Trang chủ

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:15

Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn với 85% dân số sống bằng nghề nông và đánh bắt cá, thu nhập bình quân đầu người dưới 200 USD vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã trở thành một nước công nghiệp với 85% dân số sống ở đô thị vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Hàn Quốc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vào năm 1998 và là nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn thứ 10 trên thế giới cho dù Hàn Quốc là một nước nhỏ nếu tính theo diện tích lãnh thổ và dân số (chỉ bằng 1/3 diện tích và 1/2 dân số của Việt Nam). Kỳ tích phát triển kinh tế thập kỷ 70, 80, 90 thế kỷ trước của Hàn Quốc đã được cả thế giới biết đến và Hàn Quốc đã trở thành một trong bốn con rồng Châu Á. Tuy nhiên cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế nhanh thì  phá hủy môi trường cũng diễn ra với tốc độ nhanh. Bài viết này nhằm tập trung phân tích thực trạng môi trường và những biện pháp chính sách mà Hàn Quốc đã thực thi để giải quyết các vấn đề về môi trường.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ Ý NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH HÀN – MỸ

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:13

Ngày 19.11, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ B.Obama tại Phủ Tổng thống Hàn Quốc. Mặc dù đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của Tổng thống Obama, nhưng trước đó hai nhà lãnh đạo đã từng gặp nhau nhiều lần tại các hội nghị quốc tế như Hội nghị Thượng đỉnh Washington hồi tháng 6 và Hội nghị G20 v.v... Đồng thời, việc thực hiện hài hòa chính sách giữa hai chính phủ đang diễn ra rất tốt đẹp. Chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Obama lần này đã phản ánh đúng thực tế mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Mỹ, cho nên mặc dù đây là chuyến thăm ngắn nhưng cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo đã kết thúc rất thành công và thông qua đó đã tạo nên cơ hội thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị và sự tin tưởng giữa hai nước.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DẠNG THỨC ĐIÊU KHẮC PHẬT ĐÁ TRUYỀN THỐNG TRÊN BÁN ĐẢO HÀN (NÉT ĐẶC THÙ VÀ CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU)

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:11

Những mẫu cổ nhất của nền nghệ thuật điêu khắc trên Bán đảo Hàn là những tảng đá được chạm trổ trên bờ sông Pangudae thuộc tỉnh Gyeongsangbuk và những hình người, súc vật làm bắng đất sét, xương, đá, được tìm thấy ở một vài nơi thuộc thời đồ đá mới. Những hình mẫu tương tự như thế cũng được tạo ra rất nhiều từ đất nung, đất sét, đá, đồng .. trong thời đại đồ đồng. Điều này chứng tỏ điêu khắc đã phát triển cả về số và chất lượng tại ba vương quốc trước khi Phật giáo Đại Thừa du nhập vào Bán đảo Hàn qua sự truyền giáo của các nhà sư Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc vào thế kỳ 4.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, AN NINH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC QUÝ II NĂM 2009 – QUA NHỮNG CON SỐ VÀ SỰ KIỆN

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:09

Quý II năm 2009 tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu tích cực hơn quý I, nhất là quan hệ giữa các nước lớn trên những vấn đề chiến lược. Bài viết xin nêu một số nội dung chủ yếu để bạn đọc tham khảo.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

CHIẾN LƯỢC, SÁCH LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG CHƯA CÓ HỒI KẾT

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:07

Liên quan đến Bán đảo Triều Tiên nói chung và vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên nói riêng, có lẽ hơn bất kỳ nước nào khác, Trung Quốc là nước có vai trò và tác động lớn đối với vấn đề này. Thời gian qua, Trung Quốc đã cung cấp cho  Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) phần lớn nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực. Trung Quốc lo ngại cuộc chiến tranh nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên sẽ làm mất ổn định khu vực này và dòng người tỵ nạn chắc chắn sẽ tới Trung Quốc, sự thống nhất hai miền Triều Tiên với sự có mặt của quân đội Mỹ ở ngay cửa ngõ của mình làm Trung Quốc bất an. Trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc chỉ ủng hộ những nỗ lực ngoại giao và khi cần thiết gây áp lực với CHDCND Triều Tiên để tránh xảy ra những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NGA, TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THỂ KỶ XXI

