Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

KHỦNG HOẢNG KINH TẾ MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - NHẬT BẢN

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:21

Hệ thống tài chính ngân hàng của Mỹ cuối năm 2007 và năm 2008 đột nhiên lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng chưa từng có, hàng trăm tỷ USD đã tiêu tan, sự lây lan vẫn chưa chấm dứt, hậu quả vẫn chưa lường hết. Tuy nhiên, không phải cuộc khủng hoảng xảy ra một cách ngẫu nhiên, khách quan từ những nguyên nhân bên ngoài mà nó bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan nội tại của nền kinh tế Mỹ. Hay nói chính xác hơn, nó xuất phát từ cơ chế cho vay quá dễ dãi (cho vay dưới chuẩn) của các tổ chức tín dụng, ngân hàng Mỹ. Cơn sốt “dot.com” đã giúp nhiều người giàu to. Tiền bạc thừa thãi, họ đổ vào địa ốc khiến nhà cửa quanh những vùng công nghiệp cao như thung lũng Silicon tăng giá vùn vụt và làn sóng tăng giá dần dần lan rộng khắp nước Mỹ. Khi cái bong bóng "dot.com" đột ngột tan vỡ, nhiều công ty đóng cửa, số người mất việc gia tăng và mãi lực suy sụp.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

TRUNG QUỐC VÀ AN NINH BIỂN ĐÔNG

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:16

Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành một hiện tượng trên thế giới. Mọi  động thái của Trung Quốc diễn ra trong nước và trên quốc tế đều được dư luận thế giới và khu vực quan tâm. Với tư cách là nước lớn, có biên giới biển với nhiều nước trong khu vực biển Đông, những chủ trương, chính sách của Trung Quốc liên quan đến an ninh trong khu vực này có một ý nghĩa to lớn, không chỉ mang tính khu vực thuần tuý. Bài viết sẽ phân tích vai trò của Trung Quốc trong vấn đề an ninh khu vực biển Đông, bao gồm: Quan điểm về an ninh vùng biển Đông trong bối cảnh an ninh Đông Á nói chung; chủ trương, chính sách của Trung Quốc đối với an ninh vùng biển Đông trong bối cảnh khu vực và quốc tế mới; việc thực thi những chủ trương chính sách an ninh vùng biển Đông của Trung Quốc: hiện trạng và triển vọng.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

VỀ VẤN ĐỀ ĐỀN YASUKUNI

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:12

Cách đây không lâu, quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Hàn Quốc đã trải qua một thời kỳ sóng gió, chủ yếu do ba “vấn đề lịch sử”: (1) phụ nữ Triều Tiên bị bắt vào quân đội Nhật Bản để “giải trí” cho binh lính thời kỳ Đại chiến Thế giới II, (2) một số sách giáo khoa lịch sử Nhật Bản biện hộ cho cuộc xâm lược và chiếm đóng của quân đội Nhật trong thời kỳ này, và (3) cuộc viếng thăm Đền Yasukuni của các thủ tướng Nhật Bản. Mối liên quan phức tạp giữa Đền Yasukuni với cuộc xâm chiếm trước kia của đế chế Nhật Bản đã gợi trong tâm trí người Trung Quốc và Hàn Quốc những ký ức đau buồn về chủ nghĩa thực dân Nhật Bản. Trong con mắt những người này, nước Nhật từng là kẻ thù xâm lược, do đấy quan hệ song phương còn bị nhiều vướng mắc, hợp tác trong khu vực không được thực hiện thuận lợi.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

SỰ TIẾP NHẬN VĂN HỌC NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:10

Trong hoạt động văn học, cùng với mối quan hệ giữa tác phẩm với hiện thực, tác phẩm với nhà văn, mối quan hệ giữa tác phẩm và bạn đọc cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình vận hành từ hiện thực - nhà văn - tác phẩm đến bạn đọc. Nghiên cứu quá trình tiếp nhận văn học những tác phẩm văn chương đối với độc giả trong những thập niên vừa qua cho đến ngày nay vẫn là một vấn đề hãy còn mới mẻ và hấp dẫn ở nước ta. Tuy nhiên, khi nói đến tiếp nhận văn học, chúng ta không chỉ nghiên cứu sự tiếp nhận của độc giả Việt Nam đối với văn học dân tộc qua các thời kỳ mà còn phải nghiên cứu quá trình tiếp nhận những tinh hoa của văn học thế giới nhằm bổ sung, làm phong phú, đa dạng nền văn học nước nhà.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

