Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

ĐÔNG Á TĂNG TRƯỞNG CAO DO HỘI NHẬP SÂU VÀO CÁC NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:23

Có thể khẳng định rằng tất cả các nền kinh tế tăng trưởng nhanh tại Đông Á, theo công trình nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) năm1993, là nhờ thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu và thâm nhập sâu vào các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ. Ngay từ thập niên 1950, Nhật Bản đã phát động chiến dịch xuất khẩu ồ ạt. Đi sau Nhật Bản là bốn con hổ Châu Á bắt đầu xuất khẩu các hàng hoá tiêu dùng của mình sang thị trường phương Tây vào thập niên 1960. Làn sóng tăng trưởng xuất khẩu thứ ba của Đông Á vào đầu thập niên 1980 là từ các nước NIE. Không lâu sau đó, Trung Quốc và một số nền kinh tế nhỏ hơn ở Đông Á tiếp tục đi theo.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HÀN QUỐC NHỮNG GỢI Ý VÀ LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:22

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Hàn Quốc đối đầu với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) trong điều kiện Hàn Quốc thua kém Bắc Triều Tiên về cả tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển, mô hình Chủ nghĩa Xã hội ở Bắc Triều Tiên với tốc độ tăng trưởng phi mã lúc đó đã gây những ấn tượng và tình cảm mạnh mẽ đối với người dân Hàn Quốc. Do vậy, để đuổi kịp và cạnh tranh được với Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc buộc phải tìm kiếm một mô hình phát triển tăng trưởng cao, có sự khác biệt nhất định với chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI CỦA NHẬT BẢN VAI TRÒ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:19

Toàn cầu hoá kinh tế được thông qua một kênh chủ yếu đó là hoạt động thương mại tự do. Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Các hoạt động thương mại không còn thuần tuý được điều tiết bởi quan hệ cung cầu trên thị trường quốc tế, mà còn chịu sự điều chỉnh của chính phủ. Tự do hoá thương mại chính là loại bỏ các biện pháp hạn chế hay bảo hộ thương mại của  chính phủ.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:17

Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia Châu Á có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, cùng chịu ảnh hưởng của dòng văn hóa phương Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21-09-1973, kể từ đó đến nay mối quan hệ thắm tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác toàn diện ngày càng được tăng cường, đáp ứng  với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước. Bài viết này góp phần tìm hiểu về  thực trạng quan hệ Việt – Nhật những năm đầu thế kỷ XXI.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

TÂN THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN NAOTO KAN

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:14

Bộ trưởng tài chính Naoto Kan trở thành Thủ tướng thứ năm của Nhật Bản trong vòng 4 năm qua. Ngày 4 tháng 6, ông Kan được bầu là Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) kế nhiệm ông Yukio Hatoyama, người đã rút khỏi chức vụ Thủ tướng và Chủ tịch của một đảng chiếm số đông tại Hạ viện Nhật Bản. Ngay trong ngày hôm đó, trong đảng DPJ, Kan đã được xác định là sẽ làm Thủ tướng, chuyển từ chức vụ Phó thủ tướng thành Thủ tướng thứ hai của DPJ. Ông sẽ tìm cách để tồn tại lâu hơn 4 người tiền nhiệm, những người không ai tại vị được đủ một năm.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 7

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC NHÌN TỪ ASEAN

Đăng ngày: 30-09-2014, 03:11

ASEAN là tổ chức Hợp tác của các nước khu vực Đông Nam Á, bao gồm 5 nước lục địa (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma và Thái Lan) và 5 nước hải đảo (Malaixia, Brunây, Xingapo, Inđônêxia và Philippin). Hơn 40 năm thành lập và phát triển, ASEAN ngày càng vững mạnh, phát huy tác dụng duy trì hòa bình và ổn định để phát triển kinh tế khu vực, có chính sách ngoại giao uyển chuyển và linh hoạt, vị trí ASEAN ngày càng quan trọng trong khu vực Đông Á và trên thế giới. Trong chính sách ngoại giao với các nước láng giềng, quan hệ với các nước ASEAN cũng là một trong những ưu tiên quan trọng hàng đầu của ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc là nước lớn ở khu vực Đông Á, là láng giềng kề cận, quan hệ với Trung Quốc có vị trí quan trọng đối với các nước ASEAN, tìm hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với khu vực có ý nghĩa quan trọng và giúp chúng ta có nhìn nhận đúng về Trung Quốc từ đó có chiến lược để “chung sống hòa bình” với người láng giềng khổng lồ này.