Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH LẠNH - NHỮNG NGUYÊN NHÂN THÚC ĐẨY

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:22

Một nguyên nhân cơ bản của cuộc cải cách  chính trị ở Nhật Bản được thừa nhận là việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Cần phải thừa nhận rằng Chiến tranh Lạnh đã tạo ra hệ thống chính trị Nhật Bản năm 1955 khi đó xung đột chính trị hay liên kết đã được định rõ bởi sự hợp tác hay bất hợp tác giữa Đảng Dân chủ Tự do và Đảng Xã hội Nhật Bản. Do đó, việc kết thúc Chiến tranh Lạnh đã khiến cho hệ thống này bị tổn thương nghiêm trọng. Trước hết, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã kéo theo chấm dứt sự đối đầu của hai hệ thống chính trị, làm giảm nhiệt của những xung đột tư tưởng giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ tại Nhật Bản. Thứ hai, sự thất bại của Chủ nghĩa Cộng sản đã làm giảm sự hấp dẫn và sự tín nhiệm của phái tả truyền thống tại Nhật Bản. Vào những năm 1950, để thách thức về uy lực Phái tả đã khích động những người bảo thủ hợp nhất và thiết lập hệ thống một Đảng có ưu thế hơn.Tiếp đến, đó là sự suy yếu của phái thân tả trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do. Vì vậy, liên minh chính trị giữa các nhóm Đảng cầm quyền và Đảng đối lập trở nên lỏng lẻo hơn. Cuối cùng, sự xuất hiện các thách thức quốc tế mới đã khuấy động một số các vấn đề chính trị chủ chốt nhằm thay đổi hệ thống chính trị để Nhật Bản có thể đối phó với những thách thức bên ngoài này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

XỬ LÝ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ĐỂ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI VÙNG BIÊN CƯƠNG: KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:20

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, nó có quy luật tự sinh, tự phát triển và tự diệt vong. Tôn giáo ra đời và phát triển từ hàng nghìn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Đối với Trung Quốc, vấn đề này cũng không ngoại lệ. Trong 30 năm cải cách mở cửa, các nhà nghiên cứu, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên trì lấy quan điểm mácxít về tôn giáo làm tư tưởng chỉ đạo, đồng thời tất cả những gì có giá trị và phù hợp với nhân tố khoa học của tôn giáo phi macxit cũng được tổng kết và tiếp thu một cách hợp lý nhằm làm chỗ dựa cho việc xây dựng và phát triển quan điểm macxit về tôn giáo, nhằm góp phần tăng cường quan hệ máu thịt giữa Đảng với quần chúng, tăng cường đoàn kết dân tộc, xây dựng “bốn văn minh”, đảm bảo xã hội ổn định, bảo vệ an ninh và thống nhất Tổ quốc.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

TÍNH GIÁO DỤC CỦA KAMISHIBAI

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:18

Kamishibai là một tài sản văn hóa độc đáo của người Nhật Bản. Khác với truyện tranh - vốn được cấu tạo bằng tranh vẽ và ngôn từ, trên thế giới nước nào cũng có, Kamishibai của người Nhật khá đặc biệt. Ở Kamishibai, thông qua lời nói và động tác của người dẫn truyện, hiệu quả của “vở kịch một người diễn” được phát huy, làm cho câu chuyện trở nên vô cùng sống động. Khác với chỉ đơn thuần nghe kể một câu chuyện, trẻ em thấy dễ hiểu hơn, dễ dàng cảm thụ được niềm vui và tri thức từ những vở kịch Kamishibai. Tai và mắt đều phải cùng làm việc, trẻ em bước chân vào những thế giới hãy còn bí ẩn, cảm nhận niềm vui được khám phá câu chuyện.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:14

Phát triển kinh tế bền vững là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đó là sự biến đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nền kinh tế gắn với việc bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội và sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường. Nhằm đảm bảo chiến lược phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những động thái tích cực để tạo ra sự phát triển kinh tế bền vững. Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế bền vững của một số nước, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược duy trì phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững ở Việt Nam là vấn đề cần được lưu tâm.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

