi là Cộng đồng Đông Á (EAC) vẫn chưa có hồi kết. Trong thời gian qua, từ giới học thuật, giới chức lãnh đạo (gọi là giới chính trị) và giới doanh nghiệp trong vùng đã đưa ra những luận giải  của riêng mình và tập trung phân tích, mổ xẻ các nội dung có liên quan tới tương lai EAC cả trên xây dựng mô hình lý thuyết lẫn kiểm chứng cơ sở thực tiễn. Nói về tương lai EAC và khi đặt nó trong thực tiễn bối cảnh của tiến trình liên kết và hội nhập quốc tế ở khu vực, người ta cho rằng vẫn còn thấy sự khác biệt không nhỏ trên nhiều phương diện giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Có ý kiến cho rằng, đó là một câu chuyện dài của một tương lai chưa xác định. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phản bác lại cho rằng, họ đã nhìn thấy niềm tin và có cơ sở đảm bảo cho tương lai đó trở thành hiện thực trong một tương lai không quá xa. Do đó, bàn luận về tương lai của EAC sẽ thật sự có ý nghĩa khi người ta biết lựa chọn được cách tiếp cận vấn đề sao cho nó cân bằng hay dung hòa được với các biến số khác.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 7

LAN TOẢ CÔNG NGHỆ QUA FDI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA TRUNG QUỐC VÀ MALAYSIA: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đăng ngày: 28-10-2013, 15:25

Gia nhập WTO thể hiện cam kết hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế và tạo nền tảng quan trọng cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong thời gian tới. Dòng vốn FDI tăng nhanh sẽ là cơ sở để tăng cường đóng góp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước. Không chỉ tạo ra một khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn, khu vực doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đóng góp lớn vào nâng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao động.  Đóng góp lớn nhất của FDI đối với các quốc gia đang phát triển là sự lan tỏa công nghệ (LTCN) sang các doanh nghiệp nội địa thông qua quá trình liên kết sản xuất và phân phối, thông qua hợp tác tại các hiệp hội ngành nghề,  thông qua quá trình di chuyển lao động giữa 2 khu vực và thông qua quá trình cạnh tranh và học hỏi…v.v. Tuy nhiên, hiện nay sự LTCN từ các doanh nghiệp FDI cũng như khả năng hấp thụ công nghệ (CN) của các doanh nghiệp nội địa trong nền kinh tế Việt Nam hiện còn rất hạn chế.