Đăng ngày: 3-03-2014, 12:04

Mặc dù chỉ là một khu vực thuộc Châu Á song Đông Á lại là một khu vực quan trọng và rất phức tạp, bởi nơi đây tập trung nhiều nước lớn. Chính vì thế mà cục diện chính trị Đông Á, ở mức độ nào đó là hình ảnh thu nhỏ của cục diện thế giới, chứa đựng những tính chất, những biến đổi cũng như những xu hướng của quan hệ quốc tế. Vị trí, vai trò và quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực với nhau là những mối quan hệ đặc biệt, đan chéo, cài lồng; vừa mang màu sắc chính trị lại vừa có màu sắc an ninh; vừa song phương lại vừa có cả trong đa phương, đồng thời tác động rất lớn đến toàn bộ khu vực, thế giới. Và các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản đều đã có những sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu riêng của mình trong cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

CÁCH DÙNG ĐỘNG TỪ "SURU"

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:56

Trong tiếng Nhật có nhiều loại động từ. Động từ “suru” thuộc nhóm động từ đặc biệt gồm có hai động từ “kuru” và “suru”. Người Nhật chia các loại động từ thành ba nhóm: nhóm 1 là động từ 5 đoạn, nhóm 2 là động từ 1 đoạn, nhóm 3 là động từ đặc biệt. Sở dĩ gọi nhóm 3 là nhóm động từ đặc biệt vì chỉ có hai động từ và cách chia giữa hai động từ cũng không hoàn toàn giống nhau, tất nhiên chỉ giống nhóm 2 là cắt đuôi mà thôi.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

CHIẾN LƯỢC MỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HÀN QUỐC TRONG THỜI GIAN 2004 – 2020

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:53

Hàn Quốc đất hẹp người đông, tài nguyên khan hiếm, nhưng nhờ chính sách phát triển kinh tế năng động của chính phủ trong thời gian qua, nên đã đưa nền kinh tế Hàn Quốc trở thành một trong bốn nền kinh tế phát triển nổi trội ở khu vực Đông Bắc Á, được xếp vào hàng thứ 11 trong số các nền kinh tế phát triển mạnh hiện nay. Đạt được như vậy, theo báo giới, chủ yếu là nhờ nước này có chính sách công nghiệp định hướng xuất khẩu năng động, đổi mới kịp thời với những tiến bộ khoa học công nghệ. Trào lưu khu vực hoá và toàn cầu hoá các nền kinh tế trên quy mô toàn thế giới, cho phép hàng hoá Hàn Quốc chẳng những cạnh tranh được với các mặt hàng cùng loại tiêu thụ trên thị trường nội địa Hàn Quốc mà cả ở thị trường nước ngoài.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG VÀ TÁC ĐỘNG

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:51

Trong khoảng 15 năm qua, sự phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn của Trung Quốc đã thu hút sự quan tâm nhiều hơn của đông đảo dư luận quốc tế. Đầu những năm 2000, khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) ra đời, các nước trong khu vực lại tạo ra mối quan tâm lớn trong giới khoa học, giới chính trị gia ở các trung tâm kinh tế như Mỹ, EU và Nhật Bản. Hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng là chủ đề mới giữa Trung Quốc và ASEAN. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Có làm thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận cũng như chủ trương, định hướng trao đổi kinh tế, hợp tác chính trị giữa Mỹ với các nước trong khu vực hay không? Vẫn biết đây là chủ đề mới, lại bàn đến một số khía cạnh nhạy cảm trong quan hệ kinh tế chính trị quốc tế, chính vì vậy bài viết cố gắng phân tích, đưa ra những định hướng, dự báo dẫn chứng gần xa, ít nhiều liên quan đến vấn đề này.

Bài viết tạp chí » Năm 2009 » Số 11

NGƯỜI NHẬT Ở HỘI AN THẾ KỶ XVI-XVII

Đăng ngày: 3-03-2014, 11:49

Được sự đồng ý của chúa Nguyễn, người Nhật tiến hành chọn đất và xây dựng khu phố của mình gọi là “Nhật Bản phố” cùng với “Đường Nhân phố” của thương nhân Trung Hoa. Năm 1618, Giáo sĩ dòng Tên người Ý là Cristophoro Borri đến Hội An, ông viết: “Thành phố ấy gọi là Faifo (Hội An), một thành phố lớn đến độ có thể nói là có đến hai thành phố, một phố của người Tàu, một phố của người Nhật. Mỗi phố có khu vực riêng, có quan cai trị riêng và sống theo tập tục riêng. Người Tàu có luật lệ và phong tục của người Tàu, người Nhật cũng vậy”.