CƠ CẤU XÃ HỘI NHẬT BẢN THỜI CẬN THẾ

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:11

Cuối thời kỳ Muromachi (1338 - 1573) trong bối cảnh đất nước đang còn nội chiến,  nền kinh tế không  tránh khỏi những trở ngại trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, không vì thế mà kinh tế thụt lùi so với thời kỳ trước mà trái lại có nhiều khởi sắc trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngoại thương... Về nông nghiệp, có những tiến bộ về mặt kỹ thuật như việc sử dụng sức kéo, giống cây trồng phong phú, đặc biệt đất trồng trọt tăng đáng kể nhờ kế hoạch khai khẩn đất hoang. Sự phát triển của nông nghiệp đã góp phần thúc đẩy một số ngành nghề thủ công như: chế tạo kim khí, vũ khí, nghề dệt, đồ gốm, xây dựng... ngày càng mở rộng. Về thương nghiệp, có bước phát triển mới với việc thành lập các phường hội của thương nhân. Nền nội thương phát triển khi thương nhân được khuyến khích bởi hệ thống thuế khóa, được đi lại tự do. Buôn bán thông qua họp chợ đã khá phát triển không chỉ ở các đô thị mà ở cả các vùng xa xôi. Sự tăng trưởng của việc buôn bán và tích lũy của cải của tầng lớp thương nhân có thể chưa làm giảm được xu thế tự trị của các lãnh chúa phong kiến nhưng đã thoát ra khỏi tình trạng tự cấp tự túc.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

VÀI NÉT SO SÁNH VỀ NHÂN VẬT THA HOÁ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA AKUTAGAWA (NHẬT BẢN) VÀ CỦA NAM CAO (VIỆT NAM)

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:09

So sánh văn học Nhật Bản và văn học Việt Nam là một vấn đề còn khá mới. Trên tạp chí Nghiên cứu văn học, gần đây xuất hiện hai bài viết so sánh văn học cổ Việt Nam và Nhật Bản của Đoàn Lê Giang với tiêu đề: So sánh quan niệm văn học trong văn học cổ Việt Nam và văn học cổ Nhật BảnBasho - Nguyễn Trãi - Nguyễn Du những hồn thơ đồng điệu. Trong bài viết này, chúng tôi muốn tiếp tục hướng nghiên cứu trên bằng việc so sánh nhân vật tha hoá trong truyện ngắn của hai nhà văn Akutagawa và Nam Cao.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

KAIZEN NHẬT BẢN: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:07

Triết lý quản lý của người Nhật - Kaizen đã được áp dụng rộng rãi và thành công tại các công ty Nhật trong vòng hơn 50 năm qua, đóng góp lớn vào sự phát triển của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Kaizen chỉ mới phổ biến trong vài năm gần đây và chỉ một số ít các doanh nghiệp quan tâm đến triết lý quản lý này. Bởi vậy, Kaizen chưa trở thành một triết lý quan trọng, chưa được hiểu và áp dụng đúng tại các công ty. Bài viết này xin góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về tầm quan trọng của Kaizen – CẢI TIẾN LIÊN TỤC cũng như cách thức triển khai triết lý này trong hoạt động kinh doanh.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

THÀNH PHẦN TỘC NGƯỜI Ở MÔNG CỔ

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:05

Tư liệu sớm nhất và có giá trị nhất về người Mông Cổ được tìm thấy trong nguồn sử liệu của Mông Cổ “Mongol-un niguca tobciyan” (Kho tàng truyện cổ tích Mông Cổ) vào khoảng những năm 1240. Các nguồn sử liệu của Trung Quốc thế kỷ XIII cũng như những cuốn Biên niên sử của  Mông Cổ từ những năm thế kỷ XVII-XX đều là những tài liệu quý giúp cho việc nghiên cứu lịch sử tộc người thời gian đó.

Trong các tác phẩm của các nhà khoa học và những nhà thám hiểm Nga, nhất là của các nhà Dân tộc học Nga, v.v…chứa đựng nhiều tài liệu dân tộc học về người Mông Cổ, cụ thể là về thành phần tộc người và những đặc điểm về lối sống của họ. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến thành phần tộc người, sự phân bố dân cư cũng như các quá trình hình thành dân tộc của cư dân Mông Cổ.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 4

CÁC HÌNH THỨC SO SÁNH TRONG TIẾNG NHẬT

Đăng ngày: 3-06-2013, 04:01

Các hình thức so sánh hay cách nói so sánh giữa cái này với cái kia, giữa việc này với việc kia về khả năng, sở thích, thời gian, mức độ v.v…trong tiếng Nhật phần lớn được sử dụng các mẫu câu để diễn tả. Vì vậy, người học cần nắm vững các dạng mẫu câu để nói, hỏi và trả lời. Nếu người học nắm chắc các dạng mẫu câu mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây thì chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy tiếng Nhật “kể ra cũng không đến nỗi …”, thậm chí khi sử dụng được sẽ cảm thấy dễ dàng và thú vị.