Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

KINH TẾ NHẬT BẢN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:59

Sau hơn một thập kỷ mất mát do suy thoái kinh tế kể từ sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng đầu những năm 1990, tiếp theo là sự gánh chịu những hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009 với những suy giảm nghiêm trọng chưa từng có so với hàng chục năm trước đó, nền kinh tế Nhật Bản kể từ giữa năm 2009 đến nay đã có sự chuyển biến rất đáng khích lệ, đặc biệt là trong 6 tháng vừa qua.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NHẬT

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:54

“Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử để thỏa mãn chính nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người”, với ý nghĩa đó, nội dung văn hóa vật chất trong Nhân học (hiểu một cách tương đối) là ẩm thực, trang phục, nhà cửa, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển đi lại, vũ khí, nhạc cụ dân gian. Như vậy, có khá nhiều vấn đề cần tiếp cận và lý giải song trong phạm vi một bài viết, chúng tôi chỉ có thể giới hạn ở những lĩnh vực cơ bản nhất là ẩm thực, trang phục, nhà cửa truyền thống của người Nhật Bản, do vậy, về mặt thời gian được xác định (một cách tương đối) từ xưa cho đến năm 1945 khi quốc gia này bước vào thời Hiện đại (1945- nay).

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

CỦNG CỐ QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ NHẬT BẢN - MỘT ƯU TIÊN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:46

Nhận thức về quan hệ quốc tế của chính quyền hiện nay ở Hàn Quốc khác xa với những người tiền nhiệm. Tổng thống Lee Myung Pak cho rằng Hàn Quốc đã trải qua một thập kỷ “mất mát” về kinh tế và chính sách đối ngoại. Hàn Quốc không thể áp dụng những gì đã làm trong quá khứ cho tình hình hiện nay vì bối cảnh quốc tế đã thay đổi, và vẫn còn nhiều thách thức đang ở phía trước. Nhiều nhà phân tích chính trị quốc tế cho rằng, chính quyền hiện nay ở Hàn Quốc phải lường được những khó khăn phức tạp cả ở trong nước và quốc tế, đồng thời phải có những điều chỉnh thích hợp mới có thể đạt tới những mục tiêu đã vạch ra trong chính sách đối ngoại.

Bài viết tạp chí » Năm 2010 » Số 6

NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG “LÊN ĐỒNG” CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ “KUT” CỦA NGƯỜI HÀN

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:43

Trong văn hóa dân gian Việt Nam và Hàn Quốc, các loại hình tín ngưỡng mang yếu tố shaman giáo đóng một vai trò khá quan trọng, trong đó lên đồng của người Việt và kut (굿) của người Hàn là những ví dụ tiêu biểu.Trước hết, cả kut và lên đồng đều không phải là một tín ngưỡng độc lập mà chỉ là một nghi lễ quan trọng và điển hình của một loại hình tín ngưỡng khác.