Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐA DẠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:52

Thảo luận về đa dạng hoá nguồn nhân lực lần đầu tiên được bắt đầu tại Mỹ và trong nhiều thập niên vấn đề quản lý nguồn nhân lực đa dạng đã trở thành một chủ đề chính trong các doanh nghiệp Mỹ. Ngày nay, không chỉ tại nước Mỹ mà ở hầu khắp các nước trên thế giới, cùng với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ và sự phát triển kinh tế xuyên quốc gia, sự tăng nhanh số nhân viên ngoại quốc, sự tham gia sôi nổi của nữ giới vào hoạt động kinh tế. v.v… đã trở thành hiện tượng phổ biến. Điều này đã làm biến đổi thành phần của nguồn nhân lực dẫn tới hình thành nên nguồn nhân lực đa dạng và phương thức quản lý đa dạng tại các quốc gia. Lực lượng lao động và vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có những biến đổi tương tự.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở THEO MÔ HÌNH DỰ ÁN CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á

Đăng ngày: 19-09-2014, 11:50

Đầu tư nhà ở theo mô hình dự án là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ... vào việc sử dụng nhà ở theo kế hoạch và phương án cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra. Ở nước ta hiện nay, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển đô thị, nhu cầu về nhà ở tại các khu đô thị tăng lên nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề này đã có nhiều hình thức đầu tư phát triển nhà ở, song thực tiễn cho thấy các mô hình đầu tư phát triển nhà ở nước ta đang bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, tham khảo kinh nghiệm của một số nước châu Á có điều kiện tương đồng với Việt Nam về vấn đề này với mục tiêu đáp ứng hài hoà về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu của người dân và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước là vấn đề rất có ý nghĩa.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐẶC BIỆT ASEAN - HÀN QUỐC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:38

Năm nay là năm thứ 20 Hàn Quốc thiết lập quan hệ đối thoại với ASEAN. Kỷ niệm quan hệ hợp tác giữa ASEAN – Hàn Quốc, Chính phủ Hàn Quốc chính thức mời lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN tới đảo Jeju từ 1/6~2/6 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc. Buổi họp báo hôm nay nhằm giới thiệu rộng rãi tới người dân Việt Nam về chương trình có ý nghĩa sâu sắc này của Hàn Quốc, chúc mừng và cùng chia sẻ ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt ASEAN - Hàn Quốc lần này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

GIÁO DỤC ĐÀI LOAN: CẢI CÁCH VÀ THÀNH TỰU

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:34

Trước đây, Đài Loan phải dựa vào kỹ thuật nước ngoài để nâng cao sức sản xuất của mình. Thiết kế sản phẩm cũng do nước ngoài cung ứng, Đài Loan không có nguồn phát minh và sáng kiến nâng cao sức sản xuất. Nhưng từ cuối thế kỷ XX, nền công nghiệp Đài Loan đã chuyển hướng sang kỹ thuật cao. Vì vậy, chính phủ đã ra sức cổ vũ cho việc tăng cường thiết bị trường học và cải tiến tư liệu dạy học để phát triển mô thức giáo dục mở rộng, bồi dưỡng năng lực phát minh cải tiến, suy nghĩ độc lập của học sinh để có thể ứng phó với nhu cầu phát triển của công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN Ở AUSTRALIA

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:30

Cuối năm 2007, Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Sydney đã tiến hành một cuộc điều tra dư luận với quy mô lớn nhằm tìm hiểu về thế giới quan, ý thức về quan hệ quốc tế và suy nghĩ về chính sách của các nhà lãnh đạo các nước trên thế giới. Kết quả của cuộc điều tra đã khiến giới truyền thông và các chuyên gia  trong lĩnh vực quan hệ quốc tế bất ngờ. Đặc biệt, mặc dù người Australia coi trọng quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ song lại không đánh giá cao năng lực lãnh đạo của nước Mỹ. 59% người dân cho rằng có thể tin cậy vào Hoa Kỳ. Trong khi đó, những người có ấn tượng tốt về khả năng lãnh đạo của Trung Quốc là 56%, có nghĩa là mức độ gần như tương đương. Những người ủng hộ chính sách đối ngoại của Tổng thống Bush chỉ chiếm 4%, 42% người được hỏi phản đối.  Trong khi đó, 75% người dân Australia cho rằng Nhật Bản là nước có thể tin cậy nhất.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

30 NĂM CẢI CÁCH MỞ CỬA CỦA TRUNG QUỐC VÀ ODA CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:22

Năm 2008 là năm Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa được tròn 30 năm. Trong 30 năm đó, những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong tăng cường sức mạnh đất nước, cải thiện dân sinh đã gắn bó chặt chẽ với môi trường bên ngoài có chuyển biến tốt. Trong đó hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản lấy viện trợ phát triển (ODA) của Chính phủ Nhật Bản làm trung tâm đã là một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc phát triển tốc độ nhanh.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ NHẬT BẢN - NGA

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:18

Từ trong quá khứ, mối quan hệ Nhật Bản – Nga đã là một mối quan hệ phức tạp. Cho đến ngày nay, cho dù đã được cải thiện song tính phức tạp đó vẫn còn hiện diện. Có lẽ tranh chấp lãnh thổ vẫn là nguyên nhân chính. Các quan hệ ngoại giao, chính trị, an ninh và kinh tế giữa hai quốc gia luôn xoay quanh vấn đề nhạy cảm đó. Bài viết sau đây tìm hiểu một số khía cạnh nhất định của quan hệ này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VỀ CHÍNH SÁCH "HOA VẬN" TRÍ THỨC

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:09

Thông qua lăng kính “cách ứng xử của Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đối với Hoa kiều”, hy vọng những nghiên cứu ban đầu này sẽ dần  sáng tỏ những vấn đề sau:  Trung Quốc đang khai thác hiệu quả “vũ khí bí mật” của mình và bài học kinh nghiệm về các chính sách “Hoa vận” trí thức.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:05

Ở các nước công nghiệp phát triển, hiện nay hầu hết các ngành, kể cả công nghiệp nặng, đều đã duy trì một tỉ lệ quan trọng cả về lượng và chất các xí nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Trong nhiều ngành nghề, các xí nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh đạt hiệu quả cao như công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, thương nghiệp. Sự thành công của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) phải kể đến trường hợp Nhật Bản. Bài viết này sẽ đề cập đến một số kinh nghiệm trong phát triển loại hình DNVVN ở Nhật Bản. Từ đó có một số gợi ý vận dụng vào thực tiễn của nước ta hiện nay.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 6

LAO ĐỘNG KHÔNG CHÍNH THỨC Ở NHẬT BẢN

Đăng ngày: 20-09-2013, 16:03

Sau chiến tranh, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp, nguồn nhân lực trở nên thiếu hụt và các công ty Nhật Bản phải tuyển dụng những phụ nữ vốn chỉ tập trung vào nội trợ gia đình làm lao động bán thời gian. Tiếp đó, khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ vào năm 1991, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến nhiều công ty phải cắt giảm chi phí lao động bằng cách tuyển dụng lao động không chính thức (非正社員). Đến nay, lao động chính thức và không chính thức dường như đã trở thành hai khái niệm phổ biến trong xã hội Nhật Bản. Bài viết này bước đầu tìm hiểu về lao động không chính thức ở Nhật Bản hiện nay.

Trang trước 1 2 Trang sau