YOSHIMOTO BANANA – NHÀ VĂN CỦA LÒNG NHÂN ÁI VÀ NHỮNG TỔN THƯƠNG TINH THẦN

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:08

Yoshimoto Banana là một trong văn nữ đương đại nổi tiếng nhất hiện nay ở Nhật Bản. Cùng với Murakami Haruki, Murakami Ryu, cô có tên trong danh sách ba nhà văn Nhật Bản có sách được xuất bản ở nước ngoài nhiều nhất hiện nay. Xuất hiện trên văn đàn lần đầu tiên với tiểu thuyết đầu tay “Kitchen” ngay lập tức Yoshimoto đã làm nên một “Bananamaria” tạm dịch là Hội chứng Banana” trên toàn thế giới.

 

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở VIỆT NAM TRƯỚC LÀN SÓNG ĐẦU TƯ MỚI CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:06

Vốn FDI từ Nhật Bản đã trở thành một động lực quan trọng cho sự tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam, khi Nhật luôn đứng ở tốp đầu trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các công ty xuyên Quốc gia (TNCs) Nhật Bản hoạt động ở Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau với những mục đích và chiến lược khác nhau. Theo kết quả của những cuộc điều tra, khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp Nhật, nhà xuất bản Toyo Keizai là một trong số những tổ chức của Nhật hàng hàng năm xuất bản kết quả khảo sát các doanh nghiệp của họ qua các phiếu điều tra gửi đến các doanh nghiệp hoạt động tại hải ngoại, trong đó có Việt Nam, có tới 42% số doanh nghiệp tham gia điều tra cho biết họ nhắm đến việc khai thác lực lượng lao động của Việt Nam, vốn có giá rẻ và có chất lượng.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN TRIỀU TIÊN: BƯỚC ĐỘT PHÁ HƯỚNG TỚI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Đăng ngày: 23-04-2013, 03:04

Với “biện pháp 1 tháng 7 năm 2002”, Triều Tiên thực hiện cách tiếp cận chính sách quyết liệt hơn nhằm điều chỉnh giá cả sát với thực tế. Kết quả là, giá hàng hóa và tiền lương tăng đáng kể trong khi giá bán do nhà nước quy định cho nông sản được bãi bỏ có lợi cho mức giá do các thị trường của nông dân quyết định. Đồng thời, tỉ giá hối đoái tăng vọt từ mốc cố định trong thời gian dài trước đây 2,2 won một USD lên khoảng 150 won. Việc thực thi những biện pháp này đã khiến giá cả và tiền lương tăng mạnh- trong một số trường hợp cao gấp hơn 100 lần, quả thật đã gây ra cú sốc không chỉ đối với dân chúng mà còn với các quan chức nhà nước. Thực tế cho thấy là biện pháp này không phải là chương trình ứng biến mà là sáng kiến chính sách được thực thi sau một thời kỳ chuẩn bị kéo dài, bao gồm thảo luận sâu rộng về những lựa chọn chính sách kinh tế khác nhau từ giữa thập kỷ 1990 và các nghiên cứu chuyên sâu sau đó về những vấn đề liên quan. Trên một góc độ nào đó, có thể nói, đây thực sự là bước đột phá và mang hình dạng kiểu “liệu pháp trị sốc” mà Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trải qua trong quá khứ.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 2

NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN TỪ GÓC ĐỘ NGHIÊN CỨU KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Đăng ngày: 23-04-2013, 02:48

Từ những năm 1990 đến nay, mối quan tâm của người Việt Nam đối với Nhật Bản ngày càng tăng. Điều đó thể hiện qua việc xuất hiện một loạt các cơ sở đào tạo tiếng Nhật và đặc biệt là việc thành lập Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (nay là Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và Bộ môn Nhật Bản học tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Từ những năm 2000 đến nay, khuynh hướng chuyển từ đào tạo tiếng Nhật sang kết hợp đào tạo Văn hóa và Ngôn ngữ Nhật Bản hay đào tạo Nhật Bản học được nhiều trường đại học của Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh đó, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách khái quát về lịch sử nghiên cứu về Nhật Bản nói chung, từ đó thử đưa ra một vài suy nghĩ về tình hình đào tào và nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam nói riêng.